Cần Thơ: Bước tiến trong phát triển thanh toán không dùng tiền mặt
Cần Thơ: 5.000 hoa đăng thắp sáng tại ngày hội du lịch quận Ninh Kiều Sắp diễn ra Giải Marathon quốc tế Di sản Cần Thơ năm 2024 Cần Thơ: Giao 17 tỷ đồng đầu tư công trung hạn cho bệnh viện tim mạch |
Phố ẩm thực "hút khách" nhờ thanh toán không tiền mặt
Đường Đề Thám (quận Ninh Kiều) được tuyến phố ẩm thực của TP. Cần Thơ, với hàng trăm gian hàng bày bán đủ các món ăn đặc sản miền Tây, từ bánh xèo, lẩu mắm đến chè và các loại thức uống dân dã. Tuy nhiên, điều đặc biệt khiến nơi đây khác biệt chính là nơi đầu tiên được thí điểm thanh toán không dùng tiền mặt của TP. Cần Thơ.
Đây là mô hình do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tại TP. Cần Thơ phối hợp thực hiện, đã tạo thuận lợi cho việc buôn bán của các tiểu thương trên tuyến đường.
Là địa điểm đầu tiên thí điểm thanh toán không tiền mặt, phố ẩm thực Đề Thám đã góp phần tạo nên TP. Cần Thơ hiện đại. |
Thay vì sử dụng tiền mặt truyền thống, các gian hàng tại đây đã triển khai đa dạng hình thức thanh toán như mã QR, ví điện tử và thẻ ngân hàng. Khách hàng chỉ cần quét mã QR trên điện thoại hoặc sử dụng ứng dụng ví điện tử để thanh toán nhanh chóng, tiện lợi.
Chị Nguyễn Thị Hoa, chủ tiệm bánh trên phố, chia sẻ: “Từ khi áp dụng thanh toán không tiền mặt, doanh thu của quán tôi tăng lên đáng kể. Nhiều khách hàng trẻ, đặc biệt là các bạn học sinh, rất ưa chuộng hình thức này vì nhanh gọn và an toàn.”
Thanh toán không dùng tiền mặt trở thành xu hướng tất yếu vì sự tiện lợi. |
Chuyên bán đồ ăn vặt trên đường Đề Thám (quận Ninh Kiều), tiểu thương Hoàng Thị Lan phấn khởi cho biết, việc thanh toán không dùng tiền mặt rất tiện dụng, người mua không cần mang tiền, chỉ quét mã QR là thanh toán xong. Theo đó, bà cũng không phải loay hoay với việc tìm tiền dư để trả lại cho khách hàng, mua bao nhiêu thì chuyển bấy nhiêu.
“Khách hàng quét mã QR, chuyển xong, điện thoại thông báo là tôi biết tiền đã nhận được, vậy là xong, rất tiện lợi”, chị Lan nói.
Theo tiểu thương này, xã hội ngày càng hiện đại, khách hàng, nhất là giới trẻ thường chuộng xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt nên bản thân cũng phải cập nhật theo.
Cách đó không xa, cửa hàng trái cây của tiểu thương Trần Thị Oanh cũng có mã QR để khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt. Chị Oanh kinh doanh mặt hàng trà sữa cho biết, mỗi tiểu thương được hướng dẫn tạo một mã QR. Người mua hàng chỉ cần chọn sản phẩm, sau đó dùng điện thoại thông minh quét mã để thanh toán thay cho phương thức sử dụng tiền mặt như trước đây.
Áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt giúp tăng lượng khách đáng kể. |
“Mua, bán theo hình thức không dùng tiền mặt rất thuận lợi. Việc quét mã QR để thanh toán giúp tôi tránh được những rủi ro như tiền rách, tiền giả hay đổi tiền lẻ trả lại cho khách. Từ khi triển khai thanh toán không dùng tiền mặt đến nay, 100% lượng khách hàng của tôi đã sử dụng hình thức này để thanh toán”, chị Oanh cho hay.
Việc thí điểm mô hình thanh toán không dùng tiền mặt tại phố ẩm thực Đề Thám không chỉ mang lại sự tiện lợi cho tiểu thương và khách hàng, mà còn thể hiện bước chuyển mình mạnh mẽ của TP. Cần Thơ trong xu hướng hiện đại hóa. Đây là minh chứng rõ ràng cho sự kết hợp giữa công nghệ và kinh doanh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ và du khách quốc tế.
Đột phá trong phát triển thanh toán không dùng tiền mặt
Ngày 15/4/2022, UBND TP. Cần Thơ ban hành Kế hoạch số 86/KH-UBND triển khai thực hiện Quyết định số 1813/QĐ-TTG ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn TP. Cần Thơ.
TP. Cần Thơ đạt nhiều kết quả tích cực trong thanh toán không dùng tiền mặt. Ảnh: Cantho.gov.vn |
Theo đó, mục tiêu chung tạo sự chuyển biến tích cực về thanh toán không dùng tiền mặt, thay đổi dần tập quán sử dụng tiền mặt trong hoạt động thanh toán đối với tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố; đưa việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong xã hội thành thói quen của người dân ở khu vực đô thị và từng bước phát triển ở khu vực nông thôn; giảm chi phí liên quan đến tiền mặt; giảm tỷ lệ tiền mặt lưu thông trên địa bàn. Đồng thời, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) để nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
Sau hơn hai năm thực hiện kế hoạch, TP. Cần Thơ đã đạt được những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực, góp phần hiện đại hóa hoạt động thanh toán, thúc đẩy kinh tế số và nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính.
Theo báo cáo của UBND TP. Cần Thơ, trong năm 2024, các tổ chức tín dụng trên địa bàn mở tài khoản giao dịch cho 2.547.786 người, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của thanh toán điện tử. Ngoài ra, các hình thức thanh toán qua các kênh điện tử như Internet Banking, SMS Banking, Home Banking đã ghi nhận 90.908.629 giao dịch, với tổng giá trị đạt 855.322 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 37,66% số món và 40,70% số tiền trong tổng thanh toán không dùng tiền mặt.
Theo thống kê, từ ngày 1/1 - 29/11/2024, kết quả thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn TP. Cần Thơ qua Ngân hàng Nhà nước với 7.953 món, số tiền 94.805 tỷ đồng.
Trong lĩnh vực chi trả an sinh xã hội, 15.414/22.751 người nhận chi trả lương hưu, trợ cấp hàng tháng qua ATM; 14.972/15.457 người nhận trợ cấp 1 lần qua ATM; 11.318/11.385 người nhận trợ cấp thất nghiệp qua ATM.
Trong lĩnh vực hải quan, 100% doanh nghiệp nộp thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, tiền phí, lệ phí và các khoản thu khác qua ngân hàng, không phát sinh trường hợp thanh toán bằng tiền mặt.
TP. Cần Thơ đã triển khai thí điểm mô hình chợ 4.0 tại 20 chợ truyền thống, với sự tham gia của 3 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Hiện tại, tỉ lệ giao dịch không dùng tiền mặt tại các chợ này chiếm khoảng 30-35% tổng số giao dịch mua bán.
Không chỉ dừng lại ở các chợ, hình thức thanh toán không dùng tiền mặt còn được mở rộng đến 12 siêu thị, 5 trung tâm thương mại và 169 cửa hàng tiện lợi theo chuỗi. Mặc dù 100% các đơn vị này đã áp dụng phương thức thanh toán hiện đại, nhưng tỉ lệ khách hàng sử dụng thanh toán không tiền mặt vẫn ở mức dưới 50%.
Trong lĩnh vực giáo dục, 31/31 đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Cần Thơ đã triển khai thanh toán các dịch vụ công qua ngân hàng. Đồng thời, toàn bộ các trường học trực thuộc đều thực hiện thu học phí và trả lương qua tài khoản ngân hàng, mang lại sự tiện lợi và minh bạch.
Ở lĩnh vực y tế, 20/20 cơ sở khám, chữa bệnh do Sở Y tế quản lý đã áp dụng dịch vụ đăng ký khám, chữa bệnh trực tuyến và thanh toán không dùng tiền mặt. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm thời gian chờ đợi cho người dân.