Thêm 2 nước cấm xuất khẩu, nguồn cung gạo cho 3 tỷ người thêm chao đảo
Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo: Cơ hội "vàng" cho doanh nghiệp Việt? Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam lên mức cao nhất trong hơn một thập kỷ |
Ngày 29/7, Nga thông báo tạm dừng xuất khẩu gạo từ nay đến cuối năm nay để hỗ trợ thị trường nội địa. Lệnh cấm này không áp dụng với các nước thành viên Liên minh Kinh tế Á - Âu cũng như Abkhazia và Nam Ossetia. Bên cạnh đó, gạo vẫn có thể được gửi ra nước ngoài vì mục đích nhân đạo.
Trước thông báo tạm dừng xuất khẩu gạo của Nga một ngày, Bộ Kinh tế Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) cũng quyết định dừng xuất khẩu gạo trong 4 tháng. Quy định này có hiệu lực ngay lập tức, áp dụng với tất cả loại gạo.
Hiện cả Nga và UAE không nằm trong top 10 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Song, việc thực hiện lệnh cấm xuất khẩu của hai quốc gia này khiến thị trường gạo trên toàn cầu thêm chao đảo.
Bởi, trước đó một tuần, Ấn Độ - quốc gia chiếm 40% sản lượng gạo xuất khẩu trên thế giới thông báo cấm xuất khẩu tất cả các loại gạo tẻ thường.
![]() |
Thị trường gạo toàn cầu chao đảo khi nhiều quốc gia cấm xuất khẩu mặt hàng này (Ảnh minh hoạ) |
Đáng nói, nguồn cung gạo được dự báo căng thẳng hơn khi El Nino diễn ra trên trên khắp toàn cầu, trong đó nhiều khu vực trồng lúa ở các quốc gia đang bị ảnh hưởng nặng, sản lượng lúa gạo sụt giảm mạnh.
Thái Lan - quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới - cũng lo ngại sản lượng gạo trong năm nay có thể giảm vì nhiều vùng trồng lúa xứ chùa Vàng đối mặt tình trạng hạn hán, mất mùa.
Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo, tồn kho gạo trên thế giới ước giảm 8,9 triệu tấn, xuống còn 173,5 triệu tấn niên vụ 2022-2023; dự kiến năm 2023-2024 còn 170,2 triệu tấn. Dự báo gạo còn thiếu hụt nhiều hơn trong những năm tới.
Gạo là lương thực cho khoảng 3 tỷ người trên thế giới. Nguồn cung gạo toàn cầu căng thẳng khiến nhiều quốc gia gặp khó khăn trong việc nhập khẩu, mặc dù giá gạo những ngày gần đây tăng dựng đứng.
Ngày 29/7, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. bày tỏ lo ngại về tình hình nguồn cung lương thực toàn cầu.
Philippines là một trong những nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, thường mua gạo từ Việt Nam. Tuy nhiên, Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. dự báo, nguồn cung có thể hạn chế vì nhiều bên mua khác cũng tìm đến Việt Nam.
Do đó, quốc gia này đang phải tìm kiếm thêm gạo từ nguồn cung khác để nhập khẩu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Trên thị trường, giá gạo Việt Nam và Thái Lan tăng lên mức cao nhất trong một thập kỷ qua.
Tính đến ngày 27/7, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam được giao dịch ở mức 558 USD/tấn, tăng 25 USD/tấn so với ngày 19/7 (phiên giao dịch trước khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo vào 20/7). Gạo 25% tấm từ mức 513 USD/tấn phiên 19/7 cũng tăng lên 538 USD/tấn phiên 27/7.
Với mức giá đó, gạo 5% tấm, 25% tấm xuất khẩu của nước ta tăng lần lượt 35,1% và 36,8% so với ngày này năm ngoái.
Gạo 5% tấm xuất khẩu của Thái Lan vọt lên ngưỡng 603 USD/tấn, tăng 62 USD/tấn so với hôm 19/7, còn so với ngày 27/7/2022 giá đã tăng 51,5%. Gạo 25% tấm của Thái Lan cũng tăng vọt lên mức 553 USD/tấn, cao hơn 51 USD/tấn so với ngày 19/7 và tăng 42,2% so với phiên cùng kỳ năm ngoái.
Chuyên gia gạo trên thế giới ước tính mức tăng tối thiểu là 50 USD/tấn và có thể lên tới 100 USD hoặc hơn. Cả bên bán lẫn bên mua đều đang đợi xem thị trường sẽ lên cao tới đâu.
Trong khi đó, ông Chookiat Ophaswongse - Chủ tịch danh dự của Hội xuất khẩu gạo Thái Lan - cho biết: “Các nhà xuất khẩu không muốn bán ra vì không biết niêm yết giá nào. Một số thương gia dự đoán giá gạo có thể lên cao tới 700-800 USD/tấn”.
Theo GS. Võ Tòng Xuân, giá gạo dự báo còn tăng mạnh. Với nguồn cung gạo trên toàn cầu thiếu hụt lượng lớn, ông Xuân nhận định, giá gạo có thể tăng lên ngưỡng 1.000 USD/tấn như thời điểm năm 2008.
Thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến hết ngày 15/7, nước ta xuất khẩu gần 4,5 triệu tấn gạo, thu về 2,39 tỷ USD.
Tin mới cập nhật

Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất tại Đức

Kênh bán lẻ hiện đại: Đầu ra bền vững cho rau quả

2 tháng đầu năm, xuất khẩu phân bón của Việt Nam giảm nhẹ

Việt Nam nhập khẩu hơn 74 nghìn tấn thịt trong tháng 1/2025

Thông tin mới về thủ tục cấp giấy chứng nhận thực phẩm xuất khẩu

Xuất khẩu 400.000 tấn sắn trong tháng hai năm 2025

Hồng Kông (Trung Quốc) chiếm 69,4% xuất khẩu thịt của Việt Nam

Việt Nam thu về 425 triệu USD từ xuất khẩu hạt điều

Tháng 1/2025, xuất khẩu cua của Việt Nam đạt 19 triệu USD

Xuất khẩu tôm tăng 30,8% so với cùng kỳ
Tin khác

Tháng 1/2025, xuất khẩu tiêu đen của Việt Nam đạt 7.600 tấn

Giá cà phê xuất khẩu tăng phi mã, đạt hơn 5.500 USD/tấn

Nhập khẩu hạt điều của Việt Nam từ Tanzania tăng mạnh

Hồ tiêu hướng tới giá trị xuất khẩu 1,5 tỷ USD

Giá cà phê biến động: Doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó sao?

Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất tại Mỹ

Doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng làm gì khi siết kiểm định?

Xuất khẩu sang Singapore: Doanh nghiệp lưu ý quy định mới

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê

Hoa Kỳ, thị trường tiêu thụ nhiều nhất sắt thép Việt Nam
Đọc nhiều

'Sốt xình xịch' dâu tây Bạch Tuyết giá rẻ trên 'chợ mạng'

Xây dựng văn hóa tiết kiệm, phòng, chống lãng phí trong kỷ nguyên mới

Vì sao nho sữa Trung Quốc ‘thượng hạng’ giá rẻ bất ngờ?

Nhận định chứng khoán 11/3: Duy trì đà tăng

Tiềm năng du lịch từ hiệu ứng MV 'Bắc Bling'

Infographic | Điểm sáng kinh tế Việt Nam 2 tháng năm 2025

Chuyên gia thuế: Gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt là 'cú hích' cho ngành ô tô

Nhận định chứng khoán 10/3: Hạn chế việc mua mới

Giá bạc có thể bứt phá cao nhất mọi thời đại?
