Nghị định 08: Lời giải cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Chuyên gia khuyến nghị Việt Nam cần kết hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và tài khóa, cân nhắc đến dư địa của chính sách tiền tệ, thúc đẩy chính sách tài khóa
Sửa quy định để khôi phục thị trường trái phiếu doanh nghiệp Hoán đổi trái phiếu lấy bất động sản: Còn băn khoăn định giá

Trong bối cảnh Chính phủ đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp, phóng viên TTXVN đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Minh Cường, Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam, về những bài học kinh nghiệm của nước ngoài mà Việt Nam có thể áp dụng trong quản lý, giám sát thị trường này, cũng như những triển vọng và thách thức đối với thị trường trong năm nay, những công cụ mà Việt Nam có thể sử dụng để hỗ trợ thị trường.

Nghi dinh 08: Loi giai cho thi truong trai phieu doanh nghiep hinh anh 1
(Ảnh: CVT/Vietnam+)

Thời điểm tốt nhất để Việt Nam cải cách lại thị trường vốn

Ông Nguyễn Minh Cường nêu lên ba bài học từ các quốc gia trên thế giới để Việt Nam có thể tham chiếu trong nỗ lực khôi phục và phát triển lành mạnh, hiệu quả thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Bài học đầu tiên mà ông Nguyễn Minh Cường đề cập tới là khi nền kinh tế chuyển trạng thái, khâu yếu nhất bao giờ cũng có rủi ro cao nhất. Đó là những bài học của Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và cũng là điều đang xảy ra ở Việt Nam.

Trên thị trường tài chính, khâu quản lý thị trường trái phiếu doanh nghiệp thường không chặt chẽ như với thị trường tiền tệ, cổ phiếu và đây là một thực tế không chỉ có ở Việt Nam.

Khi nền kinh tế chuyển từ trạng thái nới lỏng sang thắt chặt, thông thường khâu yếu nhất sẽ bị bộc lộ.

Năm 2008, khi Mỹ chuyển sang thắt chặt chính sách tiền tệ sau một thời gian dài thực hiện chính sách nới lỏng, thị trường đổ vỡ đầu tiên là trái phiếu và bất động sản, những lĩnh vực quản lý lỏng lẻo. Việt Nam đang xảy ra hiện trạng tương tự.

Thời điểm bùng nổ thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thị trường cổ phiếu là thời điểm Việt Nam đang tiến hành chính sách nới lỏng tài khóa và tiền tệ trong giai đoạn dịch COVID-19.

Sự bùng nổ đó là do hai lý do, một là do sản xuất đi xuống, nhu cầu đi xuống, chuỗi cung ứng đứt gãy đã hạn chế nhu cầu tín dụng của sản xuất.

Khi kinh doanh, sản xuất không bắt nhịp được, kết hợp với sự quản lý dòng tiền chưa thật sự hiệu quả, thì dòng tiền sẽ đổ vào thị trường cổ phiếu, bất động sản, dẫn tới sự bùng nổ của thị trường này trong thời gian đại dịch.

Bài học thứ hai là công khai, minh bạch thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Một trong những biện pháp quan trọng để tăng cường công khai, minh bạch, là đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp trong phát hành trái phiếu riêng lẻ.

Tại Việt Nam, Nghị định 65/2022/NĐ-CP phần nào đã được xây dựng trên cơ sở kinh nghiệm của các nước. Nghị định này đã yêu cầu tăng cường đánh giá tín nhiệm của các tổ chức phát hành trái phiếu riêng lẻ.

Một doanh nghiệp muốn tiếp tục phát hành trái phiếu riêng lẻ thì phải được đánh giá tín nhiệm để cung cấp thông tin, đáp ứng đầy đủ các điều kiện chào bán trái phiếu quy định, hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp phát hành với các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến đợt chào bán trái phiếu (với đơn vị tư vấn, tổ chức đấu thầu, bảo lãnh, với đại diện người sở hữu trái phiếu, đại lý quản lý tài sản...). Những nội dung này đã được đưa vào Nghị định 65.

Việc thực hiện sớm đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp sẽ tăng cường tính công khai mình bạch, củng cố niềm tin của nhà đầu tư và từ đó tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể tiếp tục phát hành trái phiếu, đảo nợ nếu có tín nhiệm tốt, thay vì kêu gọi chính phủ hay ngân hàng hỗ trợ.

Do vậy, việc tiến hành đánh giá tín nhiệm sớm nhất sẽ là một trong những “van mở” cho doanh nghiệp, bởi nếu doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu về tín nhiệm thì có thể tiếp tục phát hành trái phiếu.

Nếu trì hoãn việc thực hiện đánh giá tín nhiệm có thể sẽ lại tạo ra những trái phiếu doanh nghiệp dưới chuẩn trong tương lai, tăng rủi ro nợ xấu.

Về vấn đề các nhà đầu tư chuyên nghiệp, các nước đều siết chặt việc quản lý nhóm các nhà đầu tư này. Việt Nam còn rất hạn chế về các nhà đầu tư chuyên nghiệp, vì các nhà đầu tư chuyên nghiệp mạnh hiện chỉ chiếm dưới 10% trong tổng số các nhà đầu tư.

Tăng cường tính chuyên nghiệp cũng là để tăng cường hiểu biết của nhà đầu tư về thị trường để nhà đầu tư có thể tự bảo vệ mình. Trên thực tế, không một quy định nào có thể bảo vệ nhà đầu tư nếu nhà đầu tư không hiểu biết.

Bài học thứ ba là hạn chế sự lây lan giữa các thị trường, giữa cổ phiếu sang trái phiếu, hệ thống ngân hàng.

Đây là kinh nghiệm của Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc và nhiều nước khác trong việc hạn chế sự lây lan. Rủi ro lớn nhất của Việt Nam là sự lây lan, đặc biệt là với thị trường bất động sản.

Đa phần trái phiếu doanh nghiệp được phát hành là của các công ty bất động sản, chiếm 43%. Thị trường bất động sản và ngân hàng có sự gắn kết, cả trực tiếp và gián tiếp.

Trực tiếp là ngân hàng cho vay bất động sản (ví dụ cho doanh nghiệp bất động sản vay, hay thông qua vay tiêu dùng) và cho vay đối với các doanh nghiệp xây dựng, gián tiếp là qua tài sản thế chấp. Khi bong bóng bất động sản vỡ thì sẽ tác động đến ngân hàng qua cả hai kênh trực tiếp và gián tiếp.

Đặc biệt, tài sản thế chấp của các ngân hàng thương mại Việt Nam trung bình 60% là bất động sản. Nếu giá bất động sản đi xuống sẽ ngay lập tức ảnh hưởng đến các ngân hàng.

Nghi dinh 08: Loi giai cho thi truong trai phieu doanh nghiep hinh anh 2
(Nguồn: VnExpress)

Do sự liên thông giữa thị trường bất động sản và ngân hàng rất lớn và sự liên thông giữa thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng rất lớn nên cần hạn chế tác động liên thông đối với các thị trường ngách là cổ phiếu, trái phiếu và ngân hàng.

Về tình hình thị trường năm 2023, ông Nguyễn Minh Cường nhận định đây là một năm mà thách thức và cơ hội đều rất nhiều với Việt Nam.

Về mặt quản lý, Chính phủ đã ban hành các văn bản pháp lý rất kịp thời như Nghị định 65/2022/NĐ-CP, Nghị định 08/2023/NĐ-CP và Ngân hàng Nhà nước mới đây cũng hạ lãi suất điều hành. Những động thái này sẽ có tác động đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Động thái của Ngân hàng Nhà nước trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ là hành động quyết đoán và biện pháp thiết thực, cho dù chỉ mới là tín hiệu ban đầu và chưa có tác động thực sự, nhưng đã phần nào góp phần giảm sự căng thẳng của thị trường; đồng thời được đón nhận tích cực hơn là những chính sách chung chung.

Nhưng điều này cần hết sức thận trọng, vì dư địa chính sách tiền tệ vẫn rất hạn hẹp trong bối cảnh áp lực lạm phát vẫn lớn và áp lực nợ xấu đang gia tăng.

Về thách thức, ngoài những thách thức bên ngoài như suy thoái kinh tế toàn cầu, sự bất ổn định của thị trường tài chính, tiền tệ thế giới trong thời gian vừa qua và xung đột Nga- Ukraine, thì thách thức chính với Việt Nam sẽ là từ nội tại.

Ông Nguyễn Minh Cường cho rằng một trong những thách thức lớn nhất là áp lực đáo hạn của trái phiếu doanh nghiệp đến thị trường tài chính.

Theo các nguồn như VNDIRECT, khoảng 10 tỷ USD trái phiếu doanh nghiệp sẽ đáo hạn trong năm 2023. Đây là sức ép rất lớn đối với hệ thống tài chính.

Để khơi thông được điểm tắc nghẽn của thị trường Việt Nam, ông Nguyễn Minh Cường khuyến nghị Việt Nam cần kết hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và tài khóa, cân nhắc đến dư địa của chính sách tiền tệ, thúc đẩy mạnh mẽ hơn chính sách tài khóa, đặc biệt là vấn đề giải ngân đầu tư công, hỗ trợ nền kinh tế.

Việc đẩy mạnh đầu tư công sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa và đa chiều đến nền kinh tế, kể cả thị trường xây dựng, từ đó đến bất động sản, trái phiếu. Việt Nam có dư địa chính sách tài khóa lớn, với gói giải ngân đầu tư công 30 tỷ USD (hơn 711.000 tỷ đồng) trong năm 2023.

Điểm mấu chốt cuối cùng mà ông Nguyễn Minh Cường nhấn mạnh là các quy định củng cố thị trường trái phiếu, đặc biệt là xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ nên được thực hiện sớm thay vì trì hoãn. Hiện nay là thời điểm tốt nhất để Việt Nam cải cách lại thị trường vốn./.

www.vietnamplus.vn

Tin mới cập nhật

Tổng cục Thuế làm việc với Shopee, Lazada, Tiki yêu cầu khai báo giao dịch trung thực, đầy đủ

Tổng cục Thuế làm việc với Shopee, Lazada, Tiki yêu cầu khai báo giao dịch trung thực, đầy đủ

Tổng cục Thuế vừa có những động thái mới nhằm tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử.
Ngân hàng đẩy mạnh cho vay trực tuyến, phê duyệt hồ sơ chỉ trong vài phút

Ngân hàng đẩy mạnh cho vay trực tuyến, phê duyệt hồ sơ chỉ trong vài phút

Các ngân hàng đang đẩy mạnh dịch vụ cho vay trực tuyến, giờ đây nộp hồ sơ, xét duyệt, giải ngân, người vay đều không cần tới phòng giao dịch.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường: Cân nhắc giữa lợi ích và tác động

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường: Cân nhắc giữa lợi ích và tác động

Việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt biệt đối với nước giải khát có đường vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều từ Bộ, ngành, chuyên gia và doanh nghiệp.
Hoạt động ký quỹ tại Trung Quốc lên mức cao nhất trong 9 năm

Hoạt động ký quỹ tại Trung Quốc lên mức cao nhất trong 9 năm

Các nhà đầu tư nhỏ lẻ tại Trung Quốc vẫn đổ tiền vào thị trường chứng khoán. Điều này đã thúc đẩy hoạt động ký quỹ lên mức cao nhất trong 9 năm.
Ngành Thuế triển khai các giải pháp thu ngân sách nhà nước cuối năm

Ngành Thuế triển khai các giải pháp thu ngân sách nhà nước cuối năm

Tổng cục Thuế vừa có công văn yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị trong toàn ngành triển khai hiệu quả các giải pháp thu ngân sách nhà nước.
Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Các chuyên gia đã đưa ra những phân tích sâu sắc về tác động của việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn.
Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tăng hiệu quả quản lý thuế

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tăng hiệu quả quản lý thuế

Theo thống kê từ Tổng cục Thuế, việc triển khai hóa đơn điện tử, đặc biệt là hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, đang đạt được những kết quả khả quan.
Ngành Thuế dồn lực rà soát, đôn đốc doanh nghiệp còn nợ đọng tiền thuế

Ngành Thuế dồn lực rà soát, đôn đốc doanh nghiệp còn nợ đọng tiền thuế

Trong những tháng cuối năm, cơ quan thuế các địa phương đang dồn lực thực hiện quyết liệt các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế theo đúng quy trình quản lý nợ thuế.
Tổng cục Thuế làm rõ việc áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh với người nợ thuế

Tổng cục Thuế làm rõ việc áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh với người nợ thuế

Tổng cục Thuế vừa thông tin làm rõ những băn khoăn về quy định tạm hoãn xuất cảnh của doanh nghiệp và người nộp thuế.
Infographic | Kết quả thanh tra, kiểm tra thuế 10 tháng năm 2024

Infographic | Kết quả thanh tra, kiểm tra thuế 10 tháng năm 2024

Tổng cục Thuế đã công bố báo cáo sơ bộ về tình hình thực hiện công tác thuế trong 10 tháng đầu năm 2024 với những kết quả khả quan.

Tin khác

Thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Số thuế từ các hoạt động thương mại điện tử đã đạt mức tăng trưởng ấn tượng, cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế số tại Việt Nam.
Tổng cục Thuế công bố báo cáo sơ bộ tình hình thực hiện công tác thuế 10 tháng đầu năm 2024

Tổng cục Thuế công bố báo cáo sơ bộ tình hình thực hiện công tác thuế 10 tháng đầu năm 2024

Tổng cục Thuế đã công bố báo cáo sơ bộ về tình hình thực hiện công tác thuế trong 10 tháng đầu năm 2024 với những kết quả khả quan.
Mua bán hóa đơn điện tử: Thách thức mới trong quản lý thuế

Mua bán hóa đơn điện tử: Thách thức mới trong quản lý thuế

Việc chuyển đổi sang hóa đơn điện tử kỳ vọng giúp tăng cường quản lý thuế và ngăn chặn gian lận nhưng thực tế tình trạng mua bán hóa đơn trái phép vẫn phức tạp.
Ngành Thuế phấn đấu hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ công tác thuế năm 2024

Ngành Thuế phấn đấu hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ công tác thuế năm 2024

Tổng cục Thuế chỉ đạo đẩy mạnh công tác quản lý thu, chống thất thu, rà soát, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các đề án, nhiệm vụ trọng tâm công tác thuế năm 2024.
Tháo gỡ nút thắt trong quản lý thuế đối với thương mại điện tử

Tháo gỡ nút thắt trong quản lý thuế đối với thương mại điện tử

Trong bối cảnh thương mại điện tử và nền kinh tế số phát triển mạnh mẽ, việc quản lý thuế đối với các hoạt động này đặt ra nhiều thách thức mới cho cơ quan thuế
Tổng Cục Thuế tăng cường ứng dụng công nghệ, nâng cao hiệu quả phòng chống gian lận hóa đơn điện tử

Tổng Cục Thuế tăng cường ứng dụng công nghệ, nâng cao hiệu quả phòng chống gian lận hóa đơn điện tử

Tổng Cục Thuế tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để thu thập, đánh giá và phân tích thông tin nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống gian lận hóa đơn điện tử.
Tổng cục Thuế quản lý chặt chẽ thuế đối với sàn thương mại điện tử xuyên biên giới

Tổng cục Thuế quản lý chặt chẽ thuế đối với sàn thương mại điện tử xuyên biên giới

Thời gian gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm đến quản lý thuế đối với các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới hoạt động tại Việt Nam, điển hình là sàn Temu.
Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Bộ Tài chính vừa đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Quy định tạm hoãn xuất cảnh trong quản lý thuế bộc lộ một số hạn chế, đặt ra nhiều vấn đề cần được xem xét, giải quyết.
Dự thảo Luật Quản lý thuế: Cân nhắc kỹ lưỡng khi phân cấp quyền quyết định hoàn thuế

Dự thảo Luật Quản lý thuế: Cân nhắc kỹ lưỡng khi phân cấp quyền quyết định hoàn thuế

Trong Dự thảo sửa đổi Luật Quản lý thuế đang trình Quốc hội, một trong những điểm đáng chú ý là đề xuất trao quyền quyết định hoàn thuế cho các chi cục thuế.
Xem thêm

Đọc nhiều

Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Theo dự báo, xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi vào đầu năm 2025, nhờ nhu cầu tăng từ thị trường Trung Quốc.
Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Các yếu tố như sự cạnh tranh từ cà phê, biến động tỷ giá, và kỳ vọng về vụ thu hoạch mới đã tác động mạnh đến giá hồ tiêu tuần qua.
Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Những ngôi nhà tiểu cảnh về làng quê ở Tây Nam Bộ cho đến Bắc Bộ được làm từ rác thải tái chế qua đôi bàn tay khéo léo của chàng trai Hoàng Thanh Tùng.
Quảng Nam: Độc đáo núi đá đĩa bên đường Hồ Chí Minh

Quảng Nam: Độc đáo núi đá đĩa bên đường Hồ Chí Minh

Khi thi công con đường vào thuỷ điện Nước Chè (xã Phước Năng, huyện Phước Sơn, Quảng Nam), một núi đá đĩa ẩn trong đất phát lộ.
Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Với sự nỗ lực từng bước đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng của chính quyền địa phương, cuộc sống của đồng bào huyện Phước Sơn đã ngày càng tốt đẹp hơn.
Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hồ tiêu trong nước đang có dấu hiệu chậm lại so với cùng kỳ năm trước.
Nhận định chứng khoán 18/11: Thị trường có quay về mốc 1.200 điểm?

Nhận định chứng khoán 18/11: Thị trường có quay về mốc 1.200 điểm?

Theo chuyên gia chứng khoán nhận định, sau những phiên lao dốc mạnh, nhà đầu tư được khuyến nghị tránh bán đuổi giá thấp.
Xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,17 tỷ USD

Xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,17 tỷ USD

Lũy kế từ đầu năm đến 15/11, Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng 234.824 tấn hồ tiêu, kim ngạch thu về 1,17 tỷ USD.
Infographic | Brazil là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh

Infographic | Brazil là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh

Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Brazil đạt 6,58 tỷ USD.
Cà phê Robusta đang tiến đến mốc 5.000 USD/tấn

Cà phê Robusta đang tiến đến mốc 5.000 USD/tấn

Thị trường cà phê thế giới đang chứng kiến những diễn biến hết sức tích cực, đặc biệt là đối với loại cà phê Robusta.
Phiên bản di động