Cơ hội cho ngành hàng tiêu dùng nhanh
Theo khảo sát mới nhất từ Công ty Đo lường và Phân tích dữ liệu toàn cầu Nielsen về ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới người Việt Nam, người tiêu dùng có xu hướng gia tăng tiêu thụ các sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân, chăm sóc nhà cửa cùng một số sản phẩm khô lưu trữ tại nhà. Với hành vi lưu trữ thức ăn tại nhà, người tiêu dùng đang gia tăng việc tiêu thụ các ngành hàng như: Sợi ăn liền (tăng 67% so với trung bình 52 tuần), thực phẩm đông lạnh (+40%) và xúc xích tiệt trùng (+19%).
![]() |
Tiêu thụ các sản phẩm thịt tăng mạnh |
Nước đóng chai và thực phẩm đóng hộp cũng là những ngành hàng đang có xu hướng tăng. Thêm vào đó, ngành chăm sóc vệ sinh cá nhân, bao gồm nước súc miệng (+78%), chăm sóc cơ thể (+45%) và khăn giấy (+35%) cùng ngành chăm sóc nhà cửa cũng được tiêu thụ nhiều hơn vì mọi người đang quan tâm và bảo vệ sức khỏe trước dịch Covid-19.
Ông Mohit Agrawal - Giám đốc Bộ phận Thấu hiểu hành vi người tiêu dùng Nielsen - đánh giá: Người Việt Nam hiện nay đang ưu tiên mua sắm trực tuyến nhiều hơn. Điều này tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp đẩy mạnh chiến lược truyền thông kỹ thuật số, tạo nên những dấu ấn mạnh mẽ hơn trên thị trường trực tuyến. Người Việt Nam không chỉ nhận thức rõ về ý thức phòng dịch mà họ còn đang có những hành động bảo vệ bản thân khỏi dịch bệnh này. Họ đeo khẩu trang bất cứ khi nào ra khỏi nhà (89%), rửa tay thường xuyên với xà phòng sát khuẩn (87%) và tránh tụ tập ở những nơi công cộng hoặc đông người (81%).
Theo giới chuyên gia, việc thay đổi hành vi tiêu dùng của người Việt đang tạo cơ hội cho sản xuất, phân phối các mặt hàng tiêu dùng nhanh. Ghi nhận thực tế từ các nhà bán lẻ, nhà sản xuất các sản phẩm trên cho thấy, bất chấp dịch Covid-19 đang tác động tiêu cực đến nhiều ngành sản xuất như dệt may, da giày, điện tử thì các doanh nghiệp này vẫn đạt doanh số tích cực. Cụ thể, nhà bán lẻ Saigon Co.op - đơn vị sở hữu nhiều hệ thống bán lẻ từ cửa hàng tiện lợi, siêu thị, đại siêu thị cho tới trung tâm thương mại đã cho biết: Kể từ sau Tết tới nay Saigon Co.op ghi nhận người dân thường xuyên chi tiền để mua thực phẩm tươi sống, thực phẩm khô (mì ăn liền, nui, bún khô, đường), nước rửa tay… Thậm chí Saigon Co.op đang phải làm việc với nhà cung cấp để cam kết dự trữ nguồn hàng tương đương với dịp Tết Nguyên đán vừa qua nhằm đảm bảo không thiếu hàng trong mọi tình huống.
Tương tự, Saigon Co.op, đại diện của nhà bán lẻ Emart chia sẻ rằng, doanh số bán thực phẩm khô tại Emart đã tăng trưởng 150% trong suốt tháng 2/2020, còn giấy vệ sinh tăng tới 200%. Hiện trong kho dự trữ của Emart, các ngành hàng thiết yếu luôn được duy trì ở mức cao nhất để đảm bảo đủ cung ứng cho người tiêu dùng.
Với nhà sản xuất, ông Lưu Huỳnh - Trưởng Phòng Marketing, Công ty TNHH MeiZan CLV - khẳng định: MeiZan đã phải tăng gấp 3-4 lần công suất nhà máy để kịp các đơn hàng bán ra thị trường.
Còn ở VISSAN, cùng với tăng công suất, những ngày qua xưởng sản xuất thực phẩm chế biến của VISSAN phải huy động thêm khoảng 100 lao động thời vụ nhằm đảm bảo kịp cung ứng hàng hóa cho thị trường cũng như các điểm bán mà doanh nghiệp này phát triển.
Trong khi đó, với chuỗi cửa hàng dược, theo đại diện của Pharmacity, kể từ khi Việt Nam xác định trường hợp đầu tiên bị nhiễm Covid-19 tới nay, mặt hàng khẩu trang y tế và các sản phẩm nước rửa tay, nước sát khuẩn luôn trong tình trạng cháy hàng. Ghi nhận từ hệ thống nhà thuốc Pharmacity đến cuối tháng 2/2020 cho thấy, các cửa hàng này đã cung ứng cho thị trường gần 10,5 triệu khẩu trang, khoảng 150.000 chai nước rửa tay và hơn 320.000 sản phẩm vitamin C các loại.
Chính sự tăng trưởng này đã giúp Pharmacity gọi vốn thành công 730 tỷ đồng (tương đương 31,8 triệu USD) - khoản đầu tiên của vòng Series C. Từ khoản vốn được đầu tư, dự kiến trong năm 2020, chuỗi bán lẻ dược phẩm này đặt mục tiêu mở mới 350 cửa hàng và đạt con số 1.000 cửa hàng trên toàn quốc vào năm 2021.
Theo các chuyên gia, thói quen tiêu dùng của người Việt trong giai đoạn dịch bệnh đang thúc đẩy tăng trưởng một số ngành hàng trong ngắn hạn nên các nhà tiếp thị cần tận dụng xu hướng này bằng cách khuyến khích người tiêu dùng duy trì những thói quen tốt lâu dài hơn. |
Tin mới cập nhật

Lâm Đồng cam kết đồng hành, 'trải thảm đỏ' đón nhà đầu tư

Quảng Ninh: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lịch trình Lễ diễu binh, diễu hành tại TP. Hồ Chí Minh ngày 30/4

Món ăn đường phố Việt lọt top ngon nhất Đông Nam Á

Infographic | Chi tiết địa điểm tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật mừng đại lễ 30/4

Đại thắng mùa Xuân 1975: Mốc son chói lọi của lịch sử

Nở rộ trào lưu 'cà phê yêu nước' dịp 30/4

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và Quốc khánh 2/9 của năm 2025
Tin khác

Du lịch Khánh Hòa nâng chất du lịch dịp cao điểm 30/4 – hè 2025

Du lịch TP. Hồ Chí Minh đón 'cơ hội vàng' dịp 30/4

Tuồng, chèo, cải lương hòa nhịp mừng Đại thắng mùa Xuân

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Tổ chức loạt sự kiện tôn vinh quyền tác giả nhân Ngày sở hữu trí tuệ thế giới 26/4

Khởi động cuộc thi Hoa hậu biển đảo Việt Nam 2025

Hà Tĩnh: Dự án chưa bàn giao, hàng loạt cây xanh đã bị chết

Bắc Giang dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP quý I/2025

Dẫn đầu khu vực nhờ giáo dục: Việt Nam đã sẵn sàng?

Kỹ năng sinh tồn khi xảy ra động đất
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh
