Tác dụng tuyệt vời của ngải cứu: Thực hư ra sao?
Rau ngải cứu: Vị thuốc tốt cho sức khỏe nhưng không ít tác dụng phụ Ăn gạo lứt có tác dụng gì? Ngỡ ngàng với tác dụng chăm sóc da của cà chua |
Ngải cứu là cây trồng khá quen thuộc với người dân Việt Nam, ngải cứu xuất hiện trong nhiều bài thuốc cũng như món ăn hằng ngày. Cây ngải cứu thuộc họ cúc, thân thảo, chu kỳ sống lâu năm, lá cây mọc so le, mặt trên lá cây màu xanh đậm, mặt phía dưới có lông nhung màu trắng.
Ngải cứu là một loại cây mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe con người. Ảnh minh họa |
Cây ngải cứu thường được thu hoạch vào khoảng tháng 6 và bộ phận được sử dụng chủ yếu là lá, có thể trồng ngải cứu bằng cách giâm cành hoặc cây con mặc dù cây có ra hoa quả và cho hạt nhưng hạt không được sử dụng để gieo trồng.
Ngải cứu là một loại cây mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe con người. Trong ngải cứu chứa nhiều thành phần tốt, có tác dụng cầm máu, sát trùng, điều hòa kinh nguyệt, lợi tiểu và giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, nước ngải cứu tươi còn giúp đẹp da, giảm mỡ hiệu quả bằng cách uống nước ngải cứu tươi. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng loại cây này. Dưới đây là những đối tượng nên và không nên sử dụng nước ngải cứu tươi. Cùng với đó là thông tin về những tác dụng của cây ngải cứu tươi đem lại.
Ăn rau ngải cứu có tốt không?
Cây ngải cứu có hàm lượng tinh dầu từ 0,20 - 0,34% với thành phần chủ yếu là monoterpen, dehydromatricaria ester, tetradecatrilin, tricosanol, aracholalcol và sesquiterpene...
Ngải cứu có nhiều tác dụng như an thần, lợi mật, có thể kháng khuẩn, cầm máu... Theo kinh nghiệm dân gian, ăn rau ngải cứu có tác dụng trong điều trị kinh nguyệt không đều, chống đầy hơi, chướng bụng, các bệnh về tiêu hóa...
Có nhiều cách sử dụng rau ngải cứu khác nhau, tùy vào mục đích của người sử dụng, ngải cứu có thể sao khô để sử dụng lâu dài hoặc ăn trực tiếp ngải cứu tươi.
Mặc dù ăn rau ngải cứu có nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể nhưng mọi người không nên lạm dụng nó, việc ăn rau ngải cứu quá nhiều hoặc quá thường xuyên có thể gây ra một số tác dụng phụ không tốt đối với cơ thể.
Mọi người chỉ nên ăn rau ngải cứu từ 1-2 lần trong một tuần, nếu bị bệnh sử dụng ngải cứu khô để uống thì chỉ nên uống từ 3-5g khô và uống từng đợt, khi khỏi bệnh thì ngưng uống, không nên sử dụng lâu dài.
Một số bài thuốc và món ăn từ rau ngải cứu
Có rất nhiều bài thuốc khác nhau sử dụng ngải cứu để điều trị một số bệnh lý, sau đây là những bài thuốc điều trị những bệnh lý thường gặp trong cuộc sống:
- Trị mụn cóc, mụn cơm: Rau ngải cứu giã nhỏ ra rồi đắp lên mụn cóc hoặc mụn cơm hằng ngày, thực hiện liên tục từ 3-10 ngày sẽ có hiệu quả;
- Trị mụn trứng cá: Giã rau ngải cứu rồi đắp lên mặt tại vị trí bị mụn trứng cá, chờ 20 phút rồi rửa sạch với nước. Kiên trì thực hiện cho đến khi hết mụn;
- Trị mẩn ngứa, ghẻ lở, rôm sảy: Ngải cứu sau khi giã nát, vắt lấy nước rồi hòa chung với nước tắm hằng ngày. Sau khi thực hiện liên tục trong vài ngày sẽ thấy được hiệu quả;
- Trị bong gân: Lá ngải cứu tươi giã dập hoặc lá ngải cứu khô tẩm rượu sau đó bó vào vị trí bong gân, thực hiện một lần trong ngày, nếu chỗ bong gân có hiện tượng đau và sưng tấy thì có thể bó hai lần trong ngày. Có thể thay thế rượu bằng giấm, hiệu quả đạt được tương tự nhau;
- Dưỡng da: Ngải cứu rửa sạch và trần qua, sau đó thái nhỏ và đun sôi với 500ml nước trong khoảng 20 phút. Sau đó lọc bỏ bã, để nguội và sử dụng như nước hoa hồng;
- Trị cảm cúm: Sử dụng ngải cứu, lá khuynh diệp, vỏ bưởi đun với 2 lít nước sau đó dùng để xông trong vòng 15 phút. Làm liên tục từ 2-3 ngày bệnh sẽ thuyên giảm.
Một vài món ăn sử kết hợp với ngải cứu
- Gà ác hầm ngải cứu: Nguyên liệu gồm 1 con gà ác khoảng 350g, 10g đương quy, 20g câu kỷ tử, 2 quả lê, 250g ngải cứu hầm trong nửa lít nước. Khi nước cạn còn 1⁄2 thì chia thành 5 phần ăn trong cả ngày. Ăn trong vòng 1-2 tuần có tác dụng điều trị suy nhược cơ thể, kém ăn.
- Trứng rán ngải cứu: Đây là món ăn đơn giản, dễ làm, có nhiều tác dụng nếu ăn trong thời gian dài ( chỉ nên ăn 1-2 lần trong tuần) như loại bỏ máu ứ, lưu thông máu, có lợi cho quá trình trao đổi chất, giúp loại bỏ chứng lạnh trong tử cung.
Trứng rán ngải cứu là món ngon quen thuộc, dễ thực hiện. Ảnh minh họa |
- Óc heo chưng ngải cứu: Giúp thay đổi khẩu vị, kích thích ăn ngon hơn vì trong lá ngải cứu có chứa adenin và choline, hai thành phần cấu thành lên vitamin B có tác dụng tích cực trong chuyển hóa các chất.
Mặc dù ngải cứu có tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng đối với đối tượng phụ nữ mang thai không nên sử dụng quá nhiều. Cụ thể: Chỉ nên dùng 3-5 ngọn mỗi lần và chỉ nên ăn 3 lần/tuần; Nếu có tiền sử sảy thai, sinh non nên hạn chế sử dụng ngải cứu; Cân nhắc sử dụng khi đang nuôi con bằng sữa mẹ
Ngoài ra, khi bạn sử dụng ngải cứu cần lưu ý
- Không nên sử dụng chung với các loại thuốc chống trầm cảm và chống loạn thần, chống đái tháo đường, chống đông máu, chống ung thư, kháng nấm, và kháng khuẩn thuốc.
- Không dùng ngải cứu trong trường hợp bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thảo dược
- Không nên sử dụng ngải cứu thường xuyên trong hơn 4 tuần
Với những công dụng của ngải cứu cùng các bài thuốc từ ngải cứu. Bạn có thể tham khảo để cải thiện tình trạng sức khỏe của mình và người thân. Tuy nhiên hãy lưu ý cách sử dụng và những trường hợp cần tránh sử dụng. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để sử dụng lá ngải cứu một cách an toàn và hiệu quả. |