Mục tiêu đón trên 120 triệu lượt du khách, vùng Đồng bằng sông Hồng cần làm gì?
Chưa níu chân du khách
Đồng bằng sông Hồng được biết đến là cái nôi của vùng văn hóa Bắc bộ. Đây cũng là nơi tập trung nhiều làng nghề truyền thống nhất trên cả nước, có thể kể tới Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định, Hải Dương…, với những làng nghề thủ công truyền thống phong phú, đa dạng như: Làng dệt lụa Vạn Phúc, làng dệt the lụa La Khê, làng Nón Chuông, sơn mài Hạ Thái, làng gốm Bát Tràng, làng cây cảnh Vị Khê, đồng Ngũ Xã, gốm Chu Đậu…
![]() |
Du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng luôn có ấn tượng đặc biệt với du khách |
Nhiều năm qua, du lịch làng nghề nói chung và du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng nói riêng đều có ấn tượng đặc biệt với du khách. Đầu năm nay, Đồng bằng sông Hồng đã được tạp chí danh tiếng The New York Times lựa chọn là một trong những điểm đến tiêu biểu trên thế giới trong năm 2022.
Charly Wilder - biên tập viên trang du lịch của báo Mỹ - nhận xét: "Một khi du lịch dần trở lại trạng thái bình thường, du khách sẽ không ngần ngại đổ về những bãi biển, thành phố nổi tiếng. Nhưng nếu đến các làng nghề truyền thống ở Đồng bằng sông Hồng của Việt Nam, bạn sẽ được chìm đắm vào không gian của nền văn hóa ngàn đời, cùng lối sống cổ truyền đang dần biến mất".
Hấp dẫn, tiềm năng là vậy, nhưng du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng vẫn chỉ chiếm vị trí khiêm tốn trên bản đồ du lịch Việt Nam và chưa đủ hấp dẫn để du khách ở lại lâu, chi tiền nhiều. Một trong những nguyên nhân là do sản phẩm du lịch chưa độc đáo, sáng tạo, thiếu các sản phẩm về đêm… dẫn đến tình trạng khách chủ yếu đi tham quan trong ngày, ít lưu đêm lại các tỉnh này dù giá khách sạn, dịch vụ ăn uống khá rẻ.
Ngoài ra còn thiếu quy hoạch tầm vĩ mô, sự liên kết nội vùng, đặc biệt thiếu doanh nghiệp mạnh kết nối “cuộc chơi” ở mỗi tỉnh…
Liên kết để phát triển
Nhằm góp phần phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đặt mục tiêu tới năm 2030, tổng lượng khách du lịch đến các tỉnh, thành phố trên địa bàn vùng đạt trên 120 triệu lượt; trong đó có trên 20 triệu lượt khách quốc tế. Doanh thu du lịch đạt khoảng 276.000 tỷ đồng, tương đương 12 tỷ USD.
Để đạt được mục tiêu, ông Tạ Quang Đông - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - cho rằng, cần xây dựng các sản phẩm, dịch vụ văn hóa thể thao và du lịch của vùng Đồng bằng sông Hồng trở thành những thương hiệu mạnh, có tính sáng tạo, sức cạnh tranh. Trong đó, phát triển du lịch theo 3 tiểu vùng với những sản phẩm đặc trưng theo từng tiểu vùng, 9 khu du lịch quốc gia làm hạt nhân liên kết phát triển du lịch toàn vùng.
Bên cạnh đó, cần phát triển du lịch vùng theo hướng tăng cường liên kết, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về du lịch của các địa phương và của vùng: Phát triển đồng thời du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch biển; trong đó du lịch văn hóa gắn với các giá trị văn minh sông Hồng là nền tảng để phát triển các loại hình du lịch khác; kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong phát triển sản phẩm du lịch của vùng nhằm khai thác có hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống gắn với văn minh sông Hồng; phát triển du lịch vùng tương xứng với vai trò là trọng tâm phát triển du lịch cả nước, đầu mối phân phối khách cho các vùng khác trong cả nước.
Nhiều chuyên gia, đại diện doanh nghiệp lữ hành cũng nhấn mạnh đến sự liên kết vùng giữa các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng sẽ góp phần tạo động lực, mở hướng phát triển mạnh “ngành công nghiệp không khói”; giải quyết việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, khai thác có hiệu quả thế mạnh của từng địa phương nâng cao thu nhập góp phần cải thiện đời sống nhân dân.
Đại diện một doanh nghiệp lữ hành xin được giấu tên, chia sẻ, tiềm năng du lịch Đồng bằng sông Hồng rất lớn, nhưng để thành sản phẩm du lịch thì các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng nên ngồi lại với nhau và mỗi tỉnh chỉ nên đầu tư vào một thế mạnh của mình; tập trung quảng bá tuyên truyền, liên kết thành tuyến sẽ hiệu quả hơn.
Tin mới cập nhật

Số hoá trải nghiệm, nâng tầm hình ảnh du lịch Việt Nam

Hành khách đi máy bay dịp lễ 30/4-1/5 cần lưu ý gì?

‘Địa đạo’: Một bộ phim, vạn bước chân về miền ký ức

Cơm tấm lọt top món ăn từ gạo ngon nhất châu Á

Du khách Việt ngày càng quan tâm tới du lịch bền vững

Làm gì để Chương trình kích cầu du lịch 2025 thành công?

Gần 4,6 triệu khách du lịch đến Hà Nội

Việt Nam làm gì để đón nhiều khách du lịch cao cấp?

Biến nhà ga thành những điểm đến hấp dẫn du khách

Cảnh báo lừa đảo đặt phòng khách sạn khi đi du lịch
Tin khác

Ai được miễn phí tham quan di tích phố cổ Hà Nội?

Lượng khách du lịch quốc tế tìm kiếm gia tăng: Du lịch Việt Nam tăng cơ hội về đích năm 2024

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch: Một số sản phẩm du lịch đêm đã tạo ấn tượng với du khách

Du lịch nội địa lo “ế khách” dịp lễ 30/4 - 1/5

Trải nghiệm xe đạp công cộng ở Hà Nội: Cần lưu ý gì?

Những phương tiện giao thông có thể lựa chọn để trải nghiệm dịp nghỉ lễ 2/9

Từ 2/8, hành khách dùng tài khoản VneID làm thủ tục đi máy bay nội địa

Tháng đầu tiên năm 2023 cả nước đón hơn 1 triệu khách quốc tế

Lượt tìm kiếm điểm đến Việt Nam tăng từng ngày

Nâng thời hạn thị thực điện tử lên 90 ngày: “Cú hích” thu hút khách quốc tế
Đọc nhiều

Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Sun Group động thổ Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên tại Thanh Hóa

Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phục hồi ngoạn mục

Ngành thời trang chiếm áp đảo doanh số thương mại điện tử

Nhận định chứng khoán 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới

Nhận định chứng khoán 22/4: Nhịp hồi phục quay lại

Infographic | Chi tiết địa điểm tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật mừng đại lễ 30/4

Nhận định chứng khoán 28/4: Giải ngân thăm dò cổ phiếu
