Trung Nguyên tiếp tục không cho bà Lê Hoàng Diệp Thảo trở lại điều hành Tập đoàn
![]() |
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã có đơn gửi đến Chánh án TP.HCM yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ quyền đồng sở hữu tài sản của vợ chồng trong tập đoàn Trung Nguyên trong vụ án ly hôn |
Trước đó, ngày 22/9/2017, Tòa án Nhân dân TP.HCM đã xét xử sơ thẩm vụ kiện với phán quyết như sau: Thứ nhất, hủy Quyết định bãi nhiệm chức danh Phó Tổng Giám đốc Thường trực của bà Lê Hoàng Diệp Thảo.
Thứ hai, khôi phục tư cách Phó Tổng Giám đốc của bà trong Tập đoàn Trung Nguyên và yêu cầu ông Đặng Lê Nguyên Vũ không được ngăn cấm bà Thảo điều hành và quản lý tại Tập đoàn này.
Tuy nhiên, ngày 10/10/2017, ông Đặng Lê Nguyên Vũ và Công ty Cổ phần tập đoàn Trung Nguyên đã gửi đơn kháng cáo bản án này và tiếp tục ra Quyết định bãi nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc thường trực của bà Diệp Thảo.
Thương hiệu cà phê Trung Nguyên ra đời năm 1996 do ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo cùng sáng lập và sở hữu.
Sau hai mươi năm phát triển, Trung Nguyên vươn lên từ một sản phẩm địa phương để trở thành Thương hiệu Quốc gia trong nhiều năm liên tiếp và góp phần đưa cà phê Việt Nam ra thị trường quốc tế.
Tháng 4/2015, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đột ngột bãi nhiệm chức danh Phó Tổng Giám đốc Thường trực của bà Thảo tại Tập đoàn Trung Nguyên.
Sự kiện này gây xáo trộn thị trường cà phê Việt Nam, khiến nội bộ Trung Nguyên trở nên rối ren, ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh doanh.
Cũng trong khoảng thời gian tuyên bố bãi nhiệm và tước hết quyền điều hành của vợ- người đồng sáng lập và cùng điều hành Trung Nguyên với mình từ những ngày đầu khởi nghiệp, ông Vũ cũng hầu như vắng bóng tại các sự kiện của Tập đoàn này.
Tất cả các chương trình gặp gỡ đối tác, tri ân khách hàng, bổ nhiệm nhân sự cao cấp cho tới trả lời báo chí truyền thông… ông Vũ đều không xuất hiện, trái ngược với phong cách trước đây của ông.
Thời gian gần đây, Tập đoàn Trung Nguyên còn thay đổi danh xưng là “Tập đoàn Legend”, có tầm nhìn là “tổ chức vĩ đại bằng phụng sự cộng đồng nhân loại” với giá trị về đức tin tuyệt đối.
Những sự việc trên đã làm nảy sinh nhiều đồn đoán về về tình trạng sức khỏe của ông Vũ và xu hướng phát triển của tập đoàn Trung Nguyên.
Phán quyết của Toà án Nhân dân TP.HCM tháng 9/2017 từng được kỳ vọng sẽ tạo ra những thay đổi lớn, khôi phục lại vị thế kinh doanh của Tập đoàn này tại thị trường trong nước và quốc tế, sau gần 3 năm kể từ ngày bà Thảo không còn được điều hành.
Tuy nhiên, thực tế là từ khi có bản án sơ thẩm của TAND TP.HCM, bà Thảo vẫn chưa được trở về điều hành công ty mà mình đã sáng lập và đang là đồng sở hữu.
Cũng trong thời gian này, tòa án đang thụ lý xem xét vụ ly hôn của hai vợ chồng bà Thảo, ông Vũ. Cả hai vợ chồng đều đang sở hữu 93% tài sản hữu hình và vô hình, bao gồm các thương hiệu như Trung Nguyên, G7.
Tuy nhiên, khoảng 3 năm nay, bà Thảo gần như không được bước chân về Trung Nguyên và không được tham gia vào bất kỳ hoạt động điều hành nào của Tập đoàn này. Trong bối cảnh Việt Nam có rất nhiều công ty gia đình thành công, mà Trung Nguyên là một ví dụ điển hình, dựa trên Khoản 1, Điều 29 Luật Hôn nhân gia đình quy định: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung”, việc người vợ bị chồng đơn phương tước quyền điều hành doanh nghiệp đã gây nên nhiều bức xúc trong dư luận trong thời gian vừa qua. Vì thế, phiên tòa ngày 7/2 tới đây sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với gia đình và tập đoàn Trung Nguyên. Bởi vì giữa bà Thảo và ông Vũ vừa có quan hệ mật thiết trong điều hành doanh nghiệp từ trước đến nay, vừa đồng sáng lập và đồng sở hữu toàn bộ 93% khối tài sản của Tập đoàn này.
Được biết, vừa qua, bà Thảo đã có đơn gửi đến Chánh án TP.HCM yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ quyền đồng sở hữu tài sản của vợ chồng trong tập đoàn Trung Nguyên trong vụ án ly hôn. Theo đó, toàn bộ tài sản của gia đình và công ty được hình thành trong thời kỳ hôn nhân mà người vợ vừa là đồng sáng lập và đồng sở hữu thì phải được đồng quyền, tránh trường hợp một bên đơn phương ra các quyết định làm thay đổi khối tài sản trong quá trình chờ tòa án ra quyết định cuối cùng.
Về phía bà Thảo, năm 2015, sau khi mất quyền kiểm soát tại Trung Nguyên, bà Thảo đã phải khởi nghiệp lại từ đầu để tiếp tục duy trì hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam ra thế giới và đảm bảo công ăn việc làm cho những người nông dân trồng cà phê và các đối tác của bà trong suốt 20 năm qua.
Trong bài trả lời phỏng vấn tạp chí Forbes vào tháng 7/2017 , bà Thảo chia sẻ: “Tôi hết lòng để làm điều gì đó tốt đẹp cho ngành cà phê Việt Nam.”
Tin mới cập nhật

Honda Việt Nam nhận giải thưởng Rồng Vàng 2025: Hướng trọng tâm vào phát triển xanh

Bia Hà Nội 'gõ cửa' nhiều thị trường khó tính

Thực phẩm - bao bì xanh: Tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

Xanh hóa sản xuất giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh

Mỏ đá vôi hơn 5,4 ha ở Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Thông tin về việc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp và đề nghị rút tiền ký quỹ của Công ty Health Quốc tế

Những thị trường xuất khẩu thức ăn gia súc của Việt Nam

Phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của cúm mùa bằng vaccine

Chuyên gia kỳ vọng chip AI thế hệ Rubin của Nvidia sớm 'lên kệ', tạo động lực tăng trưởng mới

Doanh nghiệp Yeast Era giành giải quán quân cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo quốc gia
Tin khác

MM Mega Market Việt Nam tổ chức sự kiện Masterclass cho nhóm khách hàng B2B

Công nghệ - Nguồn lực - Hiểu thị trường: 3 yếu tố để mỹ phẩm Việt không thua trên sân nhà

Kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng

Công ty Thanh Thảo Hoà Bình: Vốn nhỏ nhưng là 'tay' thầu to tại huyện Đà Bắc

Chủ Regal Residence Luxury cuối năm 2023: Tồn kho 'chất đống', thanh khoản thấp

Y Dược Sâm Ngọc Linh: Kỳ vọng doanh thu 2026 ngàn tỷ, năm 2023 mới 4,7 tỷ đồng

Tỷ lệ tiết kiệm trong gói thầu tại Việt Đức 21,7%: BaViMilk 'hy sinh' lãi hay chất lượng?

“Cuộc chiến” thương hiệu Ba Vì trong ngành sữa: BaViMilk bất ngờ doanh thu khủng, thuế thấp

Bất ngờ về chủ đầu tư dự án hạng sang Filmore Đà Nẵng

KMS Technology được vinh danh 'Top 10 Doanh nghiệp Công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2024'
Đọc nhiều

Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Sun Group động thổ Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên tại Thanh Hóa

Ngành thời trang chiếm áp đảo doanh số thương mại điện tử

Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phục hồi ngoạn mục

Nhận định chứng khoán 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới

Nở rộ trào lưu 'cà phê yêu nước' dịp 30/4

Nhận định chứng khoán 22/4: Nhịp hồi phục quay lại

Hành khách đi máy bay dịp lễ 30/4-1/5 cần lưu ý gì?
