Những quy tắc dừng xe an toàn khi trên đường cao tốc để không gặp nguy hiểm
Làm đường cao tốc: Đừng để một chủ trương lớn bị mang tiếng Nối cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường Hồ Chí Minh: Bộ Giao thông Vận tải nói gì? Longform | Hàng loạt bất cập trên đường cao tốc |
Để việc dừng đỗ xe trên đường cao tốc được an toàn, các tài xế cần phải áp dụng những quy tắc dưới đây để phòng tránh sự cố.
Chỉ dừng ở làn dừng khẩn cấp
Làn dừng xe khẩn cấp trên đường cao tốc là làn đường trong cùng và được phân cách với đường cao tốc bằng vạch kẻ liền trắng. Được quy định sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp như trục trặc xe, sức khỏe người lái không đảm bảo và cho các phương tiện ưu tiên.
Khi gặp sự cố trên cao tốc, hãy nhanh chóng đưa xe vào làn dừng khẩn cấp, nằm ngoài cùng bên phải và được phân cách bằng vạch kẻ liền 1.2 (vạch phân chia hai chiều xe chạy (vạch tim đường), dạng vạch đơn, nét liền). Làn đường này được thiết kế để xe gặp sự cố có thể tấp vào và dừng lại an toàn, không cản trở giao thông.
Làn đường này giúp các xe gặp sự cố và dừng lại, không ảnh hưởng đến giao thông. Ảnh: Cục đường bộ Việt Nam |
Trước khi chuyển làn, hãy quan sát kỹ các phương tiện khác và bật xi nhan cảnh báo để báo hiệu cho họ giảm tốc độ hoặc nhường đường, đảm bảo an toàn giao thông.
Bật đèn cảnh báo và dùng vật cảnh báo
Trên đường cao tốc thì tốc độ của các xe di chuyển rất nhanh, ở làn ngoài cùng bên trái (làn 1), các phương tiện thường di chuyển với tốc độ tối đa cho phép, trong trường hợp này là 120km/h. Do đó, nếu không may xảy ra sự cố trên đường cao tốc thì tài xế cần lập tức bật đèn khẩn cấp (nút bấm hình tam giác màu đỏ trên xe), đặt vật cảnh báo nguy hiểm để thu hút sự chú ý của các tài xế khác, đồng thời khẩn trương tìm cách di chuyển xe vào làn dừng khẩn cấp, thậm chí có thể phải dùng sức đẩy xe và tuyệt đối không ra khỏi xe nếu chưa bật tín hiệu và đặt vật cảnh báo.
Dừng đỗ xe trên đường cao tốc sai quy định có thể gây ra tai nạn đáng tiếc. Ảnh: Báo Giao thông |
Vật cảnh báo nguy hiểm có thể là tam giác phản quang, cọc tiêu hình nón, cành cây lớn, đèn pin, hoặc bất cứ vật gì khác... nếu tốc độ vận hành trung bình của xe từ 50 km/h trở lên thì khoảng cách từ điểm đặt biển báo đến xe gặp sự cố là từ 150 đến 250 m.
Nên đặt các vật dụng cảnh báo nguy hiểm ở phía sau xe dừng đỗ với một khoảng cách phù hợp, để tài xế các xe phía sau có đủ thời gian giảm tốc độ và đánh lái tránh.
Hành khách không được đứng trên đường cao tốc
Khi xe gặp sự cố đã dừng hẳn thì những người không liên quan đến xe thì tuyệt đối không rời khỏi đường cao tốc, di chuyển ra phía sau lan can đường hoặc khu vực càng xa làn đường xe chạy càng tốt, đứng phía sau giải phân cách để đảm bảo an toàn. Tốc độ các xe di chuyển rất nhanh, nếu như hành khách đừng khuất tầm nhìn thì rất nguy hiểm.
Ngoài ra tài xế chú ý quan sát lối ra/vào đường cao tốc. Hãy chú ý các biển báo để có sự chủ động khi điều khiển phương tiện. Khi đi vào và thoát ra, tài xế cần di chuyển vào làn thích hợp.
Với những quy tắc lưu ý nên trên mong các tài xế sẽ có những bài học để hạn chế những tai nạn đáng tiếc xảy ra khi lưu thông trên cao tốc.