Xuất khẩu gạo sang Indonesia tăng đột biến
Năm 2023, xuất khẩu gạo có thể đạt 7 triệu tấn Xuất khẩu gạo tăng mạnh cả 3 tiêu chí |
Ngược lại, thị trường có giá trị xuất khẩu gạo giảm mạnh nhất là Bờ Biển Ngà giảm 70,9%.
![]() |
4 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu gạo sang Indonesia tăng gần 180 lần |
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu gạo tháng 4/2023 ước đạt 1,1 triệu tấn với giá trị 573,9 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo 4 tháng đầu năm đạt 2,95 triệu tấn với 1,56 tỷ USD, tăng 43,6% về khối lượng và tăng 54,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong các nhóm sản phẩm nông sản chủ lực. Một số mặt hàng nông sản khác cũng có giá trị xuất khẩu cao hơn cùng kỳ năm ngoái như: cà phê tăng 2,5%; rau quả tăng 19,4%; hạt điều tăng 3,4%. Thậm chí, nhiều mặt hàng vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, có giá trị xuất khẩu giảm như: cao su giảm trên 20%; chè giảm 5,8%; hồ tiêu giảm trên 10%; sắn và sản phẩm sắn giảm trên 12%...
Giá gạo xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm 2023 ước đạt 526 USD/tấn, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2022. Trong 3 tháng đầu năm 2023, Philippines là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với 45,9% thị phần, đạt 893,3 nghìn tấn với 450,4 triệu USD, tăng 32,9% về khối lượng và tăng 44,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
Trong nhóm 15 thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất, thị trường có giá trị tăng mạnh nhất là Indonesia (gấp 177,4 lần). Ngược lại, thị trường có giá trị xuất khẩu gạo giảm mạnh nhất là Bờ Biển Ngà giảm 70,9%.
Tháng 4/2023, giá xuất khẩu gạo từ Việt Nam đã tăng lên mức cao nhất trong hai năm. Trong khi đó, giá gạo Thái Lan và Ấn Độ đều có xu hương tăng đến giữa tháng, sau đó quay đầu giảm về cuối tháng.
Giá gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức từ 495 - 500 USD/tấn, mức cao nhất kể từ tháng 4/2021 và tăng 50 USD/tấn so với một tháng trước. Thu hoạch vụ Đông Xuân - vụ lúa lớn nhất trong năm đã kết thúc.
Năm 2023, chính phủ Indonesia quyết định gia tăng lượng gạo thu mua dự trữ từ 1,2 triệu tấn lên 2,4 triệu tấn nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Đây là cơ hội rất tốt cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp đã từng có kết nối với Indonesia.
Tin mới cập nhật

Giá cao su tăng, triển vọng xuất khẩu tiếp tục tươi sáng

Xuất khẩu bưởi tăng mạnh, lọt top trái cây chủ lực mới

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng, thị trường đón tín hiệu tốt

Giá cao su quý I/2025 tăng, thị trường chờ đợi điều gì?

Xuất khẩu chè sang Pakistan đạt hơn 4 triệu USD trong tháng 3

Quý I/2025, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD

Xuất khẩu hạt điều giảm nhưng giá bán tăng kỷ lục
Tin khác

Xuất khẩu gỗ quý I tăng mạnh, đạt gần 4 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản tăng hơn 19% trong quý I/2025

Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Quý I/2025: Tăng trưởng nông lâm thủy sản đạt 3,74%

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Thanh long vươn lên top đầu xuất khẩu rau quả Việt

Hà Nội: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa quý I/2025 tăng 9,1%
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân
