Muốn cải thiện chiều cao cho trẻ, bố mẹ cần làm gì?
Gợi ý bữa sáng nhanh gọn, đủ chất cho trẻ đến trường Thực phẩm bổ sung collagen tự nhiên giúp trẻ hoá làn da bạn nên biết |
Các lý do khiến trẻ chậm phát triển chiều cao
Có nhiều nguyên nhân để lý giải việc trẻ chậm phát triển chiều cao như: chế độ ăn uống, di truyền…
![]() |
Các lý do khiến trẻ chậm phát triển chiều cao. Ảnh minh hoạ |
Yếu tố di truyền
Nếu cha mẹ hoặc các thành viên trong gia đình có tầm vóc thấp thì trẻ cũng sẽ phát triển chậm hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Tình trạng tăng trưởng chậm do tiền sử gia đình đơn giản là do di truyền.
Thiếu nội tiết tố tăng trưởng
Nội tiết tố này kích thích tăng trưởng thông qua thúc đẩy hoạt động tăng sinh và bồi đắp của sụn. Trẻ bị thiếu nội tiết tố này một phần hoặc toàn bộ sẽ không thể duy trì tốc độ tăng trưởng khỏe mạnh.
Suy tuyến giáp
Tuyến giáp chịu trách nhiệm giải phóng các nội tiết tố thúc đẩy sự phát triển bình thường. Nếu tuyến giáp hoạt động kém thì cơ thể trẻ không thể phát triển bình thường.
Hệ tiêu hóa hoạt động kém
Nếu đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng, cơ thể trẻ cũng có đầy đủ tiềm năng để phát triển một cách tối đa.
Ngoài ra, chiều cao của trẻ còn bị ảnh hưởng bởi lối sống không khoa học (ngủ không đúng giờ, lười vận động, ăn quá nhiều đồ chiên rán, ăn quá ngọt hoặc quá mặn…) hay môi trường sống không lành mạnh (ô nhiễm, ẩm thấp, dịch bệnh…).
Giải pháp để bố mẹ cải thiện chiều cao cho con
Trong cùng một gia đình, thế hệ sau sẽ có chiều cao vượt trội so với thế hệ trước nếu như được nuôi dưỡng và trong môi trường tốt. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng tác động rất lớn đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
![]() |
Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ. Ảnh minh hoạ |
Có chế độ dinh dưỡng hợp lý
Trong mỗi bữa ăn, trẻ cần được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết gồm 4 nhóm chính là chất đạm, chất đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất). Thực phẩm giàu protein (trứng, thịt bò, cá, thịt gà…), thực phẩm chứa nhiều vitamin E, canxi: sữa tươi, sữa chua, phô mai…và bổ sung vitamin A, D, B1, B2, C bằng các loại rau củ (bắp cải, súp lơ…), hoa quả (chanh dây, xoài, cam, táo, dưa hấu…).
Lưu ý: Cha mẹ có thể cho uống sữa mỗi ngày để thúc đẩy chiều cao của trẻ bởi trong sữa có các thành phần photpho, canxi, vitamin…tốt cho xương.
Tích cực vận động, thể dục thể thao
Một cách giúp trẻ cải thiện chiều cao khác là tích cực tập thể dục, chơi các môn thể thao (bơi lội, bóng rổ, đu xà, nhảy dây…). Hoạt động này giúp các khớp xương được kéo giãn, lớp sụn khớp được thư giãn, không bị chèn ép bởi sự gia tăng sinh trưởng của dịch khớp. Từ đó, dịch khớp đạt đến ngưỡng vừa đủ, xương dài, dẻo dai và vững chắc hơn. Ngoài ra giúp giảm nguy cơ loãng xương, sản sinh các hormone tăng trưởng.
Uống đủ nước, ngủ đủ giấc
Việc uống nước giúp trẻ đào thải nhiều độc tố, thanh lọc cơ thể và sản sinh các hormone tăng trưởng, thời gian ngủ giúp tăng chiều cao, tốt cho sức khỏe là 22h. Trẻ ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có thời gian ngủ mỗi ngày khác nhau.
Giữ tư thế đúng
Một điều quan trọng khác mà trẻ cũng như bố mẹ cần lưu ý là việc giữ đúng tư thế cả khi đứng, khi ngồi và khi ngủ. Việc này sẽ giúp trẻ ngăn ngừa chứng đau cổ, đau lưng do ngồi sai tư thế và giúp trẻ trông cao hơn.
Bên cạnh đó, trẻ cần hạn chế ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, bia rượu, nước uống có ga… Nếu cha mẹ mua thực phẩm chức năng để thúc đẩy tăng trưởng chiều cao cho trẻ hãy tìm hiểu kỹ, nhờ đến sự tư vấn của các bác sĩ có chuyên môn để tránh “tiền mất tật mang”.
Tin mới cập nhật

Từ 1/7, một số trường hợp không được chi trả bảo hiểm y tế

Infographic | Triển khai Kế hoạch tiêm vaccine phòng sởi đợt 2

Infographic | Trường hợp được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế từ 1/7/2025

Infographic | Một người mắc sởi có thể lây cho 12-18 người khác

Hợp tác phát triển ngành dịch vụ thú cưng tại Việt Nam

Dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm cần nhập viện khẩn cấp

Cả nước có 20,11 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội

Khai trương bệnh viện chuyên khoa mắt Ánh Dương tại Hà Nội

Những bệnh hiếm, hiểm nghèo bảo hiểm y tế chi trả 100%

Cấm thuốc lá điện tử: Bước đi mạnh mẽ bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Tin khác

Lâm Đồng: Đảm bảo an toàn thực phẩm trong thời gian diễn ra Festival hoa Đà Lạt năm 2024

Sốt xuất huyết: Tốc độ lây lan nhanh, diễn biến bất thường

Cấm sản xuất, kinh doanh thuốc lá điện tử từ năm 2025

Dự kiến đến năm 2034, Việt Nam thừa khoảng 1,5 triệu nam giới

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về tình trạng bác sĩ quảng cáo thực phẩm chức năng?

Bộ trưởng Bộ Y tế mang thuốc lá điện tử vào nghị trường để trả lời chất vấn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Siết quản lý hoạt động kinh doanh khám, chữa bệnh tư nhân, kinh doanh dược

Đại biểu Quốc hội nêu lý do Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 'không dám tự chủ'

Bộ trưởng Bộ Y tế: Thiếu thuốc là bài toán chung của nhiều nước

Chuối chín rất tốt nhưng nhóm người nào không nên ăn?
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục
