Tiếp tục cảnh báo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh rượu
Tăng cường kiểm tra bếp ăn tập thể, kinh doanh thực phẩm qua mạng Hà Nội: Sẽ xóa bỏ các điểm kinh doanh trái cây không đảm bảo an toàn thực phẩm |
Rượu giả, nỗi lo thật
Rượu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và cũng là mặt hàng hạn chế kinh doanh. Tuy nhiên thời gian qua, ở nhiều địa phương vẫn xảy ra những vụ ngộ độc cá nhân, tập thể do sử dụng rượu giả, rượu kém chất lượng.
![]() |
Trên cả nước đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc liên quan tới rượu |
Đặc biệt đáng báo động gần đây là vụ ngộ độc rượu tại Thái Bình. 7 người đã cùng uống loại rượu mà kết quả xét nghiệm phần rượu còn lại cho thấy 58% là methanol (cồn công nghiệp), chỉ có 1% là ethanol (rượu thông thường).
Các bác sĩ cảnh báo, không chỉ trong Tết mà gian thời gian sau Tết Nguyên đán, số trường hợp nhập viện do rượu, bia thường tăng cao, do uống nhiều cũng như uống phải rượu giả, rượu không đảm bảo; trong đó không ít trường hợp uống rượu tự nấu thủ công.
Mặc dù những năm qua, lực lượng quản lý thị trường đã thường xuyên phối hợp kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu, nhất là sản xuất rượu thủ công, nhằm kịp thời phát hiện các hành vi sử dụng cồn công nghiệp methanol để pha chế rượu, các hành vi sản xuất, buôn bán rượu giả, rượu kém chất lượng để tập trung đấu tranh và xử lý kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật, tuy nhiên tình trạng này vẫn diễn ra phổ biến
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai - cho biết: Dù đã được cảnh báo nhiều nhưng chắc chắn tình trạng ngộ độc cồn methanol vẫn sẽ tiếp diễn. Đặc biệt, vào mùa lễ hội, tình trạng uống rượu bia càng gia tăng sẽ làm tăng nguy cơ cao xuất hiện ca ngộ độc. Người mắc bệnh lý về tim, động kinh, hô hấp, thể trạng gầy yếu không nên uống rượu, vì khi đã bị ngộ độc thường rất nặng.
Đồng tình với quan điểm của TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, giới chuyên gia cũng khuyến cáo, người tiêu dùng không nên lạm dụng rượu thủ công tự nấu để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Bởi vì, sản phẩm rượu thủ công đôi khi lẫn những tạp chất độc hại, không đảm bảo an toàn thực phẩm cho người sử dụng.
Cần giám sát chặt chẽ hơn nữa
Thời gian qua, trên cả nước đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc liên quan tới rượu giả, rượu kém chất lượng, thậm chí đã có trường hợp tử vong. Tính riêng từ đầu năm đến nay, Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai; khoa hồi sức cấp cứu của các bệnh viện đa khoa một số tỉnh, thành phố đã cấp cứu nhiều trường hợp có liên quan đến sử dụng rượu không đảm bảo an toàn, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, có hàm lượng methanol cao.
Trước thực trạng này, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố, Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng, tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo đơn vị chức năng triển khai gấp việc tăng cường giám sát, phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ ngộ độc rượu, ngộ độc methanol, đặc biệt với đối tượng có tiền sử nghiện rượu; cấp cứu, điều trị kịp thời để tránh diễn biến xấu tới sức khỏe.
Sở Y tế các tỉnh, thành phố, Ban Quản lý an toàn thực phẩm địa phương phối hợp với đơn vị chức năng của ngành công thương tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, chú trọng cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu nhỏ lẻ, đặc biệt cơ sở nấu rượu thủ công; ngăn chặn kịp thời rượu sản xuất, pha chế không đảm bảo an toàn, rượu không rõ nguồn gốc, không nhãn mác, gây nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường.
Tăng cường thông tin, truyền thông, hướng dẫn người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh rượu; không lạm dụng rượu và bảo đảm an toàn khi lựa chọn, sử dụng rượu; tuyệt đối không sử dụng động, thực vật lạ, không rõ chủng loại, nguồn gốc để ngâm rượu uống…
Với Sở Y tế Hà Nội, cần chỉ đạo đơn vị chức năng triển khai gấp việc phối hợp với cơ quan chức năng ngành công thương trên địa bàn truy xuất tận cùng nguồn gốc sản phẩm rượu gây ngộ độc trong vụ việc, xác định rõ nguyên nhân, phát hiện, xử lý nghiêm hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm theo quy định (nếu có).
Bộ Y tế cũng đề nghị Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) theo trách nhiệm được phân công tại Luật An toàn thực phẩm chỉ đạo tăng cường quản lý, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, chú trọng tới cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu nhỏ lẻ, đặc biệt cơ sở nấu rượu thủ công; ngăn chặn kịp thời các loại rượu sản xuất, pha chế không đảm bảo an toàn, rượu không rõ nguồn gốc, không có nhãn mác gây ra nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường.
Xử lý nghiêm trường hợp sản xuất, kinh doanh rượu không đảm bảo an toàn và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định; phối hợp với cơ quan chức năng ngành y tế trong truy tìm, truy xuất nguồn gốc, xuất xứ các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu gây ngộ độc trên địa bàn được phân cấp quản lý.
Rượu là sản phẩm truyền thống, không thể thiếu trong những dịp Tết đến Xuân về. Đối với người dân Việt Nam, lượng tiêu thụ rượu trong mỗi dịp này đều tăng lên. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, ngoài việc cơ quan chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm trường hợp sản xuất rượu giả, người tiêu dùng cần cẩn trọng khi lựa chọn mua rượu, nên tìm mua tại cơ sở uy tín, tránh mua sản phẩm trôi nổi trên mạng xã hội, không rõ xuất xứ nguồn gốc... |
Tin mới cập nhật

Từ 1/7, một số trường hợp không được chi trả bảo hiểm y tế

Infographic | Triển khai Kế hoạch tiêm vaccine phòng sởi đợt 2

Infographic | Trường hợp được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế từ 1/7/2025

Infographic | Một người mắc sởi có thể lây cho 12-18 người khác

Hợp tác phát triển ngành dịch vụ thú cưng tại Việt Nam

Dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm cần nhập viện khẩn cấp

Cả nước có 20,11 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội

Khai trương bệnh viện chuyên khoa mắt Ánh Dương tại Hà Nội

Những bệnh hiếm, hiểm nghèo bảo hiểm y tế chi trả 100%

Cấm thuốc lá điện tử: Bước đi mạnh mẽ bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Tin khác

Lâm Đồng: Đảm bảo an toàn thực phẩm trong thời gian diễn ra Festival hoa Đà Lạt năm 2024

Sốt xuất huyết: Tốc độ lây lan nhanh, diễn biến bất thường

Cấm sản xuất, kinh doanh thuốc lá điện tử từ năm 2025

Dự kiến đến năm 2034, Việt Nam thừa khoảng 1,5 triệu nam giới

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về tình trạng bác sĩ quảng cáo thực phẩm chức năng?

Bộ trưởng Bộ Y tế mang thuốc lá điện tử vào nghị trường để trả lời chất vấn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Siết quản lý hoạt động kinh doanh khám, chữa bệnh tư nhân, kinh doanh dược

Đại biểu Quốc hội nêu lý do Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 'không dám tự chủ'

Bộ trưởng Bộ Y tế: Thiếu thuốc là bài toán chung của nhiều nước

Chuối chín rất tốt nhưng nhóm người nào không nên ăn?
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục
