Thúc đẩy thực hành ESG trong ngành dịch vụ tài chính Việt Nam
Điện toán đám mây: Giải pháp công nghệ cho ngành tài chính ngân hàng Trí tuệ nhân tạo: Kỷ nguyên mới cho ngành Tài chính – Ngân hàng Ngành tài chính nỗ lực chống thất thu ngân sách |
PwC Việt Nam vừa cho ra mắt báo cáo mới “Thúc đẩy thực hành ESG (Environment - môi trường, Social - xã hội và Governance - quản trị doanh nghiệp) trong ngành dịch vụ tài chính Việt Nam”. Trong đó cho biết, 88% người tham gia khảo sát đã thực hiện hoặc có kế hoạch thực hiện các cam kết ESG, cao hơn so với số liệu của các doanh nghiệp tại Việt Nam đã công bố trong báo cáo trước đây của PwC (80%). Điều này cho thấy ESG đang nhận được sự quan tâm lớn của các tổ chức tài chính.
Bên cạnh đó 89% người tham gia khảo sát cho rằng, nâng cao hình ảnh và uy tín thương hiệu là yếu tố hàng đầu thúc đẩy họ xem xét các cam kết ESG và 71% cho rằng năng lực cạnh tranh là yếu tố thứ hai.
Hơn hết, 78% trong tổng số doanh nghiệp đã phân công một bộ phận để khởi động các sáng kiến ESG, tuy nhiên chỉ 27% hiểu rõ về dữ liệu ESG cần thiết để báo cáo ra bên ngoài và đang thực hiện báo cáo ra bên ngoài.
Theo PwC, Việt Nam là một trong những quốc gia có khả năng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu, với mức thiệt hại ước tính khoảng 523 tỷ USD, tương đương 14.5% GDP đến năm 2050. Vì vậy, xây dựng nền tài chính xanh đóng vai trò quan trọng trong phát triển bền vững, đồng thời mở ra những cơ hội mới, mang lại nhiều lợi ích cho chính các doanh nghiệp.
Ngành Dịch vụ Tài chính, nhân tố chủ đạo của nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các nỗ lực toàn diện hướng tới sự phát triển bền vững. Do đó, việc tích hợp các nguyên tắc ESG vào chiến lược cốt lõi và hoạt động của các tổ chức tài chính là mấu chốt.
Tuy nhiên, theo bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Tổng Giám đốc PwC Việt Nam, các tổ chức tài chính tại Việt Nam cần tạo mối liên kết chặt chẽ hơn giữa mục đích và lợi nhuận, đồng thời nhận ra giá trị của việc đưa ESG vào chiến lược doanh nghiệp. Điều này sẽ cho phép họ xây dựng nền tảng vững chắc cho sự tăng trưởng bền vững và toàn diện trong tương lai. Nền tảng này sẽ cho phép các tổ chức tài chính không chỉ thúc đẩy chuyển đổi trong ngành này mà còn thúc đẩy áp dụng ESG trong các ngành khác thông qua việc cung cấp tài chính bền vững.
![]() |
ESG là yếu tố ngày càng được quan tâm trong phát triển bền vững |
Đáng chú ý, mặc dù 78% doanh nghiệp đã khởi động các sáng kiến ESG, song các tổ chức tài chính cũng đang gặp khó khăn trong việc đánh giá dữ liệu ESG và sau đó công bố thông tin. Chỉ có gần ⅓ (27%) hiểu rõ về dữ liệu ESG cần thiết để báo cáo ra bên ngoài và đang thực hiện báo cáo ra bên ngoài.
Báo cáo cũng cho thấy, mặc dù các cơ quan quản lý của Việt Nam đã thúc đẩy các quy định mới về ESG, thực tế đặt ra ba thách thức hàng đầu trong việc đưa các yếu tố ESG vào khung rủi ro của các tổ chức tài chính là: khó khăn trong tích hợp các yếu tố ESG vào khung rủi ro hiện hữu của doanh nghiệp (73%), tiếp theo là chất lượng công bố thông tin và nhận thức của đối tác về các yếu tố ESG còn thấp (61%) và chưa có các quy định chính thức và rõ ràng (53%).
“Đã đến lúc ngành dịch vụ tài chính của Việt Nam phải hành động và dẫn dắt quá trình chuyển đổi ESG của đất nước, khi Chính phủ giờ đây đã khẳng định các cam kết! Hành động đó có thể bắt đầu từ việc xác lập yêu cầu báo cáo ESG mới, xây dựng chiến lược ESG từ cấp lãnh đạo xuống đến cấp thực thi, nắm bắt các cơ hội tài chính xanh mới hoặc xây dựng năng lực quản lý rủi ro ESG. Việc tích hợp ESG vào cách thức lập chiến lược và quản lý hoạt động kinh doanh của ngành dịch vụ tài chính để tạo ra giá trị cho các bên liên quan đòi hỏi phải thực thi nghiêm túc các thay đổi trong cơ cấu quản trị, quy trình, dữ liệu và hệ thống và quan trọng nhất là định hướng lãnh đạo và xây dựng năng lực về ESG” - bà Đinh Hồng Hạnh, Lãnh đạo ngành dịch vụ tài chính, Tư vấn ESG, PwC Việt Nam chia sẻ.
Tin mới cập nhật

JICA hỗ trợ Việt Nam cải thiện thị trường chứng khoán

Doanh nghiệp kỳ vọng lãi vay trung dài hạn giảm về mức hấp dẫn hơn

Ngân hàng giảm mạnh lãi suất tiết kiệm về dưới 9%/năm, chỉ còn 1 ngân hàng 9,2%

Khơi thông thị trường vốn: Cần lấy lại niềm tin của nhà đầu tư và cùng nhau chia sẻ rủi ro

89.300 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp chậm thanh toán

2 năm giãn nợ trái phiếu sẽ làm gia tăng nợ xấu trong các ngân hàng

Mừng lãi suất, lo khó vay

Giảm lãi suất điều hành: Quyết định “đi trước, đón đầu” trong điều hành chính sách

Doanh nghiệp niêm yết khởi động lại kế hoạch tăng vốn

Đề xuất giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương từ 2% xuống 0%
Tin khác

Vì sao doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận vốn ngân hàng?

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường có thể gây "tổn thương" lớn?

Thế khó của người cầm trái phiếu doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước: Giảm 0,5%/năm với lãi suất cho vay ngắn hạn

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng

Cẩn trọng để tránh mất tiền trong thẻ tín dụng khi mua hàng online

Chứng khoán: Dự báo tuần giao dịch biến động ảnh hưởng từ khối ngoại

NHNN thanh tra 11 ngân hàng về đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Xử lý khủng hoảng trái phiếu không chỉ mỗi việc gia hạn

Gỡ 'nút thắt' về vốn cho doanh nghiệp
Đọc nhiều

Khẳng định một Việt Nam nghĩa tình, trách nhiệm, đoàn kết quốc tế cao cả

Chuyến tàu hỏa chở hàng hóa đầu tiên từ Trung Quốc đến tỉnh Đồng Nai

Thủ tướng giải đáp kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam

Việt Nam tìm cách thu hút khách du lịch Ấn Độ

Đồng Nai tạo quỹ đất thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp

Đề xuất giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương từ 2% xuống 0%

Phát động cuộc thi sáng tác ca khúc “Hào khí doanh nhân Việt Nam”

Hơn 16,6 triệu người Việt Nam đang nắm giữ tiền mã hóa

Cảnh báo giả mạo Tổng cục Thuế yêu cầu cập nhật Căn cước công dân
