Việt Nam tham gia tích cực trong tái cơ cấu Ngân hàng Đầu tư quốc tế
Đoàn Chủ tịch hội nghị. Ảnh: Thời báo Ngân hàng
Đây là khẳng định của Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình tại hội nghị Hội đồng lần thứ 104 của Ngân hàng Đầu tư quốc tế (IIB) ngày 4/12, do Việt Nam đăng cai tổ chức.
Việt Nam gia nhập IIB năm 1977. Tính đến 1/8/2015, mức vốn điều lệ cam kết của Việt Nam tại IIB là 4,7 triệu EUR, trong đó phần vốn thực góp của Việt Nam tại IIB là 3,67 triệu EUR, tương đương 1,21% tổng vốn điều lệ thực góp của Ngân hàng này.
Cơ quan đại diện của Chính phủ Việt Nam tại IIB là NHNN Việt Nam.
Tại hội nghị, lãnh đạo NHNN cũng khẳng định Việt Nam đã triển khai tích cực yêu cầu của IIB về vốn.
Trong khoảng thời gian trước năm 1990, IIB đã tài trợ cho Việt Nam 10 dự án với tổng trị giá khoảng 40 triệu EUR cho phát triển kinh tế.
Hiện IIB đã phê duyệt cấp các khoản vay trị giá 15 triệu EUR cho Vietinbank và đang trong quá trình hoàn tất thủ tục cho khoản vay 20 triệu USD cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam để cho vay hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Về lĩnh vực tài trợ dự án, IIB đang xúc tiến để có thể tham gia tài trợ các dự án lớn của Việt Nam, đặc biệt là trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, năng lượng (dự kiến, IIB sẽ tham gia đồng tài trợ dự án xây dựng Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 2 với tổng mức vốn tham gia khoảng 100 triệu USD).
Trong lĩnh vực ngoại thương, IIB tăng cường hoạt động tài trợ thương mại nhằm hỗ trợ phát triển hợp tác kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Trong lĩnh vực huy động vốn, IIB đang đề xuất được phát hành trái phiếu tại Việt Nam, theo đó nguồn vốn huy động sẽ được sử dụng để tài trợ và đầu tư lại cho các dự án tại Việt Nam, qua đó góp phần phát triển kinh tế của Việt Nam.
Về phía Việt Nam, với tư cách là nước thành viên, Việt Nam đã tham gia tích cực vào các nỗ lực cải cách của IIB; luôn hoàn thành đầy đủ và kịp thời các nghị quyết của Hội đồng IIB, trong đó có những nghị quyết quan trọng như Nghị quyết về việc tăng vốn thực góp của Ngân hàng lên thêm 100 triệu EUR và nghị quyết về việc sửa đổi Hiệp định thành lập và Điều lệ IIB theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế.
Bên lề kỳ họp, IIB và NHNN cũng đã phối hợp tổ chức Diễn đàn kinh doanh với chủ đề “Việt Nam – Cơ hội toàn cầu cho phát triển địa phương bền vững”, thảo luận về các chủ đề “Thúc đẩy tăng trưởng thông qua hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa” và “Đối tác quốc tế cho phát triển vùng tại Việt Nam”.
IIB là tổ chức tài chính quốc tế được thành lập năm 1970 trong khuôn khổ Hội đồng Tương trợ Kinh tế (Khối SEV cũ).
Các nước thành viên hiện nay của IIB gồm: Bungari, Hungari, Việt Nam, Cuba, Mông Cổ, Rumani, Nga, Séc và Slovakia. Nhiệm vụ chính của IIB là cho vay trung và dài hạn phục vụ các chương trình và dự án đầu tư tại các nước thành viên.
Tính đến 31/10/2015, vốn điều lệ của IIB là 1,3 tỷ EUR, trong đó phần thực góp của các nước là 302,61 triệu EUR. Trong những năm gần đây, IIB đã nỗ lực cơ cấu lại một cách mạnh mẽ nhằm chuyển đổi Ngân hàng thành một ngân hàng phát triển hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, khôi phục vị thế và cải thiện quan hệ hợp tác với các nước thành viên./.
Theo Báo điện tử Chính phủ
Tin mới cập nhật

Hơn 194.023 tài khoản chứng khoán mới, cao nhất trong 8 tháng

Chứng khoán bứt phá nhờ hệ thống KRX đi vào vận hành

Ngân hàng giữ vai trò chủ lực trên thị trường trái phiếu

Ngân hàng Nhà nước nói gì về việc cấp phép sàn Forex?

Tín dụng ngân hàng tiếp sức thị trường trái phiếu

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Thị trường chứng khoán kỳ vọng phục hồi mạnh trong tháng 5

Trái phiếu công chúng tăng vọt, ngân hàng chiếm thế áp đảo

Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phục hồi ngoạn mục

Trái phiếu doanh nghiệp đối mặt áp lực đáo hạn tăng
Tin khác

Cho vay chứng khoán quý I tăng mạnh, lập kỷ lục mới

Thị trường tìm điểm cân bằng, chuẩn bị đón sóng mới

An toàn hệ thống tín dụng: Cần đòn bẩy pháp lý mới

Quý I/2025, Google, Meta, Microsoft, TikTok... nộp 2.832 tỷ đồng tiền thuế

Kịch bản nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam tháng 4/2025?

Điều gì khiến thanh khoản trái phiếu tháng 3 khởi sắc?

Nhóm ngành nào có thanh khoản tăng nổi bật trong tháng 3/2025?

Thị trường chứng khoán đối mặt thách thức và cơ hội mới

Tổng vốn đầu tư nước ngoài quý I/2025 tăng gần 35%

Việt Nam có gần 10 triệu tài khoản chứng khoán
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp
