2 ưu tiên lựa chọn phát triển để Bắc Ninh sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh để đánh giá tình hình, kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời gian qua.
Thủ tướng dự lễ khởi công 3 tuyến đường có ý nghĩa lớn với Bắc Ninh và Hà Nội Thủ tướng mong Samsung có thêm lãnh đạo, quản lý người Việt

Thủ tướng gợi ý Bắc Ninh ưu tiên lựa chọn phát triển dựa vào nguồn lực con người, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và phát huy mạnh mẽ truyền thống văn hóa, lịch sử, xây dựng Bắc Ninh phát triển nhanh và bền vững, nhanh chóng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đóng vai trò đô thị vệ tinh của Thủ đô Hà Nội.

2 ưu tiên lựa chọn phát triển để Bắc Ninh sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương - Ảnh 1.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chiều ngày 30/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh để đánh giá tình hình, kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời gian qua và đề ra phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới; giải quyết một số kiến nghị của tỉnh.

Cùng tham dự cuộc làm việc có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và địa phương.

GRDP bình quân đầu người đứng thứ 3 cả nước

Các báo cáo, ý kiến tại cuộc làm việc thống nhất đánh giá, những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã nỗ lực phấn đấu và đạt được những kết quả tích cực, khá toàn diện.

Trong giai đoạn 2021-2022, GRDP của tỉnh tăng cao (2021 tăng 6,9%, 2022 tăng 7,39%). Trong đó, năm 2022, khu vực công nghiệp tăng 6,93%, dịch vụ tăng 13,67%, nông nghiệp tăng 0,52%.

2 ưu tiên lựa chọn phát triển để Bắc Ninh sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương - Ảnh 2.

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang báo cáo tại buổi làm việc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Quy mô kinh tế tỉnh năm 2022 đạt gần 250.000 tỷ đồng, đứng thứ 9 cả nước; GRDP bình quân đầu người đứng thứ 3 cả nước; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực (tỉ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 76,5%, dịch vụ chiếm 17,22%, nông nghiệp chiếm 2,53%).

Giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước (năm 2022 là gần 1,35 triệu tỷ). Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ở mức cao, đứng thứ 2 cả nước (năm 2021 đạt 83,2 tỷ USD, xuất siêu 6,6 tỷ USD; năm 2022 đạt 83,7 tỷ USD, xuất siêu 6,5 tỷ USD). Thu hút FDI tốt, hiện tổng vốn đầu tư FDI đạt 24,2 tỷ USD, đứng thứ 6 cả nước.

Nhiều chỉ số cải cách hành chính thuộc nhóm dẫn đầu cả nước. Năm 2022, PCI xếp thứ 7/63, chỉ số Xanh cấp tỉnh thứ 3/63. Chuyển đổi số được đẩy mạnh; chỉ số chuyển đổi số (DTI) năm 2022 xếp thứ 7/63.

Bắc Ninh là tỉnh đầu tiên xuất hiện dịch COVID-19 trong đợt bùng phát lần thứ tư với đặc thù nhiều khu công nghiệp, công nhân đông, di chuyển phức tạp. Tỉnh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả với nhiều giải pháp linh hoạt, sáng tạo và đã kiểm soát tốt dịch COVID-19. Đồng thời, hỗ trợ kịp thời các doanh nghiệp, đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Các lĩnh vực văn hóa-xã hội, y tế, giáo dục đào tạo, an sinh xã hội được quan tâm, đời sống người dân được nâng cao. Tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 77%, đứng thứ 3 cả nước. Tỉ lệ hộ nghèo thấp, chỉ 0,94% (giảm 0,1% so với năm 2020).

Trong 7 tháng đầu năm 2023, trong bối cảnh hết sức khó khăn do yếu tố khách quan là chủ yếu, tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh vẫn có nhiều điểm sáng. Sản xuất có dấu hiệu phục hồi, chỉ số sản xuất công nghiệp-IIP từ tháng 3/2023 đến nay theo xu hướng tháng sau cao hơn tháng trước, tháng 7 có tốc độ tăng cao nhất, tăng 23,84% so với tháng 6.

2 ưu tiên lựa chọn phát triển để Bắc Ninh sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
2 ưu tiên lựa chọn phát triển để Bắc Ninh sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
2 ưu tiên lựa chọn phát triển để Bắc Ninh sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
2 ưu tiên lựa chọn phát triển để Bắc Ninh sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Các ý kiến tại cuộc làm việc thống nhất đánh giá, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã nỗ lực phấn đấu và đạt được những kết quả tích cực, khá toàn diện - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt gần 53,7 nghìn tỷ đồng, tăng gần 21% so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động là 2.637 doanh nghiệp, lớn hơn số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 1.425 doanh nghiệp. Vốn FDI đăng ký mới 7 tháng đạt 768,8 triệu USD, tăng gần 4,6 lần so với cùng kỳ. Tổng dư nợ tín dụng đến cuối tháng 7 tăng 10,7% so với cùng kỳ.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, lao động, bảo đảm an sinh xã hội được quan tâm. Là tỉnh triển khai "Tỉnh an toàn giao thông", tai nạn giao thông giảm trên cả 3 tiêu chí. Chất lượng giáo dục mũi nhọn tiếp tục khẳng định vị thế tốp đầu cả nước. Quốc phòng, an ninh được giữ vững; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Tỉnh có thêm 2 thị xã Thuận Thành và Quế Võ.

Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được chú trọng; năng lực lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp được nâng lên.

Vùng đất địa linh nhân kiệt, tiềm năng phát triển to lớn

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính cơ bản đồng tình với các báo cáo, đánh giá tại cuộc làm việc; ghi nhận, biểu dương nỗ lực và kết quả đạt được của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bắc Ninh, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của cả nước.

Dành nhiều thời gian phân tích về tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của Bắc Ninh, Thủ tướng và các đại biểu nêu rõ, Bắc Ninh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và là cửa ngõ phía đông bắc của Thủ đô, tiếp giáp với các trung tâm kinh tế lớn của phía bắc.

Tỉnh có nhiều tiềm năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong nước và tận dụng được nguồn nhân lực chất lượng cao của vùng Thủ đô.

2 ưu tiên lựa chọn phát triển để Bắc Ninh sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
2 ưu tiên lựa chọn phát triển để Bắc Ninh sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Các đại biểu nêu rõ, Bắc Ninh có nhiều tiềm năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong nước và tận dụng được nguồn nhân lực chất lượng cao của vùng Thủ đô - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bắc Ninh có diện tích tự nhiên nhỏ nhất Việt Nam (822,7 km2) nhưng dân số gần 1,5 triệu người (đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố), mật độ dân số cao thứ 3/63 tỉnh, thành phố (chỉ sau Hà Nội và TPHCM).

Hệ thống đường cao tốc Hà Nội - Bắc Ninh, các tuyến đường quan trọng kết nối các trung tâm kinh tế phía bắc; nằm trong hai hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; có đường sông thuận lợi nối với các vùng lân cận; gần sân bay quốc tế Nội Bài, cảng biển Hải Phòng và các trung tâm kinh tế lớn miền Bắc, thuận lợi cho giao thương.

Hệ thống khu, cụm công nghiệp phát triển nhanh, là điểm sáng trong thu hút FDI. Với 26 cụm công nghiệp có tổng diện tích gần 900 ha, Bắc Ninh sở hữu mặt bằng sản xuất lớn thu hút các nhà đầu tư tầm cỡ trong nước và quốc tế.

2 ưu tiên lựa chọn phát triển để Bắc Ninh sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương - Ảnh 5.
Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn phát biểu tại cuộc làm việc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hệ thống kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông, điện, nước, nhà ở… được triển khai xây dựng đồng bộ. Môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, tốc độ phát triển doanh nghiệp và kinh tế - xã hội ở mức cao.

Tiềm năng phát triển du lịch lớn với nền văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, chiều sâu giá trị văn hóa của ngàn năm lịch sử vun bồi, của những di tích lịch sử, đình đền chùa và các công trình kiến trúc nghệ thuật cổ.

Bắc Ninh là vùng đất địa linh nhân kiệt, vùng Kinh Bắc có 17 trạng nguyên và 622 tiến sĩ; giàu truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm, thời kỳ nào cũng có nhiều danh nhân có đóng góp lớn cho đất nước.

Bắc Ninh có kho tàng văn hoá dân gian - nổi tiếng với dân ca quan họ - trung tâm Kinh Bắc xưa (có hơn 300 lễ hội lớn nhỏ, 41 lễ hội được duy trì hàng năm, như hội chùa Dâu, hội Lim, hội Đền Đô, hội đền Bà Chúa Kho,...).

Tỉnh có nhiều công trình văn hoá nghệ thuật đặc sắc, dân ca quan họ trữ tình đằm thắm, dòng nghệ thuật tạo hình, tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng... Nhiều làng nghề truyền thống (với 62 làng nghề như làng tranh Đông Hồ, làng gỗ mỹ nghệ Phù Khê, làng gốm Phù Lãng, làng gò đúc đồng Đại Bái,...).

Con người Bắc Ninh "trọng chữ tình", yêu nước, thượng võ; cần cù, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất, tinh xảo hoạt bát trong giao thương buôn bán; thông minh hiếu học và giàu truyền thống khoa bảng; say mê các hoạt động và sáng tạo nhiều giá trị văn hóa nghệ thuật tiêu biểu và đặc sắc…

Theo Thủ tướng, nhận diện và khai thác hiệu quả những tiềm năng khác biệt, lợi thế so sánh, cơ hội nổi trội, Bắc Ninh sẽ phát triển nhanh, bền vững, đáp ứng kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, sớm trở thành một thành phố văn minh, hiện đại.

2 ưu tiên lựa chọn phát triển để Bắc Ninh sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương - Ảnh 6.
Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương nỗ lực và kết quả đạt được của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bắc Ninh - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Suy giảm tăng trưởng chủ yếu do nguyên nhân khách quan

Bên cạnh những kết quả rất cơ bản, Thủ tướng và các đại biểu nêu rõ một số tồn tại, hạn chế của Bắc Ninh. Tăng trưởng kinh tế những tháng đầu năm 2023 giảm sâu (6 tháng GRDP giảm 12,59%). Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 7 tháng giảm 16,62%.

Công tác giải ngân đầu tư công cần cố gắng nhiều hơn; công tác quy hoạch cần khẩn trương hơn; việc giải phóng mặt bằng còn khó khăn… Tổng vốn FDI vào Bắc Ninh trong 7 tháng 2023 đạt hơn 1 tỷ USD, giảm 32,4% so với cùng kỳ. Hạ tầng kết nối vùng còn yếu và thiếu. Việc đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao; cải cách hành chính cần nỗ lực hơn nữa.

Thủ tướng cho rằng, tỉnh cần phân tích sâu hơn nguyên nhân của những hạn chế, từ đó có biện pháp, giải pháp khắc phục sớm, hiệu quả. Theo đó, tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh trong những tháng đầu năm suy giảm sâu do nguyên nhân khách quan là chủ yếu, do tình hình kinh tế thế giới khó khăn, nhất là nhu cầu trên thị trường thế giới đối với các sản phẩm mà Bắc Ninh có thế mạnh bị suy giảm.

Ngược lại, nhiều vấn đề có nguyên nhân chủ quan do ý thức, trách nhiệm thực thi công vụ của một bộ phận cán bộ, công chức chưa cao, còn đùn đẩy, né tránh, chờ đợi; không dám làm; không chịu làm.

2 ưu tiên lựa chọn phát triển để Bắc Ninh sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương - Ảnh 7.
Thủ tướng gợi ý 2 ưu tiên lựa chọn cho Bắc Ninh - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát huy vai trò đô thị vệ tinh của Thủ đô Hà Nội

Về phương hướng thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ, xây dựng Bắc Ninh phát triển nhanh và bền vững, nhanh chóng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đóng vai trò đô thị vệ tinh của Hà Nội - đây là lợi thế và cũng là thách thức của tỉnh.

Thủ tướng nhấn mạnh một số quan điểm chỉ đạo, điều hành, mà trước hết là cần tiếp tục quán triệt, triển khai hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX; Nghị quyết 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng. Bám sát đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Cùng với đó, Bắc Ninh cần tận dụng, phát huy tối đa những tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh. Thủ tướng gợi ý 2 ưu tiên lựa chọn cho Bắc Ninh gồm: Thứ nhất, phát triển dựa chủ yếu vào nguồn lực con người, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, tập trung cho những ngành mới nổi như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ… Thứ hai, phát triển trên cơ sở phát huy mạnh mẽ truyền thống văn hóa, lịch sử phong phú, hào hùng.

Bắc Ninh cần chú trọng phát triển hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa kinh tế, văn hóa - xã hội và bảo vệ môi trường gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh; không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Tỉnh cần phát huy mạnh mẽ tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, đi lên từ bàn tay, khối óc, vươn lên mạnh mẽ bằng sức mạnh nội sinh, không trông chờ, ỷ lại.

Tiếp tục tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh; đề nghị các đồng chí lãnh đạo tỉnh phải coi đây là nhiệm vụ chính trị cần được tập trung ưu tiên thực hiện.

Tăng cường phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi của cấp dưới. Khuyến khích và bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Tập trung tái cấu trúc nền kinh tế để phát triển nhanh, bền vững với quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn, làm việc có trọng tâm, trọng điểm hơn, làm việc nào dứt điểm việc đó.

Chú trọng công tác xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống cơ quan hành chính đoàn kết, thống nhất, liêm chính, dân chủ, hành động, hiệu quả. Trong chỉ đạo, điều hành, cần lấy người dân làm trung tâm, làm chủ thể, là mục tiêu, là nguồn lực, là động lực phát triển. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên. Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, trong sạch, tận tụy, vì nhân dân phục vụ. Tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

2 ưu tiên lựa chọn phát triển để Bắc Ninh sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương - Ảnh 8.
Thủ tướng: Bắc Ninh cần tận dụng, phát huy tối đa những tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

"Quy hoạch đi trước, xây dựng đi sau, trồng cây trước, xây nhà sau"

Về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu tỉnh tiếp tục quán triệt, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; triển khai thực hiện hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong Kế hoạch 5 năm, Chiến lược 10 năm và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX. Chủ động xây dựng các nghị quyết, đề án, quy hoạch phát triển để triển khai thực hiện Nghị quyết 30-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Trong giai đoạn hiện nay, Thủ tướng yêu cầu Bắc Ninh tập trung thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) với các nhiệm vụ, giải pháp về chính sách tiền tệ, tài khóa…, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, triển khai chương trình phục hồi và phát triển, 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Cùng với đó, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác quy hoạch và phát triển kết cấu hạ tầng. Khẩn trương trình phê duyệt, tổ chức thực hiện quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, hoàn thành chậm nhất trong tháng 10/2023.

Thủ tướng lưu ý, trong quy hoạch cần chú ý vấn đề kết nối vùng; phát huy được tiềm năng, cơ hội, lợi thế; khắc phục được những vấn đề tồn tại, hạn chế như về giao thông và môi trường. Tinh thần là "quy hoạch đi trước, xây dựng đi sau, trồng cây trước, xây nhà sau, khai thác lòng đất trước, khai thác mặt đất sau".

Đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch; đặt mình vào địa vị của người dân khi giải quyết công việc, thủ tục cho người dân và doanh nghiệp.

Chú trọng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chuyển tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, phát triển thị trường nông sản trong và ngoài nước.

Cùng với đó, quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, nhất là quản lý môi trường đô thị, khu công nghiệp, làng nghề; không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần; phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, carbon thấp… Phải quan tâm đầu tư, cải tạo các dòng sông gắn với phát triển xanh, bền vững, bảo đảm an toàn nguồn nước, phục vụ sản xuất, sinh hoạt của người dân.

Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa - xã hội; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; giải quyết việc làm. Quan tâm công tác bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, nhất là với người nghèo, đặc biệt quan tâm việc xây dựng nhà ở xã hội, Bắc Ninh làm mô hình cho cả nước về vấn đề này.

Phát triển các dịch vụ y tế, giáo dục, phối hợp với các cơ quan thành lập trường đại học xứng tầm với thành phố Bắc Ninh trực thuộc Trung ương trong tương lai.

Đẩy mạnh quảng bá về du lịch lễ hội; đa dạng hóa các sản phẩm du lịch (lễ hội, làng nghề, ẩm thực…); nâng cao chất lượng nhân lực du lịch; bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể dân ca quan họ; tiếp tục hoàn thiện hồ sơ làng nghề làm tranh dân gian Đông Hồ để UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể thế giới.

Tăng cường bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội. Quyết tâm giảm các tội phạm hình sự, ma túy, buôn lậu và tai nạn giao thông trên địa bàn.

Giao nhiệm vụ cụ thể để đề xuất sửa đổi hàng loạt quy định hiện hành

Cũng tại cuộc làm việc, lãnh đạo các bộ ngành đã giải đáp cụ thể về 18 đề xuất, kiến nghị của Bắc Ninh, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến thể chế, cơ chế, chính sách chung cho các địa phương.

Làm rõ thêm các nội dung này, Thủ tướng giao Bộ Nội vụ khẩn trương phối hợp với Bộ Tư pháp hoàn thiện dự thảo Nghị định khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung.

Về nguồn vốn đầu tư dự án đường 285B kết nối khu công nghiệp Quế Võ 1, Quế Võ 2 và khu công nghiệp Gia Bình 2, Bắc Ninh rà soát, xác định thứ tự ưu tiên đầu tư, chủ động cân đối trong phạm vi nguồn vốn đã được giao trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện dự án theo quy định.

Thủ tướng giao Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp, hướng dẫn UBND tỉnh Bắc Ninh hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận nghề làm tranh dân gian Đông Hồ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đáng chú ý, về việc hoàn thiện một số nghị định, thông tư, chính sách nhằm tháo gỡ vướng mắc cho các địa phương (bao gồm 3 nghị định, 1 chính sách, 1 thông tư), Thủ tướng hoan nghênh Bắc Ninh đã mạnh dạn đề xuất; đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ ngành.

Theo đó, Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư xây dựng, trình Chính phủ xem xét ban hành trong Quý III năm 2023.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, trình Chính phủ xem xét ban hành trong tháng 8 năm 2023.

Bộ Công Thương khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 68/2017/NĐ-CP và Nghị định số 66/2020/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp, trình Chính phủ xem xét ban hành trong tháng 8/2023.

Về chính sách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc sử dụng quỹ đất để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án BT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 53/NQ-CP ngày 14/4/2023, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8 năm 2023.

Về điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất khu công nghiệp, Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương tổng hợp đề xuất các địa phương (trong đó có tỉnh Bắc Ninh), báo cáo Chính phủ về việc điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 – 2025.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tổng hợp, xử lý các kiến nghị của tỉnh Bắc Ninh trong quá trình nghiên cứu sửa đổi Luật Đầu tư công năm 2019 và trong quá trình xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan đến đầu tư, ngân sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các dự án đầu tư công theo Nghị quyết số 95/NQ-CP ngày 07/7/2023 của Chính phủ.

Về đề nghị ban hành quy định khoán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thuận lợi cho các địa phương thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, nghiên cứu, tổng hợp kiến nghị của tỉnh Bắc Ninh trong quá trình xây dựng các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai (sửa đổi) sau khi được Quốc hội thông qua.

Về đề nghị bổ sung nội dung hướng dẫn hồ sơ trình tự cấp mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu, Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp kiến nghị của tỉnh Bắc Ninh trong quá trình xây dựng dự thảo Nghị định về cấp và quản lý mã vùng trồng.

baochinhphu.vn

Tin mới cập nhật

Nghị quyết 68-NQ/TW:

Nghị quyết 68-NQ/TW: 'Cuộc cách mạng' phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68-NQ/TW đã ‘mở đường’ cho kinh tế tư nhân phát triển, theo đó để tạo được sự đột phá, cần những giải pháp quyết liệt trong khâu thực thi.
Giữ mạch tăng trưởng: Đặt niềm tin vào khu vực doanh nghiệp

Giữ mạch tăng trưởng: Đặt niềm tin vào khu vực doanh nghiệp

Trong bối cảnh kinh tế thế giới tiềm ẩn nhiều rủi ro, khu vực doanh nghiệp được xem là trụ cột giữ mạch tăng trưởng nhanh và bền vững.
Hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2025: Khó nhưng có giải pháp!

Hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2025: Khó nhưng có giải pháp!

Tăng trưởng GDP quý I đạt 6,93%, theo Cục Thống kê để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, 3 quý còn lại phải tăng trưởng hơn 8,3%.
Cổ phiếu DLR chỉ được giao dịch vào thứ Sáu hằng tuần

Cổ phiếu DLR chỉ được giao dịch vào thứ Sáu hằng tuần

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa ban hành thông báo về việc duy trì diện hạn chế giao dịch đối với cổ phiếu DLR của Công ty cổ phần Địa ốc Đà Lạt.
Cuộc đua AI gay cấn: Việt Nam chiếm ưu thế vượt trội

Cuộc đua AI gay cấn: Việt Nam chiếm ưu thế vượt trội

Cuộc đua AI trên thế giới đang vô cùng gay cấn, tuy nhiên Việt Nam chiếm được ưu thế, nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nhờ những lợi thế vượt trội.
Khi Chủ tịch và chuyên gia cùng bàn động lực tăng trưởng

Khi Chủ tịch và chuyên gia cùng bàn động lực tăng trưởng

Mức tăng trưởng GRDP 8% năm 2025 với Hà Nội được Chính phủ giao không phải là cao so với các địa phương khác trong Vùng đồng bằng sông Hồng.
Thu hút khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực năng lượng

Thu hút khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực năng lượng

Việt Nam cần có các giải pháp để thu hút khu vực tư nhân tham gia vào lĩnh vực năng lượng nhằm đáp ứng yêu cầu năng lựơng cho tăng trưởng kinh tế - xã hội.
Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động khoa học

Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động khoa học

Để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học công nghệ, Quốc hội sẽ ban hành Nghị quyết thí điểm một số chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.
Tăng năng lực cạnh tranh quốc gia bằng khoa học công nghệ

Tăng năng lực cạnh tranh quốc gia bằng khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, bền vững.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất giải pháp gì để tăng đóng góp của doanh nghiệp?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất giải pháp gì để tăng đóng góp của doanh nghiệp?

Nhằm tăng đóng góp của khu vực doanh nghiệp vào nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề xuất các giải pháp trọng tâm cần thực hiện.

Tin khác

Mục tiêu kiểm soát lạm phát 2025: Vẫn là một ‘ẩn số

Mục tiêu kiểm soát lạm phát 2025: Vẫn là một ‘ẩn số'

Năm 2025, Quốc hội đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 4,5%. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, mục tiêu này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Cơ sở để Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 8% năm 2025

Cơ sở để Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 8% năm 2025

Tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 7,09%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra là tiền đề, cơ sở quan trọng để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.
Đạt tăng trưởng 2 con số - giải pháp đột phá nào?

Đạt tăng trưởng 2 con số - giải pháp đột phá nào?

Tăng trưởng kinh tế 2 con số là nhiệm vụ phấn đấu của Chính phủ ngay trong năm 2025, đây là mục tiêu rất thách thức đòi hỏi phải có giải pháp đột phá.
Tăng trưởng GDP năm 2024 được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố

Tăng trưởng GDP năm 2024 được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố

Tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 7,09%, vượt xa mục tiêu Quốc hội đề ra từ đầu năm 2024. Theo Tổng cục Thống kê, tăng trưởng GDP được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố.
Thương mại vẫn là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Thương mại vẫn là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Với mức tăng trưởng trung bình 11% trong vòng 10 năm qua, thương mại đang được đánh giá là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ thời gian tới.
Tín chỉ carbon: Hàng hóa đặc biệt chờ khung pháp lý

Tín chỉ carbon: Hàng hóa đặc biệt chờ khung pháp lý

Được coi là hàng hóa đặc biệt, hiện thị trường carbon vẫn đang chờ khung pháp lý để sàn giao dịch tín chỉ carbon có thể đi vào vận hành thí điểm năm 2025.
Hiệu quả tiết kiệm chống lãng phí nhìn từ dự án đường dây 500kV mạch 3

Hiệu quả tiết kiệm chống lãng phí nhìn từ dự án đường dây 500kV mạch 3

Đường dây 500kV mạch đã trở thành hình mẫu về câu chuyện phòng, chống lãng phí trong đầu tư công, kịp thời đóng góp nguồn lực cho phát triển kinh tế- xã hội.
Chống lãng phí: Tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

Chống lãng phí: Tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

Sáng ngày 23/12, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển'.
Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn “hút” vốn FDI

Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn “hút” vốn FDI

Trong tổng số 18 ngành thu hút được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 10 tháng năm 2024, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với 17,1 tỷ USD.
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ra sao năm 2024?

Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ra sao năm 2024?

Kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng 6,8 -7% trong cả năm 2024 với cơ cấu tăng trưởng sẽ đến từ các yếu tố nội tại.

Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Xu hướng chọn trà sữa, cà phê giá bình dân đang lan rộng trong giới trẻ và dân văn phòng, kéo theo làn sóng điều chỉnh mô hình kinh doanh của doanh nghiệp F&B.
Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên hạn chế việc mua đuổi và cần thực hiện hóa một phần lợi nhuận.
Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên cân nhắc bán ngắn hạn một số cổ phiếu có dấu hiệu tiêu cực về giá và xu thế ngắn hạn.
Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên nắm giữ danh mục hiện tại và kiên nhẫn chờ đợi sự bùng nổ để gia tăng thêm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu.
'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giá cát 'nhảy múa' khiến thị trường vật liệu xây dựng tại tỉnh Hà Tĩnh gặp khó, nhiều người dân, doanh nghiệp dù có tiền cũng khó mua được cát.
Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, VN-Index vẫn tiếp tục thể hiện xu hướng hồi phục với kỳ vọng sẽ hướng tới ngưỡng kháng cự 1.270-1.300 điểm.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Trong khi mở rộng thị trường đang gặp nhiều khó khăn, thì tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do được các chuyên gia khuyến nghị là “kênh” hiệu quả.
Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

4 công trình khoa học giàu tính đổi mới sáng tạo của các nhà khoa học vừa được xét trao giải thưởng Bảo Sơn năm 2024, tổ chức tại Hà Nội tối nay 11/5/2025.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Đa dạng thị trường là mục tiêu hướng đến của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu, tuy nhiên đây được xác định là thách thức không nhỏ, cần hợp lực từ nhiều phía.
Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Canada là thị trường khó tính, nhưng nhờ tuân thủ các quy định và có chiến lược phù hợp, nhiều doanh nghiệp đã thành công trong việc thâm nhập thị trường này.
Phiên bản di động