F & B, nữ trang, hàng xa xỉ vẫn “hút” người mua bất chấp kinh tế suy giảm
Doanh số bán hàng xa xỉ phẩm ước tăng 2-4% trong năm nay Cơ hội cho ngành hàng tiêu dùng nhanh |
Duy trì doanh thu trong khó khăn
Trong khi các mặt hàng không thiết yếu bị sụt giảm doanh thu thì kinh doanh ăn uống (F & B) đã trở thành điểm sáng trong bức tranh tiêu dùng. Cụ thể, theo dữ liệu của nền tảng thanh toán Payoo, trong quý I/2023, ngành hàng ăn uống của các nhà hàng tầm trung, các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh (mức chi tiêu 150.000 – 300.000đồng/người) có mức tăng trưởng 30% so với quý trước. Riêng nhóm mặt hàng trà sữa, café, với đơn giá trung bình 40.000 - 70.000 đồng/phần có sự tăng nhẹ gần 5% so với quý trước.
![]() |
Kinh doanh ăn uống vẫn đạt mức tăng trưởng tốt |
Các chuyên gia cho rằng, thách thức kinh tế có thể ảnh hưởng đến đại bộ phận người tiêu dùng, nhưng không phải là tất cả. Trong bối cảnh chung nhiều khó khăn, xã hội vẫn luôn có những đối tượng miễn nhiễm với khủng hoảng vì tài sản và sức chi tiêu của họ cực lớn. Đó là nguyên nhân dù cho nhiều mặt hàng thông thường giảm sức mua nhưng một số chi tiêu cho hàng hóa vẫn đứng vững, thậm chí tăng nhẹ.
“Thống kê ngành F & B trong nền tảng thanh toán Payoo cho thấy, những nhà hàng tiêu chuẩn fine-dining (cao cấp) với mức chi tiêu tầm 1 triệu đồng/người cho mỗi bữa ăn vẫn có sự tăng trưởng đều đặn, thậm chí tỏ ra hút khách hơn dù giá trị trung bình mỗi đơn hàng ở quý I/2023 đã tăng 7% so với quý trước”- đại diện đơn vị thanh toán Payoo cho biết.
![]() |
Người tiêu dùng vẫn mua đồ trang sức, kéo doanh thu của một số doanh nghiệp trong nhóm này duy trì trong bối cảnh kinh tế khó khăn |
Bên cạnh đó, nhóm sản phẩm nữ trang, đá quý cũng có mức tăng trung bình 10%. Quý I vừa qua, theo đánh giá của giới kinh doanh, do tập trung nhiều ngày Lễ như dịp Vía Thần Tài, ngày 14/2, 8/3 nên người tiêu dùng khá giả thoải mái mở hầu bao cho nữ trang cao cấp. Cụ thể, thực tế từ hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) cho thấy, doanh nghiệp này đã có kết quả kinh doanh quý 1/2023 khá khả quan. Theo đó, kết thúc quý 1/2023, doanh thu thuần PNJ đạt 9,753 tỷ đồng. Mặc dù mức này có giảm nhẹ so với nền cao kỷ lục của cùng kỳ năm ngoái song lợi nhuận sau thuế vẫn duy trì mức tăng trưởng, đạt 749 tỷ đồng (tăng 3.8% so với cùng kỳ), đây cũng được xem là một kỷ lục mới từ trước tới nay của doanh nghiệp này.
Dĩ nhiên, theo chia sẻ từ phía PNJ, để có kết quả nói trên, doanh nghiệp này đã rất nỗ lực trong hành trình F5 - Refresh - Nhấn nút tái tạo, tối ưu hóa tồn kho và thực hiện chiến lược mới về cơ cấu hàng hóa. Cụ thể là ra mắt bộ sưu tập mới, triển khai chiến lược marketing và chương trình bán hàng hiệu quả, từ đó thu hút thêm nhiều khách hàng mới.
Ngoài hàng trang sức, theo thống kê từ nền tảng thanh toán trực tuyến Payoo, dù không phải là mùa cao điểm nhưng sức mua các thương hiệu thời trang xa xỉ được ghi nhận đạt mức tương đương quý trước. Do cầu nhiều hơn cung và sự khan hiếm của các mặt hàng này, các sản phẩm đồng hồ, túi hiệu từ những thương hiệu cao cấp còn trở thành một khoản đầu tư hấp dẫn, sinh lợi cao trong bối cảnh các kênh đầu tư tài chính gần đây thiếu hụt dòng tiền và thanh khoản.
Tăng sức bật từ tận dụng nền tảng số
Trong các dự báo từ chuyên gia kinh tế được đưa ra gần đây, với tình hình kinh tế còn tiếp tục khó khăn như hiện nay thì sức mua sẽ còn sụt giảm. Để linh hoạt ứng biến và tăng doanh thu cho các ngành hàng tiêu dùng thiết yếu, F & B… Sở Công Thương các tỉnh, thành ở phía Nam đã vận động doanh nghiệp ngoài bình ổn giá sẽ thực hiện các đợt khuyến mãi kích cầu. Điển hình như TP. Hồ Chí Minh đã vận động doanh nghiệp bán lẻ tăng chiết khấu ưu đãi, chia sẻ chiết khấu và chi phí khác để giảm áp lực tăng giá bán. Hưởng ứng chủ trương này, các nhà bán lẻ hàng đầu như Saigon Co.op, MM Mega Market... đã liên tục đưa ra các đợt khuyến mãi lớn, trong đó MM Mega Market còn cam kết thực hiện chương trình “khóa giá” với một số mặt hàng nhằm tránh việc tăng giá lên người tiêu dùng.
Đáng chú ý, các doanh nghiệp đã quan tâm nhiều hơn tới bán hàng trên thương mại điện tử, tận dụng các ngày lễ lớn để thực hiện khuyến mãi và thu hút người mua. Đơn cử như trường hợp của, thương hiệu Nước Mắm Tĩn tại tỉnh Phan Thiết đã phát triển song song hai gian hàng tại Shopee để phục vụ phân khúc khách hàng từ trung cấp đến cao cấp. Doanh thu mỗi tháng của hai gian hàng vào khoảng 400 triệu đồng, riêng những dịp cao điểm có thể đạt đến 600 triệu đồng.
Tin mới cập nhật

Lòng se điếu giá rẻ rao bán đầy 'chợ mạng'

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

'Hàng Nhật bãi' bày bán vỉa hè: Thật - giả lẫn lộn

Bạc là tài sản định giá thấp và nhiều cơ hội đột phá

Sầu riêng tiếp tục rớt giá, thương lái 'ngưng mua'

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Hà Nội: Tạm giữ hơn 14.000 đôi tất giả nhãn hiệu nổi tiếng

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'
Tin khác

Thị trường công tắc, ổ cắm cao cấp sôi động với cuộc đua thiết kế và công nghệ

Cận kề nghỉ lễ 30/4 – 1/5, vé máy bay nội địa 'cháy hàng'

Mơ vàng đầu vụ: 'Vàng non' giá cao vẫn 'cháy hàng'

Hoa loa kèn giá cao vẫn 'cháy' hàng

Mận hậu đầu mùa: Giá ‘chát’ vẫn được chị em ‘săn đón’

Dâu tằm đổ bộ chợ Việt, tiểu thương 'chốt đơn' mỏi tay

Lạng Sơn: Quản lý thị trường tiêu hủy 1,3 tấn chân gà không rõ nguồn gốc

Quýt sim: Đặc sản vùng cao xuống phố, giá rẻ bất ngờ

Vì sao thực phẩm đóng hộp có thể nhiễm botulinum?

Bánh trôi bánh chay độc đáo, chị em 'săn' lễ Tết Hàn thực
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh
