Mở cánh cửa nội địa hóa cho ngành công nghiệp ô tô
Chip bán dẫn… vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu
Theo thống kê của Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), cả nước hiện có hơn 377 doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ô tô, trong đó có 169 doanh nghiệp FDI, chiếm tỷ lệ 46,43%. Có khoảng hơn 40 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô; 45 doanh nghiệp sản xuất khung gầm, thân xe, thùng xe; 214 doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô...
![]() |
Cần tạo dựng thị trường cho công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô, duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước. Ảnh: Thaco |
Số lượng nhà cung cấp của Việt Nam trong ngành công nghiệp ô tô hiện có chưa đến 100 nhà cung cấp cấp 1 và 150 nhà cung cấp cấp 2,3. Giá trị sản xuất của công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô chỉ chiếm khoảng 2,7% tổng giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp. Tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi thấp hơn mục tiêu đề ra, đồng thời thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia trong khu vực.
Trên thực tế, các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng mới sản xuất, gia công chưa được 300 chi tiết trong khi cả chiếc xe có khoảng 30.000 chi tiết linh kiện. Bên cạnh đó, hàm lượng công nghệ và giá trị các chi tiết linh kiện, phụ tùng này cũng chưa cao khi mới chỉ là những linh kiện cồng kềnh, cần nhiều nhân công như ghế, bộ dây điện, vành bánh xe, ốp cửa, lốp không săm... và một số doanh nghiệp đầu tư dây chuyền dập thân, vỏ xe. Những chi tiết quan trọng về động cơ, hệ truyền động, hộp số, hệ thống an toàn, hệ thống điện tử trên xe, đặc biệt là chip bán dẫn, doanh nghiệp nội địa chưa sản xuất được và phải phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu.
Hiện đối với những linh kiện nội địa hóa được, các doanh nghiệp Việt chủ yếu làm các chi tiết cồng kềnh, giản đơn, sử dụng nhiều nhân công, giá rẻ như: ghế, ắc quy, nhựa cỡ lớn... Phần lớn linh kiện yêu cầu hàm lượng chất xám, hàm lượng kỹ thuật cao đều phải nhập khẩu; các cụm linh kiện phức tạp hiện nay doanh nghiệp trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam cũng chưa sản xuất được.
Về tỷ lệ nội địa hóa, Bộ Công Thương cũng cho biết, tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi còn thấp. Mục tiêu đề ra là 30 - 40% vào năm 2020, 40 - 45% vào năm 2025 và 50 - 55% vào năm 2030. Nhưng con số thực tế hiện nay mới đạt bình quân khoảng 7-10%. Cụ thể, theo thông tin được cung cấp từ doanh nghiệp, hiện có Thaco đạt khoảng 15-18%, Toyota Việt Nam đạt 37% đối với riêng dòng xe Innova. Con số này thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu đề ra và so với các quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Indonesia và Malaysia.
Về phụ tùng, linh kiện, hiện Việt Nam mới chủ yếu là các phụ tùng với công nghệ giản đơn, như ghế ngồi, kính, săm lốp, bánh xe… Những linh kiện quan trọng, có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao như hệ thống phanh, ly hợp, hộp số, hệ thống lái... vẫn phải nhập khẩu hoàn toàn.
Tăng nội địa hóa, ưu đãi đặc biệt với xe điện
Tóm lại, ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam đang gặp phải nhiều trở ngại, từ quy mô thị trường nhỏ cho đến tỷ lệ nội địa hóa thấp. Với tình hình này, các doanh nghiệp trong nước cần có chiến lược phát triển chuỗi cung ứng và công nghệ tiên tiến hơn để tăng khả năng cạnh tranh và giảm phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu.
Để đạt được các mục tiêu trên, ông Phạm Nguyên Hùng - Cục trưởng Cục Công nghiệp cho biết, Dự thảo chiến lược phát triển ngành ô tô Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045 của Bộ Công Thương đã đặt ra nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Cụ thể, Dự thảo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ tiên tiến nhằm sản xuất các linh kiện quan trọng như động cơ, hộp số, bộ truyền động và thân vỏ xe. Hợp tác với các hãng ô tô lớn sẽ giúp Việt Nam sản xuất các loại phụ tùng có tiềm năng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thời tăng cường xuất khẩu.
Ngoài ra, việc thu hút đầu tư vào các lĩnh vực cơ bản như tạo phôi, gia công chính xác và xử lý bề mặt là giải pháp cần thiết để hỗ trợ ngành. Hợp tác với các ngành công nghiệp vật liệu đầu vào cũng được nhấn mạnh để đảm bảo nguồn lực bền vững.
Khuyến khích sản xuất các dòng xe thân thiện với môi trường như xe điện và xe hybrid, đáp ứng tiêu chuẩn khí thải theo lộ trình, cũng là một trong những ưu tiên nhằm giúp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.
Dự thảo đề cập việc đẩy mạnh xây dựng chính sách ưu tiên phát triển sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô điện, ô tô sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường. Đồng thời phát triển cơ sở hạ tầng liên quan như trạm sạc điện, trạm nạp nhiên liệu, trạm biến áp, hạ tầng giao thông, lưới điện...
Ngoài ra, Bộ Công Thương đề xuất chính sách kích cầu thị trường, tập trung vào chính sách ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt, giảm lệ phí trước bạ đối với xe điện và xe hybrid, hỗ trợ người tiêu dùng phí đỗ xe và thuế môi trường... Bộ Công Thương cũng định hướng xây dựng, phát triển công nghiệp hỗ trợ cung cấp linh kiện, phụ tùng cho sản xuất, lắp ráp xe điện, xe hybrid, xe sử dụng năng lượng mặt trời, nhiên liệu sinh học và nhiên liệu xanh mới khác.
Theo ông Đào Công Quyết, Trưởng Tiểu ban Truyền thông Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), việc tăng chính sách khuyến khích, ưu đãi cho các dòng xe thân thiện môi trường thông qua giảm thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ hỗ trợ thị trường chuyển đổi từ sử dụng xe động cơ đốt trong sang xe thuần điện. Do đó, đại diện VAMA kiến nghị nhà nước xem xét giảm thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe hybrid từ mức 100% xuống bằng 70% mức áp dụng cho xe chạy bằng xăng, dầu cùng loại. Thuế suất áp dụng cho xe PHEV (xe hybrid sạc điện) bằng 50% mức áp dụng cho xe chạy bằng xăng, dầu cùng loại, tức giảm thêm 20% so với hiện tại.
Để phát triển được xe điện, việc phát triển thị trường tiêu thụ xe điện là yếu tố rất quan trọng. Do đó, bên cạnh việc hỗ trợ cho sản xuất trong nước, VAMA đề xuất bổ sung các chính sách hỗ trợ cho xe điện nhập khẩu theo lộ trình.
Tập trung 3 giải pháp trong tâm
Để tăng tỷ lệ nội hoá cho ngành ô tô, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục hỗ trợ các địa phương và doanh nghiệp để tăng tỷ lệ nội địa hóa trong thời gian tới.
Nêu giải pháp cụ thể, Cục Công nghiệp cho biết, thứ nhất cần tạo dựng thị trường cho công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô, duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước; tập trung phát triển một số dòng xe chiến lược để tạo thị trường cho công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô. Bảo vệ thị trường cho công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô bằng các hàng rào kỹ thuật, thuế quan phù hợp cam kết quốc tế và thực trạng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
Thứ hai, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp gia tăng tỷ lệ giá trị nội địa: Điều chỉnh chính sách về thuế, phí, lệ phí, tài chính theo hướng ưu đãi, hỗ trợ cho tỷ lệ giá trị nội địa đối với ô tô sản xuất trong nước nhằm khuyến khích các doanh nghiệp gia tăng nội địa hóa.
Thứ ba, nâng cao năng lực doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô; thực hiện hiệu quả các chính sách ưu đãi và hỗ trợ của Chính phủ đối với công nghiệp hỗ trợ nói chung và công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô nói riêng, đặc biệt là việc thực hiện Chương trình phát triển CNHT hàng năm.
Tại Quyết định số 589/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp giai đoạn 2018 - 2020 xét đến 2025, nêu rõ: Khuyến khích các doanh nghiệp lớn đầu tư phát triển ngành công nghiệp ô tô, không phân biệt doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Chính phủ tiếp tục củng cố thể chế, chính sách tốt hơn, có lợi cho sản xuất, cho người dân và không trái với thông lệ, cam kết hội nhập quốc tế.
Với dự báo nhu cầu ô tô của nước ta, năm 2025 theo phương án trung bình khoảng 800 - 900 nghìn xe và năm 2030 khoảng 1,5 - 1,8 triệu xe, nếu không phát triển ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, toàn bộ thị trường xe con là xe nhập khẩu; xe khách và xe tải nhập khẩu 50%, 50% sản xuất trong nước với tỷ lệ nội địa hóa 50%, thì kim ngạch nhập khẩu năm 2025 dự kiến khoảng 12 tỷ USD và năm 2030 là 21 tỷ USD.
Như vậy, nếu không sớm có giải pháp, chính sách hỗ trợ ngành sản xuất, lắp ráp ô tô và công nghiệp cơ khí và công nghiệp hỗ trợ ô tô trong nước phát triển thì nước ta sẽ trở thành thị trường tiêu thụ ô tô cho các hãng FDI tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, ngành công nghiệp ô tô cũng cần những chính sách đủ mạnh để giải quyết các vấn đề như chi phí đầu tư lớn trong khi sản lượng nhỏ và chưa có công nghiệp vật liệu chất lượng cao… để nhanh chóng thu hẹp khoảng cách chi phí, mở rộng được mạng lưới linh kiện nội địa, thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ trong tương lai.
Dự thảo chiến lược phát triển ngành ô tô Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045, trong đó đặt mục tiêu đến năm 2035, tổng sản lượng xe đạt khoảng 1.531.400 chiếc, trong đó xe đến 9 chỗ khoảng 852.600 chiếc, từ 10 chỗ trở lên khoảng 84.400 chiếc, xe tải khoảng 587.900 chiếc, xe chuyên dụng khoảng 6.500 chiếc. Tỷ lệ số xe sản xuất lắp ráp trong nước chiếm khoảng 78% so với nhu cầu nội địa. Đến năm 2035, tổng lượng xe xuất khẩu đạt khoảng 90.000 chiếc… |
Tin mới cập nhật

Ô tô nhập khẩu tăng gần 23%, xe giá rẻ chiếm ưu thế

Bình quân mỗi ngày có 8.000 xe máy mới xuất xưởng

Ô tô nhập khẩu tăng mạnh, 2 tháng đạt gần 25.000 xe

VinFast và DHL rút ngắn thời gian giao phụ tùng còn 24 giờ tại châu Âu

Top 10 ô tô bán chạy nhất tại Việt Nam tháng 2/2025

Tháng sau Tết, thị trường ô tô phục hồi rõ rệt

Trạm sạc điện liên tục mở rộng nhưng vẫn lo quy chuẩn, tiêu chuẩn

Hãng xe Việt Nam xuất khẩu 2.500 ô tô điện tới Indonesia

Mỹ: Lý do đại lý xe nộp phạt hàng triệu USD

Nhập khẩu ô tô nguyên chiếc tháng 2 tăng mạnh
Tin khác

Thêm nhiều hãng xe tham gia cuộc đua giảm giá tháng 3/2025

Infographic | Mẫu giấy phép lái xe mới do lực lượng công an cấp

Xe điện đồng loạt giảm giá, có loại giảm 200 triệu đồng

Vì sao không nên đổ xô đi đổi giấy phép lái xe?

Thị trường xe điện thế giới năm 2025 khởi động mạnh mẽ

Nissan và Honda hủy bỏ thỏa thuận sáp nhập 60 tỷ USD

Năm 2025- ưu thế nghiêng về dòng xe điện, xe hybrid

Thông tin về mẫu xe điện gầm cao đầu tiên của Mazda

Việt Nam nhập khẩu hơn 7.200 ô tô trong tháng 1/2025

Ôtô nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh nửa tháng đầu năm
Đọc nhiều

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới

Nhận định chứng khoán 21/4: Cân nhắc giải ngân từng phần

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 22/4: Nhịp hồi phục quay lại

Nở rộ trào lưu 'cà phê yêu nước' dịp 30/4

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao
