Tăng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi

Thời gian qua, ngành chăn nuôi có nhiều bước chuyển tích cực, hướng tới quy mô và tỷ suất hàng hóa lớn, hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nhiều mô hình chăn nuôi công nghệ cao, hiện đại, khép kín đã giúp tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.

Từ "bước chạy đà" này, để nâng cao kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi trong thời gian tới rất cần sự chung tay, góp sức của các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người chăn nuôi.

Sản xuất thịt gà chế biến tại Nhà máy CPV Food Bình Phước (Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P.Việt Nam). (
Sản xuất thịt gà chế biến tại Nhà máy CPV Food Bình Phước (Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P.Việt Nam). (

Nhiều tín hiệu khởi sắc

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi luôn đạt từ 4% đến 6%/năm, có nhiều chuyển biến rõ nét trong tổ chức sản xuất các ngành hàng sản phẩm chăn nuôi theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại và hiệu quả, thu hút nhiều dự án đầu tư lớn. Cả nước hiện có hàng nghìn trang trại chăn nuôi, nhiều vùng chăn nuôi bò sữa ứng dụng công nghệ cao tập trung ở các tỉnh Sơn La, Nghệ An, Lâm Ðồng; vùng chăn nuôi lợn, gia cầm tại đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Ðông Nam Bộ; cùng các mô hình chăn nuôi tiên tiến của các doanh nghiệp: Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam, Vinamilk, Tập đoàn TH, Công ty cổ phần Tập đoàn DABACO Việt Nam, Tập đoàn Hùng Nhơn Group... Nếu năm 2021, sản lượng thịt hơi các loại ước đạt khoảng 6,69 triệu tấn, sữa tươi ước gần 1,2 triệu tấn, trứng hơn 17,5 tỷ quả... thì năm 2022, dự báo sản lượng thịt các loại đạt khoảng 6,95 triệu tấn, sữa tươi đạt 1,24 triệu tấn, trứng 18,4 tỷ quả..., bảo đảm nguồn cung dồi dào cho thị trường trong nước. Thực tế nêu trên cho thấy, ngành chăn nuôi đã đạt được nhiều tín hiệu khởi sắc.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, để ngành chăn nuôi phát triển ổn định, bền vững, cần chú trọng nâng cao giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi tháng 11 ước đạt 31,7 triệu USD, tính chung 11 tháng năm 2022 ước đạt 361,4 triệu USD.

Tin vui mới đối với ngành chăn nuôi gia cầm, khi vào cuối tháng 10/2022, Công ty TNHH CPV Food Bình Phước (thuộc Công ty cổ phần chăn nuôi C.P.Việt Nam) đã xuất khẩu lô thịt gà chế biến đầu tiên (33,6 tấn) sang thị trường Nhật Bản. Như vậy C.P là doanh nghiệp thứ 2 ở Việt Nam được phép xuất khẩu sản phẩm này sang "Đất nước mặt trời mọc" sau Công ty TNHH Koyu & Unitek vào năm 2017, đem lại cơ hội kinh doanh rất lớn cho doanh nghiệp. Việc xuất khẩu thịt gà sang Nhật Bản đánh dấu sự thành công của Công ty TNHH CPV Food Bình Phước, bởi để vào được thị trường đòi hỏi chất lượng cao này, chúng ta phải đáp ứng được các tiêu chuẩn chăn nuôi, giết mổ, chế biến thịt gà theo chuỗi, bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, có truy xuất nguồn gốc. Dự kiến hai tháng cuối năm 2022, công ty sẽ xuất khẩu hơn 80 tấn thịt gà và khoảng 4.500 tấn trong năm 2023.

Theo Cục Thú y, đến nay đã có bảy quốc gia, vùng lãnh thổ: Nhật Bản, Nga, Kazakhstan, Belarus, Armenia, Kyrgyzstan và Hồng Công (Trung Quốc) chấp nhận và cho phép nhập khẩu thịt gà chế biến của Việt Nam. Việt Nam đang tiếp tục đàm phán để xuất khẩu sản phẩm này sang Liên minh châu Âu (EU), Anh, các nước Trung Đông; đồng thời tăng số lượng doanh nghiệp sản xuất được phép xuất khẩu sang các thị trường đã được mở cửa. Đây được coi là cơ hội tốt để ngành gia cầm phát triển, bởi dư địa xuất khẩu thịt gà ngày càng mở rộng. Trước đó, thịt lợn sữa đông lạnh, trứng gia cầm qua chế biến (trứng vịt muối, trứng chim cút…) đã được xuất khẩu sang một số thị trường: Hồng Công (Trung Quốc), Malaysia, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Campuchia, Myanmar, Lào; sữa và sản phẩm sữa có mặt ở nhiều nước, nhất là thị trường Trung Quốc có tiềm năng rất lớn. Mật ong xuất khẩu sang Mỹ, châu Âu và một số thị trường khác... Theo Cục trưởng Thú y Nguyễn Văn Long, để có được thành quả này là do chúng ta cơ bản kiểm soát được dịch bệnh trên đàn vật nuôi, việc xây dựng chuỗi, vùng an toàn dịch bệnh thời gian qua cũng được các địa phương, doanh nghiệp và người chăn nuôi chú trọng thực hiện. Đến tháng 10/2022, cả nước có 2.210 vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh tại 55 tỉnh, thành phố. Thực tế cho thấy, công tác xây dựng vùng, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi.

Mở rộng thị trường xuất khẩu

Theo các chuyên gia, việc xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam sang các nước hiện chưa được như mong muốn, bởi tổng đàn vật nuôi của cả nước lớn (đàn gia cầm đạt hơn 520 triệu con, đàn lợn có hơn 28 triệu con...), cơ bản vẫn nuôi theo hình thức truyền thống, manh mún, nhỏ lẻ, chưa bảo đảm an toàn dịch bệnh. Việc tiêm phòng vắc-xin cho đàn gia súc, gia cầm tại các nông hộ chưa nhiều do lực lượng thú y cơ sở "mỏng". Tác động của biến đổi khí hậu, diễn biến thời tiết phức tạp như nắng nóng, hạn hán, mưa lũ xảy ra thường xuyên hơn khiến việc phòng, chống dịch bệnh gặp khó khăn. Công tác giám sát phát hiện, báo cáo và công bố dịch bệnh chưa kịp thời, chính quyền và các cơ quan chuyên môn ở một số nơi đôi lúc vẫn chủ quan, lơ là, không nắm rõ thông tin dịch bệnh, để người dân bán chạy động vật mắc bệnh làm dịch bệnh lây lan. Cơ sở hạ tầng trong các vùng quy hoạch chăn nuôi, giết mổ tập trung còn thiếu, chưa đồng bộ. Hiện cả nước chỉ có hơn 1.300 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Một số địa phương chưa có nhân viên thú y thực hiện kiểm soát giết mổ tại cơ sở giết mổ động vật tập trung. Các quy định, hướng dẫn xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh tại tỉnh biên giới chưa đầy đủ; chưa có bộ khung tiêu chí, danh mục, hồ sơ quản lý xây dựng vùng an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn Việt Nam và Tổ chức Thú y thế giới (OIE), nên gặp khó trong việc áp dụng, triển khai thực hiện xây dựng chuỗi, vùng an toàn dịch bệnh. Mới làm được khâu tổ chức sản xuất, còn khâu chế biến và thị trường thì vẫn mờ nhạt; chưa có nhiều chủng loại sản phẩm phù hợp từng thị trường...

Về vấn đề này, tại hội nghị xây dựng chuỗi, vùng an toàn dịch bệnh và thúc đẩy xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật vừa tổ chức mới đây tại tỉnh Bình Phước, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, từ nay đến năm 2030, cần nỗ lực xây dựng thành công các chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh theo quy định của Việt Nam và tiêu chuẩn của OIE tại vùng Đông Nam Bộ. Từ đó, nhân rộng mô hình, vận dụng xây dựng các vùng an toàn dịch bệnh ở các địa phương khác trên phạm vi cả nước; tạo việc làm, tăng thu nhập cho những người tham gia chuỗi sản xuất chăn nuôi, giết mổ, chế biến, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật.

Cùng với đó, các tỉnh, thành phố cần kiểm soát hiệu quả hơn dịch bệnh trên đàn vật nuôi, đẩy mạnh mô hình chăn nuôi trang trại ứng dụng công nghệ cao, theo chuỗi liên kết khép kín; có thêm các chính sách ưu đãi, sát hợp thực tế nhằm khuyến khích doanh nghiệp tăng cường đầu tư vào sản xuất, nhất là khâu chế biến nhằm đa dạng hóa chủng loại mặt hàng; tiếp tục hình thành các tổ hợp chăn nuôi quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao với doanh nghiệp giữ vai trò trọng tâm trong liên kết hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ chăn nuôi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm... Đơn cử như tại Bình Phước, hiện nay tỉnh đang tập trung triển khai các giải pháp thực hiện đề án về chăn nuôi an toàn sinh học, chủ động phòng dịch, kiểm soát giết mổ, phát triển và ứng dụng công nghệ cao; phấn đấu đến năm 2030 sẽ xây dựng thành công vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh tại tất cả 11 huyện, thị xã, thành phố; trong đó có sáu huyện đạt chăn nuôi an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn của OIE.

Tỉnh tiếp tục phối hợp các doanh nghiệp chăn nuôi khảo sát, đánh giá và lựa chọn vị trí bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh để tiến hành xây dựng vùng chăn nuôi, chuỗi sản xuất thịt lợn phục vụ xuất khẩu. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nên sớm có hướng dẫn quy định về xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh ở các vùng tiếp giáp biên giới; xây dựng khung tiêu chí, yêu cầu cụ thể đối với chuỗi, vùng an toàn dịch bệnh động vật theo tiêu chuẩn OIE, phù hợp điều kiện Việt Nam; tiếp tục tiến hành xúc tiến thương mại ở cấp bộ, cấp doanh nghiệp sang các nước để quảng bá sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam; tăng cường nghiên cứu, dự báo và thông tin thị trường để kịp thời định hướng tổ chức sản xuất và hỗ trợ doanh nghiệp chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường; sử dụng các công thức lai giống phù hợp từng vùng sản xuất, phương thức chăn nuôi và phân khúc thị trường bảo đảm có số lượng sản phẩm đủ lớn và đồng nhất về chất lượng, đáp ứng cho xuất khẩu, trong đó chú trọng khâu kỹ thuật chăn nuôi, môi trường. Ngành chăn nuôi nước ta phấn đấu trong tốp các quốc gia tiên tiến ở khu vực Đông Nam Á; sản phẩm chăn nuôi đáp ứng yêu cầu chất lượng, an toàn thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và tăng cường xuất khẩu.

Tin mới cập nhật

Vì sao giá cà phê Việt Nam bán sang châu Á lại đắt hơn châu Âu?

Vì sao giá cà phê Việt Nam bán sang châu Á lại đắt hơn châu Âu?

Giá bán cà phê sang các thị trường châu Á đang cao hơn đáng kể so với thị trường châu Âu, đâu nguyên nhân nào dẫn đến sự chênh lệch này?
Lâm Đồng: Tái cơ cấu lĩnh vực xuất nhập khẩu tầm nhìn đến năm 2030

Lâm Đồng: Tái cơ cấu lĩnh vực xuất nhập khẩu tầm nhìn đến năm 2030

Tỉnh Lâm Đồng phấn đấu đến năm 2030, tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 57% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Xuất khẩu dệt may của Việt Nam tăng tốc những tháng cuối năm 2024

Xuất khẩu dệt may của Việt Nam tăng tốc những tháng cuối năm 2024

Ngành dệt may Việt Nam hiện đang bước vào giai đoạn đẩy nhanh hoạt động sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu để hoàn thành kế hoạch xuất khẩu cả năm 44 tỷ USD.
10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu đậu tương lên tới 1,85 triệu tấn, ước đạt 953 triệu USD, tăng 15,1% về khối lượng, nhưng giảm 6,4% về giá trị so cùng kỳ.
Xuất khẩu gạo năm 2024 sẽ vượt mốc 8 triệu tấn

Xuất khẩu gạo năm 2024 sẽ vượt mốc 8 triệu tấn

Tính đến hết tháng 10, xuất khẩu gạo của nước ta đạt gần 7,8 triệu tấn thu về 4,86 tỷ USD, tăng 10,2% về khối lượng và tăng 23,4% về giá trị so với cùng kỳ.
Ba thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam

Ba thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam

10 tháng đầu năm 2024, Việt Nam chi 36,53 tỷ USD để nhập khẩu hàng nông lâm thủy sản từ thế giới, trong đó 3 thị trường chính là Trung Quốc, Brazil và Mỹ.
Tăng tốc xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc

Tăng tốc xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc

Bên cạnh công tác mở cửa thị trường, hoạt động xúc tiến thương mại cũng được đẩy mạnh triển khai, rau quả Việt tăng tốc xuất khẩu sang Trung Quốc.
EU là thị trường nhập khẩu dệt may lớn thứ 2 của Việt Nam

EU là thị trường nhập khẩu dệt may lớn thứ 2 của Việt Nam

Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, Luxembourg và EU cho biết, EU là thị trường nhập khẩu dệt may lớn nhất thế giới và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam.
9 tháng năm 2024: Xuất khẩu sang Lào tăng 24%, đạt gần 500 triệu USD

9 tháng năm 2024: Xuất khẩu sang Lào tăng 24%, đạt gần 500 triệu USD

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nước ta sang Lào trong 9 tháng năm 2024 đạt 491,9 triệu USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước.
Điểm tên những nhóm hàng xuất khẩu vượt 10 tỷ đô

Điểm tên những nhóm hàng xuất khẩu vượt 10 tỷ đô

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan từ đầu năm đến ngày 15/10, cả nước có 7 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên.

Tin khác

Trung Quốc tăng mua, xuất khẩu thủy sản trở lại mốc tỷ USD trong 1 tháng

Trung Quốc tăng mua, xuất khẩu thủy sản trở lại mốc tỷ USD trong 1 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ. Trung Quốc tăng mua, xuất khẩu thủy sản trở lại mốc tỷ USD trong 1 tháng.
Xuất khẩu cà phê lập kỷ lục, cao nhất trong lịch sử

Xuất khẩu cà phê lập kỷ lục, cao nhất trong lịch sử

10 tháng, Việt Nam đã xuất khẩu 1,2 triệu tấn cà phê, thu về 4,6 tỷ USD, giảm 10,8% về lượng nhưng tăng mạnh hơn 40% giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Hiệp định CEPA mở ra cơ hội vàng cho hồ tiêu Việt xuất khẩu sang UAE

Hiệp định CEPA mở ra cơ hội vàng cho hồ tiêu Việt xuất khẩu sang UAE

Việc loại bỏ hàng rào thuế quan và tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương, Hiệp định CEPA hứa hẹn sẽ mang lại nhiều cơ hội mới cho xuất khẩu hồ tiêu Việt.
10 tháng, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản tăng mạnh hơn 20%

10 tháng, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản tăng mạnh hơn 20%

10 tháng năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản có tổng kim ngạch đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản đạt hơn 18 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản đạt hơn 18 tỷ USD

9 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nhật Bản đạt 18 tỷ USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước.
Điểm tên những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

Điểm tên những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

9 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đạt 88,1 tỷ USD, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm 72%

Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm 72%

Tính đến hết tháng 9, xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc đạt 241.000 tấn, giảm tới 72% so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu hồ tiêu của Việt chính thức vượt mốc 1 tỷ USD sau 8 năm

Xuất khẩu hồ tiêu của Việt chính thức vượt mốc 1 tỷ USD sau 8 năm

Giá xuất khẩu bình quân hồ tiêu trong 15 ngày đầu tháng 10 đã vượt 6.500 USD/tấn, đây là mức giá xuất khẩu hồ tiêu cao nhất đạt được trong gần 8 năm qua.
Xuất khẩu tôm sang EU tăng mạnh 9 tháng đầu năm

Xuất khẩu tôm sang EU tăng mạnh 9 tháng đầu năm

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường EU trong 9 tháng đầu năm đạt trên 360 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu sầu riêng kỳ vọng thu về 3,2 tỉ USD trong năm nay

Xuất khẩu sầu riêng kỳ vọng thu về 3,2 tỉ USD trong năm nay

Tính đến hết tháng 9 năm nay, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đạt 984.800 tấn, tăng mạnh 16,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xem thêm

Đọc nhiều

Nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Lần đầu tiên trong lịch sử, tổng giá trị nhu cầu vàng toàn cầu vượt 100 tỷ USD, tăng 35% so cùng kỳ năm ngoái do các khoản đầu tư vào vàng tăng mạnh.
Thị trường vàng ảnh hưởng thế nào sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ?

Thị trường vàng ảnh hưởng thế nào sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ?

Thị trường vàng sẽ tiếp tục giằng co do tâm lý bấp bênh của nhà đầu tư: Chốt lời hoặc tâm lý sợ bỏ lỡ trước khi bầu cử ở Hoa Kỳ có kết quả.
Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Thời gian qua, Trường Đại học Kinh tế quốc dân có nhiều nỗ lực trong việc cập nhật hình thức, nội dung đào tạo theo hướng gắn thực tiễn và doanh nghiệp.
10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu đậu tương lên tới 1,85 triệu tấn, ước đạt 953 triệu USD, tăng 15,1% về khối lượng, nhưng giảm 6,4% về giá trị so cùng kỳ.
Nhận định chứng khoán 30/10: Liệu VN-Index có tiếp tục nhịp phục hồi?

Nhận định chứng khoán 30/10: Liệu VN-Index có tiếp tục nhịp phục hồi?

Chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán có thể sẽ tiếp tục phục hồi trong phiên hôm nay 30/10.
Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Bộ Tài chính vừa đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy: Những thách thức và bài học kinh nghiệm" diễn ra sáng 4/11, tại Hà Nội.
Cấm xe máy ở các quận nội đô: Cần tính đến an sinh cho người dân

Cấm xe máy ở các quận nội đô: Cần tính đến an sinh cho người dân

Hà Nội thí điểm mô hình vùng phát thải thấp và hạn chế phương tiện gây ô nhiễm tại khu vực nội đô từ đầu 2025, tiến tới dừng hoạt động xe máy vào 2030.
Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Quy định tạm hoãn xuất cảnh trong quản lý thuế bộc lộ một số hạn chế, đặt ra nhiều vấn đề cần được xem xét, giải quyết.
Quảng Bình: Khó thu hút dự án quy mô vì thiếu ‘mặt bằng sạch’

Quảng Bình: Khó thu hút dự án quy mô vì thiếu ‘mặt bằng sạch’

Theo Ban Quản lý Khu Kinh tế Quảng Bình, do thiếu nguồn lực tạo “mặt bằng sạch” nên khó thu hút được các dự án đầu tư có quy mô lớn, công nghệ cao và hiện đại.
Phiên bản di động