Giá cà phê tăng bất chấp tín hiệu tích cực về nguồn cung
Kết thúc phiên giao dịch ngày 14/9, sắc xanh bảo phủ lên bảng giá các mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp.
Bất chấp dữ liệu xuất khẩu cà phê tăng cao trong tháng 8 tại Brazil và tồn kho cà phê trên Sở ICE đang có tín hiệu tích cực, giá 2 mặt hàng cà phê vẫn ghi nhận mức tăng lần lượt 1,35% với Arabica và 0,65% với Robusta.
Brazil đã xuất khẩu 3,67 triệu bao cà phê loại 60kg trong tháng 8, trong đó có 3,35 triệu bao cà phê nhân, tăng 33,3% so với cung kỳ năm 2022, theo Hiệp hội Những nhà Xuất khẩu Cà phê Brazil (CECAFE).
Hình minh họa |
Hơn nữa, tồn kho Arabica đạt chuẩn trên Sởi ICE-US giữ nguyên tại mức 442.548 bao loại 60kg và đi kèm với 19.820 bao đang chờ phân loại khi kết phiên 13/9, trong khi, tồn kho Robusta trên Sở ICE-EU tăng thêm 680 tấn, lên mức 36.450 tấn.
Giá 2 mặt hàng đường hồi phục trở lại với mức tăng lần lượt 1,66% của đường 11 và 1,08% của đường trắng. Lo ngại sản lượng thấp tại Ấn Độ sẽ khiến thâm hụt cán cân cung – cầu đường toàn cầu và quốc gia nàuy có thể cấm xuất khẩu đường trong niên vụu 2023/24.
Bang Maharashtra, nơi chiếm hơn 1/3 tổng sản lượng đường của Ấn Độ, dự kiến sản xuất 9 triệu tấn đường, giảm 14% so với mức 10,5 triệu tấn trong niên vụ 2022/23, theo chủ tịch Hiệp hội các nhà máy đường Tây Ấn Độ. Lượng mưa thấp hơn 59% so với bình thường trong tháng 8 vừa qua khiến cho cây mía đường không đạt năng suất tối đa là nguyên nhân chính khiến sản lượng đường ở mức thấp.
Tương tự như các mặt hàng khác trong nhóm, giá bông kết phiên hôm qua với mức tăng 1,05% so với tham chiếu. Giá dầu tăng lên mức cao nhất trong 10 tháng đã kéo theo sự đi lên của giá bông, dù cho đồng USD vẫn mạnh lên.
Giá dầu tăng thêm gần 2% trong phiên hôm qua, lên giao dịch tại mức cao nhất kể từ ngày 7/11, khiến Polyester, chất thay thế chính của bông trở nên đắt đỏ hơn. Điều này khiến cho lực mua đối với bông tự nhiên tăng lên, từ đó kéo giá bông tăng.
Giá dầu cọ ghi nhận phiên khởi sắc thứ 2 liên tiếp, với mức tăng gần 1% sau khi kết thúc phiên hôm qua. Triển vọng nhu cầu tích cực hơn từ Ấn Độ là yếu tố chính thúc đẩy lực mua đối với mặt hàng này.
Hiệp hội các nhà chiết xuất dung môi Ấn Độ cho biết, nước này đã nhập khẩu 1,13 triệu tấn dầu cọ trong tháng 08, tăng 3,9% so với tháng trước đó. Đây là mức nhập khẩu dầu cọ cao nhất trong vòng 9 tháng của quốc gia này, trong bối cảnh các nhà máy tinh chế tăng cường mua hàng để bổ sung kho dự trữ trước thềm các lễ hội.