Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Đại hội đồng IPU-146
Bế mạc Đại hội đồng IPU-132: Thông qua Tuyên bố Hà Nội IPU-132 thành công góp phần nâng cao vị thế của Quốc hội Việt Nam |
Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) lần thứ 146 đã khai mạc trọng thể tại thủ đô Manama của Bahrain, với sự tham dự của khoảng 2.000 đại biểu đến từ gần 140 quốc gia, trong đó có 44 Chủ tịch Quốc hội và gần 30 Phó Chủ tịch Quốc hội.
Tham dự và phát biểu khai mạc Hội nghị có Chủ tịch Thượng viện Bahrain Ali Bin Saleh Alsaleh, Chủ tịch IPU Duarte Pacheco, Tổng thư ký IPU Martin Chungong. Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres gửi phát biểu qua băng ghi hình tới Hội nghị.
![]() |
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres phát biểu qua băng ghi hình tại hội nghị. |
Theo phóng viên TTXVN đưa tin từ Manama, Bahrain, đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Trưởng đoàn đã tham dự Lễ Khai mạc Đại hội đồng. Trước đó, Đoàn đã tham dự cuộc họp ASEAN+3 và cuộc họp Nhóm địa chính trị châu Á-Thái Bình Dương; tham gia họp Diễn đàn nữ nghị sĩ. Trong các ngày tiếp theo, Đoàn sẽ tham dự các phiên họp toàn thể của Đại hội đồng, Hội đồng Điều hành, các Ủy ban Thường trực, Diễn đàn nghị sĩ trẻ và các hoạt động bên lề của Hội nghị.
![]() |
Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Trưởng đoàn tham dự Đại hội đồng IPU-146. |
Đại hội đồng IPU-146 và các hội nghị liên quan, diễn ra từ ngày 11-15/3, sẽ tập trung thảo luận chủ đề chung "Thúc đẩy sự chung sống hòa bình và các xã hội bao trùm: Chống lại sự không khoan dung". Các đại biểu từ các nghị viện, bao gồm các phái đoàn từ các quốc gia đang trong tình trạng xung đột, cũng sẽ tham gia một loạt phiên họp quan trọng, bao gồm phiên thỏa luận về chủ đề khẩn cấp; phiên họp đặc biệt về trách nhiệm giải trình trong việc thực hiện các quyết định của IPU; phiên họp chuyên đề về các vấn đề an ninh liên quan đến chống chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan bạo lực; phiên họp toàn thể thỏa luận dự thảo nghị quyết về những nỗ lực của nghị viện trong việc đạt được cân bằng carbon âm của rừng. Đại hội đồng cũng sẽ thảo luận, quyết đinh và thông qua dự thảo nghị quyết về "Tấn công mạng và tội phạm mạng: Những nguy cơ mới đối với an ninh toàn cầu".
Đại hội đồng IPU-146 diễn ra trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những diễn biến phức tạp và khó lường. Các điểm nóng vẫn chưa được giải quyết và tình trạng xung đột tiếp diễn tại nhiều khu vực trên thế giới. Chỉ số Hòa bình Toàn cầu hiện đã ở mức thấp nhất trong 15 năm qua. Các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, chiến tranh cục bộ, tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ và tài nguyên cùng với những thách thức toàn cầu liên quan đến biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh… tiếp tục diễn biến phức tạp, làm chậm quá trình phục hồi và phát triển kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống của người dân trên toàn thế giới. Trong bối cảnh đó, mục tiêu thúc đẩy "cùng chung sống hòa bình và các xã hội bao trùm” có ý nghĩa cấp thiết hơn bao giờ hết, đòi hỏi nỗ lực và sự chung tay của cộng đồng quốc tế và các cơ quan lập pháp cùng đoàn kết, hành động nhằm hiện thực hóa Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên hợp quốc và Chiến lược hành động của IPU vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững.
Được thành lập năm 1889 với trụ sở chính đặt tại Geneva (Thụy Sĩ), IPU là một trong những tổ chức đa phương lâu đời nhất thế giới. IPU hiện có 179 nghị viện thành viên và 14 tổ chức nghị viện khu vực, với sứ mệnh thúc đẩy hòa bình, dân chủ và phát triển bền vững trên toàn thế giới. Tổ chức liên nghị viện toàn cầu này còn giúp các nghị viện trở nên mạnh hơn, trẻ hơn, cân bằng giới hơn và mang tính đại diện hơn. IPU cũng bảo vệ nhân quyền của các nghị sĩ thông qua Ủy ban về Nhân quyền của Nghị sĩ.
Tin mới cập nhật

'Chìa khóa' để doanh nghiệp Việt bứt phá trong hội nhập

Việt Nam-Singapore nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Kim ngạch nhập khẩu của Argentina từ Việt Nam tăng 206%

Thách thức bủa vây, làm gì để xuất khẩu gỗ đạt 18 tỷ USD?

Các nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam

Tăng hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hóa chất

Việt Nam xuất siêu gấp đôi sang thị trường CPTPP

Hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào chuyển biến tích cực

Kim ngạch thương mại Việt Nam-Campuchia ước đạt 10 tỷ USD

Doanh nghiệp Việt Nam cần chuyển đổi xanh để hàng hóa có cơ hội vào thị trường New Zealand
Tin khác

Thương mại Việt Nam - Nhật Bản: Tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA song phương, đa phương

Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tận dụng hệ sinh thái hiệp định thương mại tự do tăng xuất khẩu dệt may

Hệ sinh thái tận dụng FTA là sự sáng tạo, ‘làn gió mới’ trong tận dụng ưu đãi từ các FTA

Chiến dịch ANNEX trao đổi thông tin hải quan tăng cường kiểm soát phòng, chống ma túy

Chuyên gia nhận định về kịch bản kinh tế của Việt Nam sau bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ

Tận dụng các FTA ngành cà phê: Chìa khóa ‘vàng’ để doanh nghiệp Việt mở cửa xuất khẩu

Giải pháp nào để sản phẩm thương hiệu Việt định vị tại 'sân chơi' ngoại?

Doanh nghiệp Đức tiếp tục mở rộng đầu tư và cam kết phát triển bền vững tại Việt Nam

Tăng khả năng cạnh tranh cho hàng nông sản: Chuyển mạnh xuất khẩu từ thô sang tinh
Đọc nhiều

Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Sun Group động thổ Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên tại Thanh Hóa

Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phục hồi ngoạn mục

Ngành thời trang chiếm áp đảo doanh số thương mại điện tử

Nhận định chứng khoán 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới

Nhận định chứng khoán 22/4: Nhịp hồi phục quay lại

Hành khách đi máy bay dịp lễ 30/4-1/5 cần lưu ý gì?

Honda Việt Nam nhận giải thưởng Rồng Vàng 2025: Hướng trọng tâm vào phát triển xanh
