Nghị quyết 01/NQ-CP: Bộ Công Thương quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn

Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 32/QĐ-BCT phê duyệt Chương trình hành động của ngành Công Thương thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP với 9 nhóm nhiệm vụ lớn
Nghị quyết 01 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển KTXH, cải thiện môi trường kinh doanh năm 2023 Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết số 01: Tập trung bảo vệ môi trường

Nhằm quán triệt, phân công và giao nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc Bộ Công Thương bám sát mục tiêu, nhiệm vụ được giao, thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và chịu trách nhiệm toàn diện trước Bộ trưởng Bộ Công Thương về kết quả thực hiện theo lĩnh vực phụ trách, ngày 13/1/2023, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Nghị quyết 01/NQ-CP: Bộ Công Thương quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị quán triệt, triển khai Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

Cụ thể hóa 9 nhóm nhiệm vụ và hơn 50 nhóm giải pháp

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, ngay sau khi có Nghị quyết 01/NQ-CP (ngày 6/1/2023) của Chính phủ ngày 9/1/2023, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 32/QĐ-BCT phê duyệt Chương trình hành động của ngành công thương thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP nhằm cụ thể hoá các mục tiêu, nhiệm vụ được Quốc hội và Chính phủ giao phó.

Chính vì vậy, Chương trình hành động của ngành đã cụ thể hoá thành 9 nhóm nhiệm vụ lớn và hơn 50 nhóm giải pháp cụ thể theo ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý. Đặc biệt, đây cũng là năm đầu tiên Chính phủ đưa Nghị quyết 02/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia vào Nghị quyết 01/NQ-CP để thực hiện.

Báo cáo về Chương trình hành động của ngành công thương thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP, ông Nguyễn Quốc Anh - quyền Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Công Thương tiếp tục nghiên cứu, quán triệt và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là liên quan về phát triển công nghiệp, thương mại; giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023.

Ngoài ra, Bộ Công Thương sẽ hoàn thành có chất lượng và đúng thời hạn các nhiệm vụ được giao tại Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ năm 2023 và các dự án sửa đổi, bổ sung các Luật, các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành; tập trung tham mưu cho Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Ngoài ra, Bộ sẽ khẩn trương xây dựng Luật Phát triển công nghiệp và cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp có tính nền tảng; tham mưu tổng kết cơ chế, chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là việc thực hiện chính sách thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.

Đặc biệt, Bộ Công Thương sẽ chủ động rà soát, tham mưu cho cấp có thẩm quyền đàm phán, ký kết các cơ chế hợp tác song phương và đa phương mới; mở rộng, đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng và mặt hàng xuất nhập khẩu; hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng thương hiệu, thúc đẩy xuất khẩu bền vững.

Cùng đó, đổi mới xúc tiến thương mại, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả, thị trường các mặt hàng thiết yếu để điều hành phù hợp, hiệu quả; tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường;nâng cao năng lực phòng vệ thương mại bảo đảm môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh, phù hợp với các cam kết quốc tế…

Khẩn trương xây dựng kế hoạch thực hiện, đặc biệt đề cao trách nhiệm

Tại hội nghị, Bà Đỗ Thu Hương -Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nêu rõ, Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá đến năm 2030 có một số điểm mới, thay vì tốc độ phát triển xuất khẩu nhanh đã tập trung vào phát triển xuất khẩu bền vững.

Bà Đỗ Thu Hương -Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương)
Bà Đỗ Thu Hương -Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương)

Cùng đó là các yếu tố để đạt thương mại với từng thị trường, khu vực thị trường; hài hòa giữa các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn; cơ hội tham gia và hưởng thụ thành quả tăng trưởng xuất nhập khẩu; về bảo vệ môi trường và thích ứng với biển đổi khí hậu.

Đặc biệt, chiến lược xác định các động lực mới cho phát triển xuất nhập khẩu là: kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, nguồn nhân lực và đổi mới sáng tạo.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên lưu ý, gần đây Trung Quốc đã mở cửa biên giới, bởi vậy, Cục Xuất nhập khẩu và đơn vị thuộc Bộ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chính quyền địa phương triển khai đề án xuất khẩu theo chính ngạch để quy hoạch lại vùng trồng, vùng nuôi, tổ chức sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của thị trường.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên lưu ý, gần đây Trung Quốc đã mở cửa biên giới, bởi vậy, Cục Xuất nhập khẩu và đơn vị thuộc Bộ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chính quyền địa phương triển khai đề án xuất khẩu theo chính ngạch để quy hoạch lại vùng trồng, vùng nuôi, tổ chức sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của thị trường.

Tại hội nghị, Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) Trương Thanh Hoài đã đề cập đến nhiệm vụ cụ thể của đơn vị theo đó triển khai các nội dung về phát triển công nghiệp tại Nghị quyết số 29-NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Cục trưởng Cục Công nghiệp Trương Thanh Hoài
Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) Trương Thanh Hoài

Hơn nữa, tiếp tục nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm; phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, xử lý vấn đề tồn đọng, kéo dài thuộc một số dự án.

Ngoài ra, phối hợp với Văn phòng Chính phủ để triển khai có hiệu quả quy hoạch khoáng sản nhằm huy động nguồn lực mới cho tăng trưởng, gia tăng năng lực sản xuất, phát triển công nghiệp vật liệu, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng, linh kiện phù hợp phục vụ sản xuất.

Bên cạnh đó, Cục tiếp tục tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh sau dịch COVID-19; triển khai hiệu quả chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ; xây dựng và vận hành mô hình nhà máy thông minh, chuyển đổi số, sản xuất xanh, sản xuất sạch…

Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Trần Duy Đông
Ông Trần Duy Đông- Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương)

Chia sẻ tại hội nghị, ông Trần Duy Đông- Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho hay, tới đây sẽ hoàn thiện thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh; trong đó, có sửa đổi các nghị định về kinh doanh xăng dầu, phát triển quản lý chợ về dầu khí, nghị định về hàng hóa cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện…

Mặt khác, Vụ sẽ tổ chức tổng kết, đánh giá, đẩy nhanh việc thực hiện các chương trình phát triển thị trường trong nước; đẩy mạnh thực hiện đề án đổi mới hàng hóa nông sản; bảo đảm hàng hoá, nguồn cung xăng dầu góp phần kiểm soát tốc độ chỉ số giá tiêu dùng (CPI); phát triển hạ tầng thương mại đặc biệt là thương mại miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới.

Giao nhiệm vụ mới với Vụ Thị trường trong nước, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh trong việc sửa đổi các Nghị định số 95/2021/NQ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 về kinh doanh xăng dầu, Bộ đã xây dựng kế hoạch mà cấp thẩm quyền cho phép, thành lập ban soạn thảo, biên tập và cũng lấy ý kiến của bộ ngành cơ quan các địa phương, chuyên gia, ý kiến của tổ chức trong hệ thống kinh doanh xăng dầu.

Bộ trưởng yêu cầu khắc phục một cách triệt để những nội dung không phù hợp với hoạt động kinh doanh xăng dầu; làm rõ hơn trách nhiệm các bên, các tiêu chí tiêu chuẩn, điều kiện tổ chức trong hệ thống kinh doanh xăng dầu từ đầu mối đến việc phân phối, tổng đại lý, đại lý phải rõ ràng.

Ngoài ra, Bộ trưởng cũng lưu ý đơn giản các thành tố trong hệ thống kinh doanh xăng dầu 5 cấp thành 2-3 cấp. Cơ chế rà soát cập nhật định mức cần thể hiện rõ, cập nhật các chi phí đầu vào để tránh lỗ, sát hơn với đầu vào. Thời hạn điều hành tránh dày quá.

Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh
Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh

Liên quan đến quản lý thị trường, ông Trần Hữu Linh- Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho hay, có 3 chỉ tiêu đó là tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng của tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong nội địa và tốc độ tăng trưởng của thị trường thương mại điện tử với mức cao. Hơn nữa, trong bối cảnh gian lận thương mại trong môi trường thương mại điện tử tăng cao, có trách nhiệm đấu tranh rất lớn của lực lượng quản lý thị trường.

Theo ông Trần Hữu Linh, ngày 12/1/2023 lực lượng cũng đã ban hành Kế hoạch công tác và giao nhiệm vụ cụ thể cho 69 đơn vị đầu mối của Cục. Đặc biệt, lực lượng quản lý thị trường cần phản ứng nhanh hơn, giảm kiểm tra định kỳ, tăng kiểm tra đột xuất.

Xung quanh vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị cần tiếp tục siết kỷ cương, trách nhiệm người đứng đầu trong thực thị chức trách nhiệm vụ; nhất là thời gian trước, trong và sau tết lực lượng cần tăng cường kiểm tra các mặt hàng chiến lược. Đáng lưu ý cần mở chiến dịch cao kiểm tra kinh doanh xăng dầu từ sản xuất đến phân phối. Bộ trưởng sẽ có Công điện về vấn đề này.

Chia sẻ ở góc độ doanh nghiệp, ông Dương Mạnh Sơn- Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam cho hay, năm 2023, tập đoàn sẽ bảo đảm tuyệt đối an toàn kể cả khai thác dầu khí và nhà máy lọc dầu, sản xuất phân đạm… Đây là nhiệm vụ chung nhưng sẽ tăng cường trong năm 2023.

Bên cạnh đó, tập đoàn sẽ nâng cao kỷ cương, thực hiện xử lý các vụ việc thanh kiểm tra để nâng cao hiệu quả đầu tư; tập trung vào đầu tư dự án trọng điểm và nghiên cứu và đẩy mạnh khai thác trữ lượng dầu khí.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên kết luân tại hội nghị

Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu rõ, Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ thể hiện rất rõ những đề án, nhiệm vụ, 9 nhóm giải pháp và hơn 50 nhiệm vụ. Do vậy, để thực hiện nghiêm Chương trình hành động, các Thứ trưởng, lãnh đạo đơn vị thuộc Bộ, người đứng đầu ngành công thương các địa phương căn cứ vào trách nhiệm để khẩn trương xây dựng kế hoạch thực hiện; đặc biệt đề cao trách nhiệm.

Hơn nữa, tiếp tục nghiên cứu, rà soát, đối chiếu thực hiện chủ trương của Đảng, đối chiếu với thực tiễn cuộc sống để đề xuất, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách hoặc hoàn thiện cơ chế chính sách mới, tạo ra những đột phá cho từng lĩnh vực, từng ngành. Đặc biệt, các đơn vị phải rút kinh nghiệm trong cơ chế phối hợp mấy năm vừa qua và cần sự phối hợp nhịp nhàng của tổ chức, đơn vị, cá nhân.

Khai thác, phát huy vai trò năng lực của các cá nhân, tổ chức để thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời làm tốt hơn công tác kiểm tra, giám sát…. Cuối cùng là nêu cao tinh thần tiên phong, gương mẫu của người đứng đầu các cấp”- Bộ trưởng yêu cầu.

Việt Anh

Tin mới cập nhật

Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn “hút” vốn FDI

Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn “hút” vốn FDI

Trong tổng số 18 ngành thu hút được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 10 tháng năm 2024, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với 17,1 tỷ USD.
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ra sao năm 2024?

Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ra sao năm 2024?

Kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng 6,8 -7% trong cả năm 2024 với cơ cấu tăng trưởng sẽ đến từ các yếu tố nội tại.
Hỗ trợ khu vực doanh nghiệp: Cần có trọng tâm, trọng điểm

Hỗ trợ khu vực doanh nghiệp: Cần có trọng tâm, trọng điểm

Để mang lại hiệu quả thiết thực, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian tới cần có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải và lãng phí.
Giá điện tại Việt Nam: Những thách thức và giải pháp cấp bách để ổn định thị trường

Giá điện tại Việt Nam: Những thách thức và giải pháp cấp bách để ổn định thị trường

Ngành điện Việt Nam đang đối diện với nhiều vấn đề về giá thành, sản xuất và phân phối. Các cuộc thảo luận gần đây đã làm rõ thực trạng này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45

Sáng 8/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Lào.
Nếu không có bão số 3, tăng trưởng GDP quý III có thể vượt 7,4%

Nếu không có bão số 3, tăng trưởng GDP quý III có thể vượt 7,4%

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, nếu không có bão số 3 gây thiệt hại nghiêm trọng, tăng trưởng GDP quý III/2024 có thể vượt 7,4%.
6 nhiệm vụ cần tập trung để đạt mục tiêu tăng trưởng 7% trong năm 2024

6 nhiệm vụ cần tập trung để đạt mục tiêu tăng trưởng 7% trong năm 2024

Tăng trưởng GDP 9 tháng được đánh giá là mức tăng trưởng tích cực, song để đạt được mục tiêu tăng trưởng 7% trong năm 2024 cần tập trung 6 nhiệm vụ.
Môi trường kinh doanh Việt Nam đang có sự cải thiện liên tục

Môi trường kinh doanh Việt Nam đang có sự cải thiện liên tục

Môi trường kinh doanh của Việt Nam đang có sự cải thiện trong những năm gần đây, cùng với đó công tác hỗ trợ doanh nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 5

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 5

Sáng nay (25/9), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai mạc Diễn đàn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 2024 lần thứ 5 - phiên toàn thể.
Bộ Xây dựng đề nghị thanh tra, xử lý đầu cơ, thổi giá bất động sản làm nhiễu thị trường

Bộ Xây dựng đề nghị thanh tra, xử lý đầu cơ, thổi giá bất động sản làm nhiễu thị trường

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát biến động giá bất động sản.

Tin khác

Khắc phục hậu quả mưa lũ sau bão số 3: Lan toả mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, đồng lòng

Khắc phục hậu quả mưa lũ sau bão số 3: Lan toả mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, đồng lòng

Hoàn lưu bão số 3 đang gây ra những đợt lũ, sạt lở đất trên miền Bắc cũng là lúc cả hệ thống chính trị, người dân cả nước gồng sức giảm thiểu hậu quả bão lũ.
Tài chính xanh: Nên đóng vai trò dẫn dắt hay đi sau?

Tài chính xanh: Nên đóng vai trò dẫn dắt hay đi sau?

Làm rõ hơn vai trò của tài chính xanh là chủ đề Diễn đàn “Hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh: Thúc đẩy dòng vốn xanh”, tổ chức sáng nay 10/9.
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tầm nhìn từ lịch sử tới tương lai

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tầm nhìn từ lịch sử tới tương lai

Đã 55 năm kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh về với thế giới người hiền, cũng là 55 năm cả nước thực hiện và làm theo Di chúc của Người.
79 năm Quốc khánh 2/9: Việt Nam tự hào bước vào kỷ nguyên mới

79 năm Quốc khánh 2/9: Việt Nam tự hào bước vào kỷ nguyên mới

79 năm từ mùa Thu 1945 là khoảng thời gian hào hùng nhất trong chiều dài lịch sử của đất nước để hiện thực khát vọng độc lập, tự do, hạnh phúc và phát triển.
4 yếu tố thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm

4 yếu tố thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm

6 tháng đầu năm, với mức tăng trưởng 6,42% nhiều dự báo cho rằng, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2024 có thể đạt mức 7% dựa vào các yếu tố thuận lợi.
Nhiều “cửa sáng” để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 7%

Nhiều “cửa sáng” để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 7%

Theo nhận định từ các chuyên gia kinh tế, có nhiều “cửa sáng” để Việt Nam đạt được mức tăng trưởng GDP 7% trong năm 2024.
Thành lập Hội đồng Lúa gạo quốc gia: Điều chỉnh thể chế phát triển ngành lúa gạo

Thành lập Hội đồng Lúa gạo quốc gia: Điều chỉnh thể chế phát triển ngành lúa gạo

Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa thống nhất cao việc đề xuất thành lập Hội đồng Lúa gạo quốc gia.
Đừng để bất động sản công nghiệp thành “cô gái lỡ thì”

Đừng để bất động sản công nghiệp thành “cô gái lỡ thì”

Dòng vốn FDI vào ngành công nghiệp các tháng gần đây tuy có giảm nhẹ song điều này không hề làm giảm tính hấp dẫn của thị trường bất động sản công nghiệp.
Những thách thức pháp lý dai dẳng về môi trường đầu tư: Góc nhìn doanh nghiệp châu Âu

Những thách thức pháp lý dai dẳng về môi trường đầu tư: Góc nhìn doanh nghiệp châu Âu

Báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) quý II năm 2024 vừa cung cấp thêm góc nhìn về môi trường đầu tư tại Việt Nam.
Hà Giang: Tiếp tục sạt lở đất, kho chứa vật liệu xây dựng bị đè bẹp

Hà Giang: Tiếp tục sạt lở đất, kho chứa vật liệu xây dựng bị đè bẹp

Sáng nay, vụ sạt lở tại thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần (Hà Giang) khiến một kho hàng bị vùi lấp, gây ách tắc tỉnh lộ 178, rất may không có thiệt hại về người.
Xem thêm

Đọc nhiều

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Giá hồ tiêu trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, chịu tác động từ nhiều yếu tố trong và ngoài nước.
Sản lượng giảm, giá hồ tiêu có tăng trở lại trong niên vụ mới?

Sản lượng giảm, giá hồ tiêu có tăng trở lại trong niên vụ mới?

Do nắng nóng kéo dài đầu năm 2024 ảnh hưởng lớn tới năng suất hồ tiêu dẫn tới sản lượng năm 2025 tiếp tục giảm, dự báo giá hồ tiêu vụ 2025 sẽ cao hơn vụ 2024
Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Các yếu tố như sự cạnh tranh từ cà phê, biến động tỷ giá, và kỳ vọng về vụ thu hoạch mới đã tác động mạnh đến giá hồ tiêu tuần qua.
Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Những ngôi nhà tiểu cảnh về làng quê ở Tây Nam Bộ cho đến Bắc Bộ được làm từ rác thải tái chế qua đôi bàn tay khéo léo của chàng trai Hoàng Thanh Tùng.
Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Với sự nỗ lực từng bước đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng của chính quyền địa phương, cuộc sống của đồng bào huyện Phước Sơn đã ngày càng tốt đẹp hơn.
Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hồ tiêu trong nước đang có dấu hiệu chậm lại so với cùng kỳ năm trước.
Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Theo dự báo, xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi vào đầu năm 2025, nhờ nhu cầu tăng từ thị trường Trung Quốc.
Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Các chuyên gia đã đưa ra những phân tích sâu sắc về tác động của việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn.
Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

EU vừa đưa ra quyết định chính thức về thời điểm thực thi quy định EUDR, quyết định này sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường cà phê toàn cầu.
Nhận định chứng khoán 18/11: Thị trường có quay về mốc 1.200 điểm?

Nhận định chứng khoán 18/11: Thị trường có quay về mốc 1.200 điểm?

Theo chuyên gia chứng khoán nhận định, sau những phiên lao dốc mạnh, nhà đầu tư được khuyến nghị tránh bán đuổi giá thấp.
Phiên bản di động