Tìm điểm cân bằng để ngân hàng rót “tiền tươi” giải cứu trái phiếu doanh nghiệp

Thông tư 16 về hoạt động mua bán trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng đang được nghiên cứu sửa đổi.
89.300 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp chậm thanh toán Nghị định 08: Lời giải cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Thông tư số 16/2021/TT-NHNN (Thông tư 16) về hoạt động mua bán trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng đang được nghiên cứu sửa đổi theo hướng “mở van” cho các ngân hàng tham gia hỗ trợ thanh khoản thị trường trái phiếu. Tuy nhiên, để van tín dụng được khai thông, doanh nghiệp cũng phải thay đổi.

Tìm điểm cân bằng để ngân hàng rót “tiền tươi” giải cứu trái phiếu doanh nghiệp

Thanh khoản thị trường chưa thể sớm ấm lại

Dự thảo sửa đổi Thông tư 16 mở rộng phạm vi mua bán trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) của các tổ chức tín dụng. Theo đó, các sửa đổi quan trọng nhất là: tổ chức tín dụng được mua TPDN với mục đích bổ sung vốn lưu động và được mua lại TPDN trước đó đã bán ra (Thông tư 16 quy định ngân hàng đã bán TPDN đó sẽ không được phép mua lại).

Bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Chủ tịch PwC Việt Nam cho rằng, Dự thảo sửa đổi Thông tư 16 sửa theo hướng “nới” điều kiện mua bán TPDN sẽ giúp tăng tính thanh khoản của thị trường, giúp kênh TPDN từng bước phục hồi.

Mặc dù Chính phủ đã ban hành nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường TPDN và thị trường bất động sản, song tình trạng nghẽn thanh khoản vẫn chưa được tháo gỡ. Nguyên nhân là thị trường vẫn thiếu dòng “tiền tươi”, các giải pháp giãn, hoãn chỉ có thể giảm bớt áp lực đáo hạn TPDN trong ngắn hạn. Các doanh nghiệp kỳ vọng, việc sửa đổi Thông tư 16 sẽ giúp dòng “tiền tươi” xuất hiện, làm thông mạch máu đông đang tắc nghẽn của thị trường trái phiếu, song Dự thảo sửa đổi Thông tư 16 vừa công bố của Ngân hàng Nhà nước chưa đáp ứng kỳ vọng này.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng, một trong những vướng mắc lớn nhất của các doanh nghiệp bất động sản hiện nay là xử lý trái phiếu đáo hạn. Nghị định số 08/2023/NĐ-CP đã cho phép doanh nghiệp cơ cấu nợ đến 2 năm, song Thông tư 16 và cả Dự thảo sửa đổi Thông tư 16 đều không cho phép ngân hàng thương mại được mua trái phiếu phát hành với mục đích cơ cấu nợ. Điều này khiến Nghị định số 08/2023/NĐ-CP trở nên không có nhiều ý nghĩa với doanh nghiệp, vì ngân hàng đang là một trong những “tay to” nắm giữ TPDN nhiều nhất hiện nay.

“Trong 2 năm 2023 - 2024, tổng giá trị trái phiếu đến hạn về bất động sản có thể lên đến 230.000 tỷ đồng, nếu không sửa hoặc tạm ngưng quy định ngân hàng thương mại không được mua TPDN phát hành với mục đích cơ cấu nợ, doanh nghiệp sẽ rất khó khăn”, ông Lê Hoàng Châu bày tỏ lo lắng.

Ngay cả việc cho phép ngân hàng mua lại TPDN phát hành với mục đích bổ sung vốn lưu động, theo chuyên gia, cũng không có nhiều ý nghĩa với thị trường. Bà Quỳnh Vân cho rằng, chi phí phát hành TPDN rất cao, nên doanh nghiệp thường phát hành kỳ hạn dài để bù đắp chi phí, hiếm doanh nghiệp nào phát hành với mục đích bổ sung vốn lưu động.

Tìm điểm cân bằng để ngân hàng “giải cứu” trái phiếu

Theo ông Phan Lê Thành Long, CEO AFA Group, hiện chỉ có 2 nguồn “tiền tươi” giúp gỡ khó cho thị trường trái phiếu, cũng là để khai thông thanh khoản cho toàn nền kinh tế. Nguồn “tiền tươi” thứ nhất là từ nhà đầu tư nước ngoài, nhưng doanh nghiệp muốn thu hút được luồng tiền này, cần có dự án, thương hiệu tốt và cần có thời gian đàm phán. Nguồn “tiền tươi” thứ hai, cũng là nguồn nhanh nhất hiện nay là tín dụng ngân hàng.

Chuyên gia này nhấn mạnh, kỳ vọng ngân hàng “rót tiền tấn cứu nhà giàu” là không thể xảy ra. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn có thể “hé cửa” giải cứu thanh khoản thị trường. Để làm được điều này, ngân hàng phải tìm được điểm cân bằng trong việc bơm tín dụng hỗ trợ nền kinh tế và kiểm soát rủi ro hệ thống.

Trả lời chất vấn của cử tri mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, cơ quan này sẽ tiếp tục nâng cao yêu cầu, chuẩn mực quản trị của ngân hàng khi đầu tư, nắm giữ TPDN nhằm góp phần bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng; tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động đầu tư TPDN, theo dõi chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng nhằm phát hiện sớm dấu hiệu rủi ro, hành vi vi phạm pháp luật.

Tín hiệu tích cực cho doanh nghiệp bất động sản hiện nay là lãi suất bắt đầu hạ nhiệt, thị trường TPDN đã phần nào ấm trở lại sau các giải pháp tháo gỡ của Chính phủ. Theo Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), trong tháng 3/2023 (tính đến 24/3), đã có 10 đợt phát hành TPDN với tổng giá trị phát hành 25.825 tỷ đồng, gấp 13 lần tổng khối lượng phát hành của tháng 2/2023. Tuy vậy, số lượng doanh nghiệp không thể thanh toán nghĩa vụ trả nợ TPDN tăng từng ngày.

Sau sự đổ vỡ của các ngân hàng tại Mỹ, Thụy Sĩ và sự cố SCB năm ngoái, không có khả năng NHNN dễ dãi cho ngân hàng tham gia giải cứu trái phiếu. Dự thảo sửa đổi Thông tư 16 hé cửa cho ngân hàng hỗ trợ thị trường TPDN, song cũng đi kèm các quy định khắt khe hơn về giám sát dòng tiền, chất lượng trái phiếu (tổ chức tín dụng chỉ có thể mua TPDN khi hệ số nợ/vốn chủ sở hữu không vượt quá 5 lần).

Muốn có dòng “tiền tươi” từ ngân hàng đổ vào giải cứu trái phiếu, ngoài cánh cửa hé từ NHNN, bản thân doanh nghiệp bất động sản cũng phải nỗ lực rất lớn để tạo niềm tin cho nhà băng và cho cả thị trường.

Theo Báo Đầu tư

Tin mới cập nhật

Vốn điều lệ của các ngân hàng tăng cao

Vốn điều lệ của các ngân hàng tăng cao

Một số ngân hàng vừa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ từ nguồn chia cổ tức, phát hành thêm.
Lo ngại nợ xấu, lãi suất khó giảm sâu

Lo ngại nợ xấu, lãi suất khó giảm sâu

Theo các ngân hàng, mặc dù rất muốn giảm lãi suất để kích cầu tín dụng, song các ngân hàng đang tồn một lượng không nhỏ vốn huy động với lãi suất cao.
Giảm lãi suất không quan trọng bằng doanh nghiệp tiếp cận được vốn

Giảm lãi suất không quan trọng bằng doanh nghiệp tiếp cận được vốn

Việc giảm lãi suất không quan trọng bằng tiếp cận được vốn và đưa nguồn vốn đó vào sản xuất, kinh doanh.
Giảm lãi suất, ngân hàng đứng trước áp lực suy giảm tiền gửi

Giảm lãi suất, ngân hàng đứng trước áp lực suy giảm tiền gửi

Sau 3 đợt cắt giảm liên tiếp của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất điều hành đã giảm về mức trước Covid-19.
Các ngân hàng tích cực triển khai chủ trương hạ lãi suất

Các ngân hàng tích cực triển khai chủ trương hạ lãi suất

Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng đã và đang có các biện pháp giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân.
Ngân hàng Nhà nước giảm tiếp 0,5% lãi suất điều hành: Chuyên gia nói gì?

Ngân hàng Nhà nước giảm tiếp 0,5% lãi suất điều hành: Chuyên gia nói gì?

Các chuyên gia kinh tế đã có nhận định tích cực xung quanh quyết định giảm tiếp 0,5% lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Từ ngày 25/5, các mức lãi suất điều hành sẽ giảm thêm 0,5%

Từ ngày 25/5, các mức lãi suất điều hành sẽ giảm thêm 0,5%

Ngày 23/5, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định điều chỉnh giảm một số mức lãi suất điều hành 0,5%/năm, có hiệu lực từ ngày 25/5/2023.
Bộ Tài chính yêu cầu chấn chỉnh hoạt động thẩm định giá

Bộ Tài chính yêu cầu chấn chỉnh hoạt động thẩm định giá

Bộ Tài chính yêu cầu các doanh nghiệp thẩm định giá, các thẩm định viên nghiêm chỉnh chấp hành các quy định pháp luật về thẩm định giá.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2%

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2%

Đến nay, dù toàn ngành Ngân hàng đã vào cuộc tích cực, nhưng kết quả thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2% vẫn khá nhỏ và chưa đạt được như kỳ vọng.
Nợ xấu tăng mạnh, cổ phiếu vua có còn hấp dẫn?

Nợ xấu tăng mạnh, cổ phiếu vua có còn hấp dẫn?

Nợ xấu tăng nhanh đang là nỗi lo lớn nhất của các ngân hàng hiện nay.

Tin khác

Ngân hàng đối mặt với sự

Ngân hàng đối mặt với sự 'khan hiếm' của dòng vốn rẻ

Dòng vốn rẻ này đang có xu hướng ngày một "khan hiếm", gây áp lực không nhỏ lên các ngân hàng
Hấp thụ vốn nền kinh tế kém, Ngân hàng Nhà nước hút ròng gần 39.000 tỷ đồng trong 4 ngày

Hấp thụ vốn nền kinh tế kém, Ngân hàng Nhà nước hút ròng gần 39.000 tỷ đồng trong 4 ngày

Tín dụng tăng chậm, thanh khoản dồi dào, sức hấp thụ vốn của nền kinh tế kém khiến Ngân hàng nhà nước phải tăng hút ròng tiền về.
Rủi ro tín dụng, nợ xấu là những thách thức lớn của ngành trong năm 2023

Rủi ro tín dụng, nợ xấu là những thách thức lớn của ngành trong năm 2023

Năm 2023, hệ thống ngân hàng sẽ phải đối mặt với rủi ro trọng yếu nhất là tín dụng, đồng thời phải điều chỉnh tăng trưởng gắn với kiểm soát nợ xấu.
Lãi suất trong nửa cuối năm 2023 có tiếp tục giảm?

Lãi suất trong nửa cuối năm 2023 có tiếp tục giảm?

Chưa đầy 2 tháng qua, các ngân hàng từ chỗ neo lãi suất huy động ở mức cao nay đã phải liên tục giảm.
Lãi suất cho vay mua nhà ngân hàng nào thấp nhất?

Lãi suất cho vay mua nhà ngân hàng nào thấp nhất?

Lãi suất cho vay mua nhà đang được một số ngân hàng thương mại đang áp dụng mức từ 4,99% đến hơn 10%/năm.
Tín dụng kinh doanh bất động sản và đầu tư chứng khoán bất ngờ tăng mạnh

Tín dụng kinh doanh bất động sản và đầu tư chứng khoán bất ngờ tăng mạnh

Tính tới cuối tháng 2/2023, cho vay kinh doanh bất động sản tăng 6,45%, cho vay đầu tư chứng khoán tăng gần 13,4%.
Ngân hàng Nhà nước trình phê duyệt 4 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt

Ngân hàng Nhà nước trình phê duyệt 4 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt

Hiện Ngân hàng Nhà nước đang chỉ đạo các bên liên quan thực hiện các nội dung tiếp theo để trình Chính phủ phê duyệt phương án cơ cấu lại các ngân hàng.
Ngân hàng nhà nước triển khai quy định cơ cấu thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ như thế nào?

Ngân hàng nhà nước triển khai quy định cơ cấu thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ như thế nào?

Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 02/TT-NHNN ngày 23/4/2023 quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ.
Tăng mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước

Tăng mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký ban hành Quyết định 11/2023/QĐ-TTg quy định mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước.
Cửa đầu tư trái phiếu doanh nghiệp hé mở: Ngân hàng có dám mạnh tay?

Cửa đầu tư trái phiếu doanh nghiệp hé mở: Ngân hàng có dám mạnh tay?

Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại được quyền mua lại ngay trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết thay vì phải đợi sau 12 tháng.
Xem thêm

Đọc nhiều

Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 3/6:Nhiều khu vực tại huyện Gia Lâm, Hoài Đức bị cắt điện

Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 3/6:Nhiều khu vực tại huyện Gia Lâm, Hoài Đức bị cắt điện

Lịch cắt điện hôm nay 3/6 tại Hà Nội theo cập nhật mới nhất của EVNHANOI, người dân cần biết để chủ động trong sinh hoạt, kinh doanh, sản xuất.
Doanh nghiệp Việt tuần qua: Ông Trầm Bê tái xuất, nhiều cổ phiếu bất ngờ bùng nổ

Doanh nghiệp Việt tuần qua: Ông Trầm Bê tái xuất, nhiều cổ phiếu bất ngờ bùng nổ

Ông Trầm Bê trở lại thương trường, doanh nghiệp của đại gia Đường “bia” lỗ nặng, nhiều cổ phiếu tăng dựng đứng… là những tin tức doanh nghiệp chú ý tuần qua.
Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 7/6: Những quận, huyện nào bị cắt điện?

Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 7/6: Những quận, huyện nào bị cắt điện?

Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 7/6 theo cập nhật mới nhất của EVNHANOI, nhiều khu vực tại các quận Hà Đông, Long Biên, Thị xã Sơn Tây bị tạm ngừng cấp điện.
Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 6/6: Nhiều nhà dân tại quận Đống Đa, Hà Đông, Gia Lâm bị mất điện

Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 6/6: Nhiều nhà dân tại quận Đống Đa, Hà Đông, Gia Lâm bị mất điện

Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 6/6 theo cập nhật mới nhất của EVNHANOI, người dân cần biết để chủ động trong sinh hoạt, sản xuất và kinh doanh.
Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 4/6: Nhiều nơi tại quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng bị cắt điện

Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 4/6: Nhiều nơi tại quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng bị cắt điện

Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 4/6 theo cập nhật mới nhất của EVNHANOI, người dân cần biết để chủ động trong sinh hoạt, sản xuất và kinh doanh.
Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 5/6: Nhiều khu vực quận Đống Đa, Hà Đông bị cắt từ sáng sớm

Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 5/6: Nhiều khu vực quận Đống Đa, Hà Đông bị cắt từ sáng sớm

Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 5/6 theo cập nhật mới nhất của EVNHANOI, người dân cần biết để chủ động trong sinh hoạt, sản xuất và kinh doanh.
Gỡ khó điện tái tạo chuyển tiếp: 65/85 dự án gửi hồ sơ, 56 đề xuất giá tạm

Gỡ khó điện tái tạo chuyển tiếp: 65/85 dự án gửi hồ sơ, 56 đề xuất giá tạm

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết: đến 17h30 ngày 2/6 đã có 65/85 dự án năng lượng tái tạo chưa có giá gửi hồ sơ, 56 dự án đề xuất giá tạm.
Việt Nam có bao nhiêu sân bay vào năm 2030?

Việt Nam có bao nhiêu sân bay vào năm 2030?

Chính phủ duyệt quy hoạch hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030 theo mô hình trục nan với 2 đầu mối Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Dòng tiền chứng khoán trở lại mạnh mẽ, chuyên gia nói gì?

Dòng tiền chứng khoán trở lại mạnh mẽ, chuyên gia nói gì?

Chuyên gia chứng khoán đưa ra các khuyến nghị với nhà đầu tư khi dòng tiền trong nước đang dần quay trở lại thị trường trong bối cảnh lãi suất giảm.
Lợi nhuận doanh nghiệp thuỷ sản lao dốc sau năm bứt phá

Lợi nhuận doanh nghiệp thuỷ sản lao dốc sau năm bứt phá

Lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết ghi nhận mức giảm 74% so với cùng kỳ trong quý I/2023 do nhu cầu yếu ở các thị trường xuất khẩu.
Phiên bản di động