Cải thiện ‘sức khỏe’, ngân hàng đua hút vốn ngoại
Cấp thiết cải thiện “sức khoẻ”
Việc tăng thêm vốn điều lệ để phục vụ các mục tiêu phát triển kinh doanh luôn là nhu cầu thường trực và thiết yếu của các ngân hàng trong nước. Đặc biệt trong bối cảnh nợ xấu tăng nhanh trong hai năm trở lại đây, các ngân hàng càng cần phải tăng nhanh vốn điều lệ để gia tăng bộ đệm dự trữ vốn, đáp ứng các hệ số an toàn.
Đáng lưu ý là mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành dự thảo thông tư quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, theo hướng cập nhật những quy định mới tại chuẩn mực Basel III. Theo Ngân hàng Nhà nước, đây là chuẩn mực mà hệ thống ngân hàng Việt Nam hướng đến. Các ngân hàng Việt Nam phải nâng cao chất lượng về vốn và năng lực thanh khoản theo yêu cầu của chuẩn mực này, tạo nền tảng cho hệ thống ngân hàng phát triển bền vững, có sức chống chịu biến cố, khả năng phục hồi sau biến cố và góp phần ngăn ngừa những tổn thất hệ thống có thể xảy ra.
Ngoài ra, để đảm bảo các mục tiêu chuyển đổi số, ứng dụng các công nghệ mới nhất như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data), điện toán đám mây… vào hoạt động ngân hàng truyền thống cũng như phát triển các nền tảng ngân hàng số hiện đại, đòi hỏi các ngân hàng cũng phải đảm bảo nguồn vốn đầu tư khổng lồ vào hệ thống công nghệ thông tin cho giai đoạn kế tiếp. Vì vậy, mục tiêu tăng thêm vốn đang ngày càng trở nên cấp thiết.
Theo các chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh xu hướng lãi suất đầu vào đang đi lên trở lại, gây áp lực lên chi phí vốn, các ngân hàng đã và đang tích cực đa dạng hóa nguồn vốn đầu vào. Từ việc phát hành giấy tờ có giá, tập trung vào các trái phiếu dài hạn, tìm kiếm nguồn vốn tài trợ thương mại, vay ngoại tệ từ các định chế tài chính quốc tế… Đặc biệt, chính sách tăng thêm vốn điều lệ vẫn luôn là một giải pháp ưu tiên, vì đây là nguồn vốn bền vững có chi phí dễ chịu hơn so với các nguồn vốn khác.
![]() |
Năm 2025, thị trường ngân hàng sẽ bùng nổ các thương vụ bán vốn cho nhà đầu tư ngoại. Ảnh: Duy Minh |
Thực tế nhiều ngân hàng đã xây dựng một chiến lược tăng vốn dài hơi, nhưng việc triển khai thực hiện không phải là điều dễ dàng, khi mà nguồn lực tài chính trong nước có những giới hạn nhất định và dòng vốn đầu tư của các cổ đông lớn vào ngân hàng ngày càng được kiểm tra, giám sát chặt chẽ nhằm ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo, thao túng hoạt động ngân hàng.
Do đó, việc huy động vốn nước ngoài được các chuyên gia nhận định là một bước đi cấp thiết để thực hiện các chiến lược tăng vốn dài hạn. Đối tác nước ngoài không chỉ giúp các ngân hàng bổ sung nguồn lực tài chính mà còn tạo cơ hội tận dụng kinh nghiệm quản trị, nâng cao năng lực quản trị rủi ro theo các chuẩn mực quốc tế.
TS. Lê Xuân Nghĩa - Chuyên gia kinh tế - cho rằng, thị trường ngân hàng Việt Nam rất hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư ngoại. Thực tế nhiều nhà đầu tư từ Hàn Quốc, Nhật Bản… đã đầu tư vào các ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, hiện khẩu vị của nhà đầu tư đã chọn lọc hơn. Theo đó, “nhiều nhà đầu tư ngoại không còn “tham” về room sở hữu nữa, mà chú trọng các ngân hàng chất lượng tài sản tốt, bộ máy lãnh đạo quản trị tốt và có khả năng sinh lời tốt” - TS. Lê Xuân Nghĩa nhận định.
Từ góc độ Nhà điều hành, việc thu hút dòng vốn ngoại được cho là một trong các giải pháp được đề cập tại Đề án “cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025”.
Bên cạnh đó, theo dự thảo sửa đổi Nghị định 01/2014/NĐ-CP của Chính phủ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam, room ngoại của các ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc tổ chức tín dụng yếu kém có thể sẽ được nới lên 49%, thay vì 30% như hiện tại.
Chính vì vậy các chuyên gia dự báo, năm 2025, thị trường ngân hàng sẽ bùng nổ các thương vụ bán vốn cho nhà đầu tư ngoại.
“Mở cửa” cho nhà đầu tư ngoại
Theo thống kê, trong số 27 ngân hàng thương mại đã niêm yết trên sàn chứng khoán, có 14 ngân hàng ghi nhận tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trên mức 15% vốn điều lệ như: ACB, TPBank, ABBank, MBBank, Techcombank, VIB, VPBank…
Ngược lại, nhiều ngân hàng có tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài ở mức rất thấp: NCB, Nam A Bank, SaigonBank, Eximbank, SHB, LPBank, SeABank, VietCapital Bank.
Thực tế, nhiều nhà băng đã có chủ trương hút thêm vốn ngoại để nâng cao năng lực tài chính. Mới đây, lãnh đạo Techcombank tiết lộ về kế hoạch cân nhắc bán 15% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài phù hợp trong tương lai gần.
Theo đó, kể từ khi HSBC thoái vốn vào năm 2017, nhà băng này đã trải qua 7 năm mà không có thêm nhà đầu tư chiến lược nước ngoài mới. Tuy nhiên, hiện tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại Techcombank đã đạt 22,5%, do đó ngân hàng này cần một số cổ đông nước ngoài hiện hữu bán ra trước khi có thể chào bán thêm cổ phần, nhằm tuân thủ giới hạn trần sở hữu nước ngoài là 30%.
Tương tự, Nam A Bankcũng cho biết, đang trong quá trình đàm phán với các đối tác chiến lược nước ngoài để tìm nhà đầu tư phù hợp. Ngân hàng này sẽ sử dụng room ngoại cho phép ở mức tối đa 20% đối với nhà đầu tư chiến lược nước ngoài để thu hút thêm vốn ngoại.
HDBank cũng tiết lộ đã để dành khoảng 10% room ngoại cho việc phát hành tăng vốn, kế hoạch bán vốn cho nhà đầu tư chiến lược hoàn toàn có thể triển khai khi điều kiện thị trường thuận lợi và ngân hàng tìm được những đối tác phù hợp. Nhà băng này đã nhận được sự quan tâm từ một số đối tác đến từ Hàn Quốc, châu Âu và Mỹ.
Còn Sacombank cho biết, sau khi hoàn thành việc tái cơ cấu, ngân hàng này dự kiến bán 32,5% vốn cổ phần cho hai đối tác nước ngoài.
Bên cạnh các kế hoạch trên, thị trường vốn của ngân hàng Việt năm 2025, cũng chờ đón các thương vụ bán vốn quy mô tỷ USD của Vietcombank và BIDV. Dù cả hai ngân hàng đã đưa ra kế hoạch này tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, nhưng phải hoãn lại do điều kiện thị trường chưa phù hợp.Trước đó, lãnh đạo Vietcombank cho biết, ngân hàng đang phối hợp chặt chẽ với các nhà tư vấn quốc tế và kỳ vọng hoàn tất thương vụ này trong nửa đầu năm 2025.
Theo các chuyên gia, từ năm 2025, những ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém có thể được nới room ngoại lên 49% vốn điều lệ thay vì 30% như hiện tại, nên cũng sẽ tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngoài để tận dụng cơ chế ưu đãi này. Đáng chú ý, theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, trong vòng năm năm kể từ ngày hiệp định này có hiệu lực, Việt Nam cam kết xem xét cho phép hai tổ chức tín dụng châu Âu được sở hữu tới 49% vốn điều lệ của hai ngân hàng Việt Nam, không áp dụng với các ngân hàng có vốn nhà nước. Như vậy, năm 2025 cũng đã đủ điều kiện về thời gian để các ngân hàng đã nhận chuyển giao bắt buộc có thể tìm kiếm các đối tác chiến lược đến từ châu Âu với tỷ lệ sở hữu lên đến 49%.
Ngân hàng Nhà nước khuyến nghị, việc mở rộng và khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài chỉ nên áp dụng với các tổ chức tín dụng yếu kém. Vì nếu có biến động lớn về kinh tế trong nước và thế giới thì nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng rút vốn, từ đó gây khó khăn trong công tác quản lý kinh tế và điều hành chính sách tiền tệ. |
Tin mới cập nhật

Tin mới nhất về đánh thuế tài sản thừa kế của giới siêu giàu

Thị trường chứng khoán đang chịu áp lực chốt lời gia tăng

Đà Nẵng: Doanh nghiệp sản xuất khó tiếp cận tín dụng xanh

Chuyên gia thuế: Gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt là 'cú hích' cho ngành ô tô

Kịch bản nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam tháng 3/2025?

Những cách tính lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng nhanh nhất

Giáo viên dạy thêm ở ngoài trường nộp thuế mức nào?

Thị trường chứng khoán Việt Nam có một tuần bứt phá mạnh

Lượng tài khoản chứng khoán mở mới cao nhất 4 tháng

Infographic | Những ngân hàng nào giảm lãi suất huy động?
Tin khác

Infographic | Cơ cấu tổ chức mới của Cục Thuế thay Tổng cục Thuế

Đến kỳ quyết toán thuế thu nhập cá nhân cần làm những gì?

Thị trường chứng khoán có thể kiểm định lại ngưỡng 1.300 điểm

Chuyển đổi số ngành thuế để tăng hiệu quả thu ngân sách

HSG, NKG tăng trần, nhóm cổ phiếu thép 'dậy sóng'

Người dân quyết toán thuế thu nhập cá nhân lưu ý gì?

Nhóm bất động sản sẽ có 100.000 tỷ trái phiếu đáo hạn

Khoản tiền nào được miễn khi hoàn thuế thu nhập cá nhân?

VN-Index vận động hướng lên ngưỡng kháng cự 1.300 điểm

Thách thức quản lý thuế các hoạt động thương mại điện tử
Đọc nhiều

'Sốt xình xịch' dâu tây Bạch Tuyết giá rẻ trên 'chợ mạng'

Shopee và TikTok Shop đồng loạt tăng phí: Nhà nhà lao đao

Infographic |Điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng

Infographic | Trường hợp được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế từ 1/7/2025

Xu hướng đầu tư bất động sản nào 'lên ngôi' trước sáp nhập tỉnh?

Thị trường xe máy: Giá giảm, cạnh tranh khốc liệt

Chuyên gia thuế: Gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt là 'cú hích' cho ngành ô tô

Doanh nghiệp đầu tư cụm công nghiệp kiến nghị gì với tỉnh Thanh Hóa?

Tin mới nhất về đánh thuế tài sản thừa kế của giới siêu giàu
