Ăn gạo lứt có tác dụng gì?
Tràn lan gạo lứt chữa ung thư: Nghe dân gian hay đợi khoa học? Lợi ích vàng của hạt sen Uống sữa hạt hàng ngày có nên không? |
Gạo lứt được biết đến với nhiều tác dụng khác nhau như giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, bệnh ung thư, bệnh loãng xương, giảm cân... Thực tế, gạo lứt có tác dụng rất tốt trong giảm cân bởi vì nó chứa nhiều nguyên tố mangan, chất xơ và selen có tác dụng chống oxy hóa và cải thiện hệ tiêu hóa của cơ thể.
Gạo lứt có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe của người dùng. Ảnh minh họa |
Gạo lứt và cách phân loại gạo lứt
Gạo lứt thuộc nhóm ngũ cốc. Tuy nhiên, gạo lứt được xếp vào loại ngũ cốc nguyên hạt mặc dù gạo đã được loại bỏ lớp vỏ cứng ở bên ngoài, nhưng hạt gạo lứt vẫn còn giữ nguyên được phần cám gạo và mầm gạo. Đồng thời những thành phần này chứa khác nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Gạo lứt có thể được phân loại thành gạo lứt tẻ và gạo lứt nếp.
- Gạo lứt tẻ cũng có nhiều loại khác nhau như gạo lứt hạt ngắn, hoặc gạo lứt tẻ hạt dài... Đối với gạo lứt tẻ trước khi nấu cần thực hiện vo gạo và ngâm gạo với nước trong một thời gian, sau đó mới đem gạo đi nấu thì gạo sẽ nhanh chín và dễ tiêu hoá hơn khi sử dụng.
- Gạo lứt nếp thường có nguồn gốc từ các loại gạo nếp tương tự như nếp hương, nếp cái hoa vàng,... và đặc điểm của loại gạo lứt nếp thường sẽ mềm và dẻo hơn so với gạo lứt tẻ và sử dụng gạo lứt nếp để nấu xôi hoặc làm bánh...
Ngoài ra, có thể phân loại gạo lứt theo màu sắc hạt gạo:
- Gạo lứt trắng: Những loại gạo lứt này khá phổ biến, và đặc biệt rất giàu giá trị dinh dưỡng đồng thời loại gạo này cũng phù hợp với khẩu vị của nhiều người.
- Gạo lứt đỏ: Loại gạo lứt đỏ có thành phần dinh dưỡng khá phong phú đặc biệt phù hợp với những người có chế độ ăn chay, những người cao tuổi hoặc những người bệnh về đường huyết. Tuy nhiên, khi sử dụng gạo lứt đỏ cần phân biệt loại gạo này với gạo huyết rồng. Bởi vì gạo huyết rồng có thể làm tăng chỉ số đường huyết của cơ thể. Và loại gạo này chắc chắn không phù hợp với những người đang mắc bệnh tiểu đường.
- Gạo lứt đen: Loại gạo này thường có hàm lượng đường khá ít và ngược lại hàm lượng chất xơ rất nhiều, cùng với các chất chống oxy hóa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bên cạnh đó, gạo lứt màu đen còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác tốt cho sức khỏe của người sử dụng.
Tác dụng của gạo lứt với sức khoẻ
Gạo lứt có tác dụng rất tốt đối với các bệnh lý liên quan đến tim mạch: Theo các nghiên cứu thực hiện tìm hiểu về vai trò của gạo lứt với sức khỏe cho thấy gạo lứt có nhiều lợi ích tốt đối với sức khỏe của tim mạch. Và đặc biệt trong gạo lứt có chứa chất xơ với tác dụng giúp giảm thiểu nguy cơ tắc nghẽn động mạch. Một nghiên cứu khác trên tạp chí Tim mạch Hoa Kỳ tìm hiểu về lợi ích của gạo lứt cho thấy việc tăng cường sử dụng các loại chất xơ từ ngũ cốc hoặc từ các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch vành.
Gạo lứt có tác dụng giúp giảm cholesterol xấu trong cơ thể: Thành phần trong gạo lứt có nguồn chất xơ hoà tan khá phong phú. Những loại chất xơ này có thể giúp làm giảm hàm lượng cholesterol xấu LDL trong máu. Hơn nữa, tinh dầu của gạo lứt cũng có tác dụng tương tự này. Ngoài ra, dầu cám gạo của gạo lứt có vai trò quan trọng trong việc làm giảm cholesterol.
Gạo lứt có vai trò trong giảm nguy cơ của bệnh tiểu đường: Chỉ số đường huyết trong gạo lứt khá thấp đồng thời gạo lứt khi đi vào cơ thể được tiêu hoá chậm nên ít gây nên sự thay đổi đột ngột về hàm lượng đường trong máu.
Một nghiên cứu về chỉ số đường huyết của gạo lứt đăng tải trên tạp chí Quốc tế về Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng cho thấy tổng hàm lượng đường được giải phóng từ gạo lứt thấp hơn so với gạo trắng khoảng 23.7%. Gạo lứt còn có chứa nhiều acid phytic, polyphenol, chất xơ và dầu nên gạo lứt có nhiều lợi ích đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường và các tình trạng tăng huyết áp.
Gạo lứt có tác dụng giúp phòng ngừa bệnh ung thư: Thành phần dinh dưỡng trong gạo lứt có chứa nhiều hợp chất có đặc tính chống ung thư tốt. Vì vậy, ăn gạo lứt thay thế cho gạo trắng sẽ giúp ngăn ngừa ung thư tốt hơn.
Gạo lứt có nhiều tác dụng đối với tình trạng cân nặng của cơ thể: Sử dụng gạo lứt thay thế cho gạo trắng không chỉ giúp giảm thiểu các bệnh liên quan đến tim mạch, đường huyết mà còn giúp bạn có thể duy trì được trọng lượng cơ thể được cân đối hơn. Vì thành phần chất xơ trong gạo lứt có tác dụng giúp tăng cảm giác no khiến cho bạn sẽ ít thèm ăn vặt các loại thực phẩm không lành mạnh - dễ gây tăng cân mất kiểm soát.
Hơn nữa, gạo lứt còn giúp giảm cân và phát huy tốt quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Không những thế gạo lứt còn chứa hàm lượng mangan khá phong phú giúp hỗ trợ tổng hợp chất béo cho cơ thể.
Gạo lứt có tác dụng tốt đối với hệ miễn dịch: Thành phần dinh dưỡng của gạo lứt chứa đáng kể các loại vitamin, chất khoáng trong đó có hàm lượng phenolic khá phong phú và rất cần thiết cho một hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Khi cơ thể có hệ miễn dịch khỏe mạnh có thể sẽ giúp tăng tốc độ phục hồi và khả năng chống lại các tác nhân bệnh tật hoặc các tác nhân lây nhiễm từ bên ngoài môi trường. Hơn nữa, trong gạo lứt cũng có hàm lượng chất chống oxy hóa khá cao giúp ngăn ngừa sự tổn thương của các tế bào do các gốc tự do gây nên và giúp ngăn ngừa được các bệnh lây nhiễm cũng như quá trình lão hoá của cơ thể.
Gạo lứt được dùng để chế biến thành nhiều món ngon, hấp dẫn. Ảnh minh họa |
Gạo lứt có tác dụng tốt đối với hệ xương: Hàm lượng magie trong gạo lứt có thể cung cấp khoảng 21% nhu cầu magie hàng ngày với hàm lượng 226 gam gạo sẽ giúp cho hệ xương được chắc khỏe. Magie được biết đến như một chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với việc bảo vệ khung xương của cơ thể như canxi và vitamin D. Hơn nữa, magie còn rất cần thiết cho quá trình chuyển hóa vitamin D thành dạng hoạt hoá để dễ hấp thụ canxi đồng thời hỗ trợ hình thành xương và ngăn ngừa tình trạng khử khoáng xương. Khi cơ thể thiếu hàm lượng magie có thể liên quan đến tình trạng mật độ xương giảm và có thể gây ra những ảnh hưởng liên quan đến viêm khớp cũng như loãng xương khi tuổi ngày một tăng.
Như vậy, gạo lứt có thể được sử dụng để thay thế gạo trắng trong hầu hết các công thức nấu ăn chay mà vẫn cung cấp một hương vị đầy đủ, phong phú và hấp dẫn. Bột gạo lứt có thể được sử dụng cho bánh chay, bánh mì và bánh nướng khác. Trong tất cả các loại ngũ cốc, gạo lứt rõ ràng là sự lựa chọn rất tốt cho sức khỏe. |