Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Số lượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp tăng 8-10%/năm
Ngày 9/3/2023, Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị Sở hữu trí tuệ toàn quốc năm 2023 nhằm tổng kết, đánh giá công tác quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ năm 2022, đưa ra những định hướng lớn cho hoạt động sở hữu trí tuệ năm 2023.
![]() |
Hội nghị Sở hữu trí tuệ toàn quốc năm 2023 |
Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, sở hữu trí tuệ chính là công cụ đắc lực để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia nên việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh.
“Đây là động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hút chuyển giao công nghệ, đầu tư nước ngoài, là công cụ hữu hiệu để các nhà khoa học nuôi dưỡng và phát triển năng lực đổi mới sáng tạo góp phần tạo ra nhiều tài sản có giá trị cho xã hội. Ở Việt Nam điều này thể hiện qua số lượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp hằng năm tăng trung bình 8 - 10%” - ông Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh.
Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định rõ mục tiêu và tầm nhìn đến năm 2030, Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hoá, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ.
Với quyết tâm thực hiện thành công mục tiêu Nghị quyết của Bộ Chính trị đã đề ra, trong thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành nhiều quyết sách quan trọng, với mục tiêu, định hướng đưa Thừa Thiên Huế phát triển nhanh trên nền tảng kinh tế tri thức, phát triển bền vững trên nền tảng văn hóa, trở thành một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học - công nghệ.
Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành các chính sách mới, quan trọng về hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hỗ trợ cải tiến, đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và một số chương trình, đề án quan trọng để triển khai trong thời gian tới.
Thừa Thiên Huế rất chú trọng đẩy mạnh phát triển tài sản trí tuệ gắn với phát triển thị trường khoa học và công nghệ. Tập trung phát triển khoa học và công nghệ theo cơ chế thị trường, lấy doanh nghiệp làm trọng tâm. Hỗ trợ, nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp trên địa bàn.
Đến nay toàn tỉnh có 2.041 đơn đăng ký nhãn hiệu, đã được cấp 1.196 Giấy chứng nhận nhãn hiệu; trong 107 đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đã được cấp 82 văn bằng bảo hộ độc quyền; trong 80 đơn đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích đã được cấp 18 văn bằng bảo hộ độc quyền.
Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có 2 chỉ dẫn địa lý (tinh dầu tràm Huế, nón lá Huế), 5 nhãn hiệu chứng nhận (Bún bò Huế, thủ công mỹ nghệ Huế, Festival nghề truyền thống, nông sản Nam Đông, Giải thưởng Cố Đô về khoa học công nghệ) và 49 nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm tôm chua Huế, bún Vân Cù, gạo đỏ Quảng Điền, làng nghề nước mắm An Dương, Dèng A Lưới, Cam Nam Đông, Gạo Phú Hồ, Ném Điền Hương... Hiện tại đang làm thủ tục bảo hộ 02 chỉ dẫn địa lý và nhiều nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể khác.
Nhằm nâng cao chất lượng, uy tín và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tích cực tổ chức nhiều hoạt động, hội thảo khoa học; hỗ trợ các ngành, địa phương đề xuất, triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ sở hữu trí tuệ
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ trong cuộc sống, là động lực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và phát triển bền vững, tỉnh đã ban hành các văn bản nhằm thúc đẩy hoạt động quản lý sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh như: Quy định một số chính sách hỗ trợ đổi mới, cải tiến công nghệ, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2021 - 2030.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cùng các đại biểu tham quan các gian hàng được trưng bày tại Hội nghị Sở hữu trí tuệ toàn quốc năm 2023 |
Đến nay đã hỗ trợ cho trên 100 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thông qua các hoạt động bảo hộ thương hiệu sản phẩm, gải pháp hữu ích, sáng chế, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; UBND tỉnh đã phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025 (theo Quyết định 2898/QĐ-UBND ngày 16/11/2020 của UBND tỉnh).
Thừa Thiên Huế mong muốn Bộ Khoa học và Công nghệ quan tâm, ủng hộ, tạo điều kiện hỗ trợ Đại học Huế sớm trở thành Đại học Quốc gia và là Trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ mạnh của cả nước và khu vực Đông Nam Á, đưa Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế sớm trở thành Trung tâm Công nghệ sinh học Quốc gia khu vực miền Trung.
Hỗ trợ Bệnh viện Trung ương Huế, cùng với Trường Đại học Y-dược Huế sớm trở thành Trung tâm Y học cao cấp, trung tâm đào tạo nguồn lực y tế chất lượng cao, có thương hiệu quốc tế bằng các chương trình, dự án KH&CN cấp quốc gia. "Bên cạnh đó, tiếp tục quan tâm, hỗ trợ tỉnh trong việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho các sản phẩm chủ lực ra nước ngoài, đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia" - ông Nguyễn Văn Phương kiến nghị.
Ông Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, Nghị quyết Đại hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm của khoa học và công nghệ Việt Nam là “hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là pháp luật về bảo hộ sở hữu trí tuệ”.
Hiện nay, Luật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi, bổ sung với nhiều nội dung được đánh giá là có tính đột phá. Nhiệm vụ trước mắt là khẩn trương hoàn thiện các văn bản hướng dẫn luật để luật sớm đi vào cuộc sống.
Bên cạnh đó, hiện nay, Bộ đang khẩn trương tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 20 về khoa học và công nghệ, cũng như đang xây dựng đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013. Đây đều là các chủ trương, pháp luật rất căn cốt của ngành khoa học và công nghệ.
Bên cạnh hoạt động xác lập, bảo hộ tài sản trí tuệ, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt đề nghị tăng cường hơn nữa việc đề xuất và triển khai các chính sách nhằm khuyến khích hoạt động khai thác tài sản trí tuệ. Đây chắc chắn là một trong các giải pháp đột phá để Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đổi mới sáng tạo, cũng như tạo các điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, viện, trường thực hiện hoạt động đổi mới sáng tạo (biến tri thức thành của cải, vật chất, phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước).
Đây cũng là nội dung ngành khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ rất kỳ vọng vào sự vào cuộc mạnh mẽ của các doanh nghiệp, các viện, trường với tinh thần “doanh nghiệp là trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia; viện, trường là các chủ thể nghiên cứu mạnh”.
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị thảo luận các giải pháp nhằm tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sở hữu trí tuệ, coi đây là một trong những giải pháp đột phá nhằm giải quyết dứt điểm tổn động trong hoạt động xác lập, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong thời gian tới; tiếp tục chủ động, tích cực tham gia đàm phán các nội dung về sở hữu trí tuệ trong các hiệp định thương mại; đảm bảo thực thi nghiêm túc các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Tin mới cập nhật

Việt Nam dẫn đầu ứng dụng AI trong thương mại điện tử

Từ khóa nào được tìm kiếm nhiều nhất trong quý I/2025?

Doanh nghiệp Việt với AI: Xu thế tất yếu hay bài toán nan giải?

Công nghệ số, thương mại điện tử dẫn dắt kinh tế

Google, Meta, TikTok đã đóng bao nhiêu tiền thuế trong tháng 2/2025?

Shopee và TikTok Shop đồng loạt tăng phí: Nhà nhà lao đao

Có gì trong chiến dịch ‘An tâm mua sắm'?

Doanh nghiệp hiến kế thúc đẩy thương mại điện tử Lào Cai

Các sàn thương mại điện tử điều chỉnh tăng phí như thế nào?

Infographic | Bộ Công Thương cảnh báo gia tăng lừa đảo trên mạng
Tin khác

Táo đỏ đạt doanh thu cao trên sàn thương mại điện tử

Những xu hướng tấn công mạng nào nổi bật năm 2025?

Doanh thu thương mại điện tử năm 2024 đạt 318.900 tỷ đồng

Tech Awards 2024 nhấn mạnh câu chuyện trí tuệ nhân tạo

'Đòn bẩy' cho doanh nghiệp công nghệ số bứt phá

Đà Nẵng: Chủ thể sản xuất nông sản, sản phẩm OCOP lưu ý gì khi livestream bán hàng?

Ninh Thuận: Đẩy mạnh thương mại điện tử cho các sản phẩm nông sản

Lào Cai đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử

Năm 2024, doanh thu ngành game đạt khoảng 12.500 tỷ đồng

Lâm Đồng đứng đầu 5 tỉnh Tây Nguyên về chỉ số phát triển thương mại điện tử
Đọc nhiều

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

Mơ vàng đầu vụ: 'Vàng non' giá cao vẫn 'cháy hàng'

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Cận kề nghỉ lễ 30/4 – 1/5, vé máy bay nội địa 'cháy hàng'

Nghỉ lễ 30/4 – 1/5: Gợi ý điểm đến vừa đẹp, vừa hợp túi tiền

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Infographic | Quy trình, thủ tục kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Nhận định chứng khoán 10/4: Hạ tỷ trọng về mức an toàn

Quảng Nam giảm giá tour đến 50% hút khách du lịch
