Giá kim loại nối dài đà giảm
Kim loại lấy lại đà tăng giá Kim loại cơ bản tăng giá nhờ kỳ vọng tiêu thụ cải thiện Giá kim loại liên tục đạt đỉnh |
Chốt phiên giao dịch cuối tuần, giá bạc giảm 3,31% về 30,45 USD/ounce, mức thấp nhất một tuần. Giá bạch kim để mất 1,84% xuống 1.030,4 USD/ounce, đánh dấu ngày giảm giá thứ tư liên tiếp.
Ngay từ đầu phiên, giá bạc và giá bạch kim đã giảm mạnh do sức ép vĩ mô. Tâm lý bi quan bao trùm lên thị trường sau khi Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) công bố biên bản cuộc họp lãi suất, cho thấy các quan chức vẫn tỏ ra lo ngại về lạm phát và thận trọng hơn trong việc nới lỏng chính sách thắt chặt.
Cùng với đó, đồng USD tăng giá mạnh sau khi Mỹ công bố dữ liệu kinh tế tích cực, càng gây sức ép lên giá bạc và bạch kim. Cụ thể, theo dữ liệu sơ bộ của S&P Global, hoạt động sản xuất của Mỹ đã mở rộng trở lại với chỉ số quản lý thu mua (PMI) sản xuất của Mỹ đạt 50,9 điểm trong tháng 5, cao hơn 0,9 điểm so với dự báo. Lĩnh vực dịch vụ cũng tăng mạnh với chỉ số PMI dịch vụ đạt 54,8 điểm trong tháng 5, cao hơn 3,6 điểm so với dự báo và tăng từ mức 51,3 điểm của tháng 4. Chỉ số Dollar Index tăng mạnh sau dữ liệu, kết phiên ở mức 105,11 điểm, cao nhất một tuần..
Giá kim loại liên tiếp giảm sâu |
Đối với kim loại cơ bản, sức ép vĩ mô gia tăng cũng gây áp lực lên giá đồng, kéo giá đồng COMEX tiếp tục giảm 1,15%. Hơn nữa, kể từ tháng 3 tới nay, một trong những nguyên nhân chính thúc đẩy đà tăng của giá đồng là do rủi ro nguồn cung thắt chặt. Do vậy, giá đồng đã suy yếu trở lại khi rủi ro này được xoa dịu bớt. Reuters đưa tin các công ty khai thác lớn đang đẩy mạnh hoạt động khai thác nhằm gia tăng sản lượng đồng.
Giá quặng sắt cũng suy yếu từ mức cao nhất 3 tháng sau khi giảm 2,24% về 119,67 USD/tấn, do lo ngại về triển vọng tiêu thụ.
Theo báo cáo của Hiệp hội Thép Thế giới (WorldSteel), sản lượng thép thô toàn cầu chỉ đạt 155,7 triệu tấn trong tháng 4, giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, sản lượng của Trung Quốc, quốc gia sản xuất thép nhất thế giới, đạt 85,9 triệu tấn, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy nhu cầu thép yếu tại Trung Quốc và cả trên toàn cầu, nhu cầu tiêu thụ quặng sắt lam đầu vào cho sản xuất thép vì thế cũng trở nên kém lạc quan hơn, gây sức ép lên giá.