Khuyến công quốc gia: Hỗ trợ tối đa công nghiệp nông thôn

Trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, để tiếp tục góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp (DN) công nghiệp nông thôn (CNNT), Chương trình Khuyến công quốc gia (KCQG) giai đoạn 2021 - 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với nhiều định hướng phát triển phù hợp với yêu cầu của tình hình mới.

Những con số ấn tượng

Những năm qua, hoạt động khuyến công đã được Bộ Công Thương triển khai hiệu quả, khẳng định được vai trò trong phát triển CNNT và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bắt nhịp với kinh tế hội nhập của đất nước. Báo cáo của Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) cho thấy, trong 6 năm (2014 - 2020), tổng nguồn kinh phí khuyến công đã thực hiện là 1.826,53 tỷ đồng, trong đó kinh phí KCQG là 764,78 tỷ đồng (chiếm 41,87%), kinh phí khuyến công địa phương (KCĐP) là 1.061,75 tỷ đồng (chiếm 58.13%). Tổng vốn đối ứng của các tổ chức cá nhân tham gia thực hiện và thụ hưởng chương trình trong giai đoạn 2014 - 2020 gần 9.500 tỷ đồng. Đây là con số đáng ghi nhận về hiệu quả đầu tư của chương trình, đặc biệt ở nội dung hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp (CCN).

ho tro toi da cong nghiep nong thon

Bên cạnh đó, Chương trình KCQG 6 năm qua đã hỗ trợ 273 cơ sở CNNT xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới, công nghệ mới; hỗ trợ ứng dụng chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất CN-TTCN cho 998 cơ sở CNNT; hỗ trợ tổ chức các lớp đào tạo nâng cao năng lực quản lý cán bộ, quản lý, điều hành sản xuất cho 14.185 học viên. Từ nguồn kinh phí KCQG đã hỗ trợ tổ chức thành công 21 hội chợ triển lãm hàng CNNT tiêu biểu cấp khu vực; 12 cuộc bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp khu vực và 3 cuộc bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp quốc gia. Trong đó, đã tôn vinh 880 sản phẩm cấp khu vực và 312 sản phẩm cấp quốc gia có chất lượng, có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường. Hỗ trợ 51 cơ sở CNNT xây dựng, đăng ký thương hiệu sản phẩm nhằm nâng cao giá trị cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường; hỗ trợ thành lập 186 DN sản xuất tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn…

Đồng thời, để tạo mặt bằng thu hút các DN, cơ sở CNNT đầu tư sản xuất, kinh doanh (SXKD), tạo việc làm cho lao động nông thôn, chương trình đã hỗ trợ 53 CCN lập quy hoạch chi tiết và hỗ trợ đầu tư hạ tầng CCN cho 21 địa phương; các DN, cơ sở CNNT hoạt động tại các CCN bước đầu đã thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách cho nhà nước hàng năm.

Có thể nói, việc triển khai chính sách khuyến công đã động viên và huy động được các nguồn lực trong nước tham gia hoặc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển CN-TTCN; tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện phân công lại lao động xã hội và góp phần xây dựng nông thôn mới. Các nội dung của hoạt động khuyến công đã giúp các cơ sở CNNT có hướng đầu tư đúng, hiệu quả, nâng cao năng lực quản lý, mở rộng SXKD, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường; đưa giá trị xuất khẩu hàng CN-TTCN của cả nước ngày càng tăng mạnh.

Chú trọng phát triển CNNT

Trên cơ sở những kết quả đạt được từ giai đoạn trước, Chương trình KCQG giai đoạn 2021 - 2025 đã được Bộ Công Thương xây dựng với định hướng chú trọng phát triển CNNT theo chiều sâu, góp phần tạo bước đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh phù hợp với yêu cầu của tình hình mới. Cụ thể, chiến lược phát triển CN-TTCN sẽ gắn với quy hoạch các vùng nguyên liệu tập trung trên cơ sở lợi thế cạnh tranh của vùng miền, địa phương; gắn sản xuất với sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Hình thành các cụm liên kết ngành công nghiệp, mạng sản xuất, chuỗi giá trị công nghiệp; phát triển các CCN, góp phần phân bố công nghiệp hợp lý tại các khu vực trên cả nước.

Đồng thời, tập trung hỗ trợ các hợp tác xã, DN công nghiệp nhỏ và vừa được chuyển đổi từ hộ kinh doanh, khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất CN-TTCN. Hỗ trợ có trọng tâm trọng điểm ngành nghề sản xuất các sản phẩm có tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của quốc gia, vùng, địa phương. Tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến sâu, có hàm lượng công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao của các sản phẩm nông - lâm - thủy sản, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các DN, cơ sở CNNT thuận lợi trong tiếp cận và tận dụng các cơ hội từ quá trình chuyển đổi số, nâng cao năng suất chất lượng, năng lực cạnh tranh và thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Chương trình KCQG giai đoạn 2021 - 2025 phấn đấu xây dựng được 340 mô hình trình diễn kỹ thuật; chuyển giao công nghệ. Ứng dụng được 1.600 máy móc, thiết bị và 300 dây chuyền công nghệ tiên tiến vào sản xuất CN-TTCN. Đánh giá sản xuất sạch hơn cho 300 cơ sở CNNT; xây dựng mô hình thí điểm về SXSH cho 100 cơ sở CNNT. Hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường cho 50 cơ sở CNNT. Hỗ trợ 350 cơ sở CNNT xây dựng, đăng ký nhãn hiệu sản phẩm; hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết cho 50 CCN. Hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường cho khoảng 60 CCN. Hình thành cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến…

Cục Công Thương địa phương đã có văn bản hướng dẫn các địa phương, đơn vị về việc xây dựng kế hoạch KCQG giai đoạn mới theo hướng nâng cao chất lượng khảo sát, xây dựng đề án, huy động mạnh mẽ các nguồn lực để hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm.
Thu Trang & Hoàng Lan

Tin mới cập nhật

Khẳng định vị thế hàng Việt Nam qua các sản phẩm làng nghề

Khẳng định vị thế hàng Việt Nam qua các sản phẩm làng nghề

Để khẳng định vị thế hàng Việt, các làng nghề cần chú trọng xây dựng thương hiệu, quy hoạch và phát triển nguồn nguyên liệu; tập trung phát triển sản xuất sạch, ứng dụng công nghệ cao.
Địa phương gặp khó với chính sách về cụm công nghiệp

Địa phương gặp khó với chính sách về cụm công nghiệp

Trong công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp hiện nay, nhiều địa phương đang “tiến thoái lưỡng nan” bởi sự chồng chéo của nhiều văn bản quy phạm pháp luật.
Đánh thức tiềm lực sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt

Đánh thức tiềm lực sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt

Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2022 được đánh giá đã tạo sân chơi cũng như đánh thức tiềm lực làng nghề của các nghệ nhân, thợ giỏi.
Cần làm gì để tăng cường liên kết phát triển cụm công nghiệp làng nghề

Cần làm gì để tăng cường liên kết phát triển cụm công nghiệp làng nghề

Phát triển cụm công nghiệp làng nghề được kỳ vọng là hạt nhân đổi mới sáng tạo tại nông thôn, nhân tố thúc đẩy cơ khí hóa, ứng dụng công nghệ vào sản xuất.
Bàn giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về cụm công nghiệp

Bàn giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về cụm công nghiệp

Tại Hội nghị về cơ chế, chính sách quản lý, phát triển cụm công nghiệp, nhiều đại biểu đã thẳng thắn chỉ ra những vướng mắc và đề xuất giải pháp.
Tạo đà cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội phát triển

Tạo đà cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội phát triển

90 sản phẩm thủ công mỹ nghệ với tính sáng tạo, thân thiện với môi trường,… vừa được vinh danh tại Cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2022.
Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ XII

Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ XII

Bộ Công Thương phối hợp Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh tổ chức Hội nghị Khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ XII năm 2022
Tạo môi trường chính sách thuận lợi nhất cho phát triển cụm công nghiệp

Tạo môi trường chính sách thuận lợi nhất cho phát triển cụm công nghiệp

Bộ Công Thương đang nỗ lực nghiên cứu, xây dựng môi trường chính sách thuận lợi nhất, khắc phục mọi bất cập và chồng chéo trong công tác quản lý cho phát triển cụm công nghiệp. Ông Nguyễn Văn Thịnh- Phó Cục trưởng Cục Công Thương địa phương đã trao đổi với báo Công Thương xung quanh vấn đề này.
Tăng hàm lượng công nghệ thông tin trong triển khai công tác khuyến công

Tăng hàm lượng công nghệ thông tin trong triển khai công tác khuyến công

Đó là một trong những nội dung chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, tại Hội nghị toàn quốc về công tác khuyến công và trao giải sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia lần thứ IV- năm 2021, diễn ra vào sáng 10/12.
Chương trình khuyến công quốc gia: Đẩy nhanh tiến độ, thích ứng với diễn biến của dịch bệnh

Chương trình khuyến công quốc gia: Đẩy nhanh tiến độ, thích ứng với diễn biến của dịch bệnh

Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) đã gửi văn bản đến Sở Công Thương các địa phương đề nghị đẩy nhanh tiến độ Chương trình khuyến công quốc gia năm 2021, khảo sát đăng ký kế hoạch năm 2022, tuy nhiên các đề án triển khai phải đảm bảo hiệu quả và phù hợp với tình hình dịch bệnh

Tin khác

Thêm lực đẩy cho công nghiệp sản xuất, chế biến lâm sản

Thêm lực đẩy cho công nghiệp sản xuất, chế biến lâm sản

Đề án khuyến công quốc gia điểm “Hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến các sản phẩm từ gỗ, tre nứa trên địa bàn một số tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc giai đoạn 2021-2023” đang được rốt ráo triển khai, kỳ vọng tạo thêm lực đẩy cho công nghiệp chế biến lâm sản khu vực phía Bắc phát triển.
Trung tâm 1 chủ động cùng doanh nghiệp công nghiệp nông thôn chuyển đổi số

Trung tâm 1 chủ động cùng doanh nghiệp công nghiệp nông thôn chuyển đổi số

Bên cạnh trợ sức cho doanh nghiệp công nghiệp nông thôn đổi mới sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1 (Cục Công Thương địa phương) đã chủ động hỗ trợ chuyển đổi số, giúp các đối tượng này bắt nhịp với xu hướng sản xuất, kinh doanh còn nhiều hạn chế do dịch bệnh.
Hiệu quả từ những mô hình trình diễn kỹ thuật ở Lạng Sơn

Hiệu quả từ những mô hình trình diễn kỹ thuật ở Lạng Sơn

Những hiệu quả từ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới được khuyến công Lạng Sơn thực hiện trong năm qua đã giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) trên địa bàn tỉnh nâng cao năng lực sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao và giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.
Đề án khuyến công quốc gia điểm: Cú huých nhỏ - động lực lớn

Đề án khuyến công quốc gia điểm: Cú huých nhỏ - động lực lớn

Theo đánh giá của các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT), các đề án khuyến công quốc gia (KCQG) điểm có thể là cú huých nhỏ nhưng lại tạo ra động lực lớn; không chỉ giúp doanh nghiệp tự tin phát triển mà còn mở ra cơ hội để họ quảng bá, giới thiệu sản phẩm, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng quản lý, từ đó nâng cao sức cạnh tranh trên  thị trường.
Cà Mau: Khuyến công nâng “chất” sản phẩm

Cà Mau: Khuyến công nâng “chất” sản phẩm

Từ nguồn kinh phí khuyến công, tỉnh Cà Mau đã hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) trên địa bàn đầu tư, trang bị thêm nhiều máy móc hiện đại phục vụ quá trình sản xuất, góp phần sản xuất các sản phẩm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng cả về chất lẫn lượng, gia tăng thị trường tiêu thụ không chỉ trong và ngoài tỉnh mà còn đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. 
Áp dụng rộng rãi sản xuất sạch hơn trong công nghiệp

Áp dụng rộng rãi sản xuất sạch hơn trong công nghiệp

Để sản xuất sạch hơn (SXSH) được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn, thời gian qua, Sở Công Thương Hà Nội đã tích cực phối hợp với các sở, ngành và địa phương triển khai nhiều hoạt động liên quan đến SXSH. 
Lâm Đồng phát triển cà phê theo chuỗi nông sản toàn cầu

Lâm Đồng phát triển cà phê theo chuỗi nông sản toàn cầu

Từ đề án điểm “Hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) nâng cao năng suất và chất lượng trong chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2020” do Bộ Công Thương hỗ trợ triển khai, Lâm Đồng đang tận dụng tốt nguồn lực hỗ trợ nâng cao chất lượng và giá trị cho sản phẩm đặc trưng của tỉnh.
Nguồn vốn khuyến công: Động lực cho doanh nghiệp

Nguồn vốn khuyến công: Động lực cho doanh nghiệp

Để tạo động lực cho các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) phát triển, những năm qua, thông qua nguồn vốn khuyến công quốc gia và địa phương, tỉnh Ninh Bình đã đầu tư hàng tỷ đồng thực hiện các đề án hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, nâng cấp nhà xưởng, mua sắm máy móc, thiết bị, nâng cao sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng hàng hóa phục vụ thị trường.
Khuyến công Bình Phước: “Tiếp sức” ngành điều

Khuyến công Bình Phước: “Tiếp sức” ngành điều

Sự hỗ trợ từ Chương trình Khuyến công quốc gia đã giúp các doanh nghiệp, cơ sở chế biến, kinh doanh điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước mạnh dạn đầu tư máy móc công nghệ mới, phát triển sản phẩm chế biến sâu nâng cao giá trị gia tăng, mở rộng thị trường. 
Bắc Giang: Thêm “chất” cho hợp tác xã công nghiệp nông thôn

Bắc Giang: Thêm “chất” cho hợp tác xã công nghiệp nông thôn

Hoạt động khuyến công hỗ trợ cho các hợp tác xã (HTX) công nghiệp nông thôn (CNNT) tại Bắc Giang bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, liên kết sản xuất, giới thiệu quảng bá sản phẩm.
Xem thêm

Đọc nhiều

Khẳng định một Việt Nam nghĩa tình, trách nhiệm, đoàn kết quốc tế cao cả

Khẳng định một Việt Nam nghĩa tình, trách nhiệm, đoàn kết quốc tế cao cả

Chiều 17/3, Thủ tướng gặp mặt và tuyên dương các tập thể, cá nhân trong đoàn công tác của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đã tham gia cứu nạn, cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Thủ tướng giải đáp kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam

Thủ tướng giải đáp kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam

Rất nhiều kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp liên quan đến môi trường đầu tư, kinh doanh đã được Thủ tướng giải đáp tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2023.
Việt Nam tìm cách thu hút khách du lịch Ấn Độ

Việt Nam tìm cách thu hút khách du lịch Ấn Độ

Ấn Độ luôn là thị trường khách du lịch tiềm năng mà bất cứ quốc gia nào cũng đều muốn hướng đến. Tuy nhiên đây cũng là thị trường yêu cầu khắt khe, kỹ tính.
Đồng Nai tạo quỹ đất thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp

Đồng Nai tạo quỹ đất thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp

Đồng Nai đã và đang thực hiện các giải pháp phát triển quỹ đất công nghiệp sạch trên địa bàn để thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp.
Cảnh báo giả mạo Tổng cục Thuế yêu cầu cập nhật Căn cước công dân

Cảnh báo giả mạo Tổng cục Thuế yêu cầu cập nhật Căn cước công dân

Tổng cục Thuế khẳng định, không có chủ trương, cũng như không gửi email hay bất kỳ thông báo nào cho người nộp thuế về việc nêu trên.
Diễn đàn Nhịp cầu phát triển: Tìm giải pháp phát triển kinh tế miền Trung- Tây Nguyên

Diễn đàn Nhịp cầu phát triển: Tìm giải pháp phát triển kinh tế miền Trung- Tây Nguyên

Bên cạnh thúc đẩy đổi mới sáng tạo, liên kết phát triển vùng là giải pháp được kỳ vọng mang lại sự đột phá cho khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Nhiều hoạt động văn hóa kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp

Nhiều hoạt động văn hóa kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp

Nhiều hoạt động văn hóa diễn ra xuyên suốt năm 2023 để kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp.
Việt Nam là nhà cung cấp cà phê lớn nhất cho Tây Ban Nha

Việt Nam là nhà cung cấp cà phê lớn nhất cho Tây Ban Nha

Việt Nam là nguồn cung cà phê lớn nhất cho Tây Ban Nha, đạt 113.550 tấn, trị giá xấp xỉ 269 triệu euro.
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa: Xây dựng nền báo chí cách mạng chuyên nghiệp, văn hóa và hiện đại

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa: Xây dựng nền báo chí cách mạng chuyên nghiệp, văn hóa và hiện đại

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh như vậy tại Lễ khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2023, sáng 17/3.
Phú Yên: Khởi tố 4 bị can nhận hối lộ tại Trung tâm Đăng kiểm 78-02D

Phú Yên: Khởi tố 4 bị can nhận hối lộ tại Trung tâm Đăng kiểm 78-02D

4 bị can ở Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 78-02D, thuộc Công ty TNHH Đăng kiểm Bách Việt (tỉnh Phú Yên) bị khởi tố, bắt tạm giam về tội “nhận hối lộ”.
Phiên bản di động