Đối ngoại đa phương: Việt Nam - đối tác vì hòa bình bền vững

Việt Nam đã tạo dấu ấn với cách tiếp cận tổng thể đối với các vấn đề hòa bình và an ninh quốc tế, cũng như tinh thần nhân văn, hướng tới người dân, xuất phát từ chính những kinh nghiệm của Việt Nam.

Trong lời kêu gọi Liên hợp quốc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đến các nước trong Hội đồng Bảo an và các nước thành viên khác của Liên hợp quốc vào năm 1946, những cụm từ “nền hòa bình,” “thiện chí hòa bình,” “mong muốn hòa bình” đã được nhắc tới.

Đối ngoại đa phương: Việt Nam - đối tác vì hòa bình bền vững
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Phiên thảo luận mở Cấp cao của Hội đồng Bảo an LHQ về chủ đề "Thúc đẩy An ninh Biển và Một số lĩnh vực hợp tác quốc tế" tháng 8/2021

Năm 1953, trong bài "Tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế,” Người đã nhấn mạnh: "Giữ gìn hòa bình thế giới tức là giữ gìn lợi ích của nước ta.”

Trong hai năm đảm nhiệm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, thông điệp xuyên suốt của nước ta là: “Việt Nam - Đối tác vì hòa bình bền vững.” Dù là quá khứ hay hiện tại, tinh thần Việt Nam mang tới Liên hợp quốc hay Hội đồng Bảo an luôn là: “Yêu chuộng hòa bình.”

Thể hiện rõ tinh thần yêu chuộng hòa bình của dân tộc

Xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đường lối đối ngoại của Việt Nam luôn kiên định mục tiêu độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam.

Việt Nam là bạn tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế.

Tham gia Hội đồng Bảo an, cơ quan có vai trò quan trọng hàng đầu trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, cơ quan duy nhất có quyền hạn đặc biệt đưa ra các quyết định có tính ràng buộc pháp lý với 193 quốc gia trên thế giới, Việt Nam đã thể hiện rõ nét tinh thần yêu chuộng hòa bình của dân tộc với chủ đề: “Việt Nam - Đối tác vì hòa bình bền vững.”

Trong hai năm qua, Việt Nam đã tham gia đóng góp thực chất, thiết thực vào công việc chung của Hội đồng Bảo an, thể hiện qua việc đã tham gia bàn thảo, tìm giải pháp cho tất cả các vấn đề trong chương trình nghị sự Hội đồng Bảo an ở tất cả các khu vực, từ các xung đột ở châu Phi tới khủng hoảng nhân đạo ở Trung Đông, cũng như các vấn đề chủ đề quan trọng như chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, bảo vệ dân thường trong xung đột vũ trang, an ninh biển, biến đổi khí hậu, hay ứng phó với đại dịch COVID-19...

Trong tất cả các hoạt động, Việt Nam luôn có cách thức giải quyết có lý, có tình, đầy tinh thần trách nhiệm và giàu tính nhân văn, linh hoạt, cân bằng trong ứng xử, luôn nỗ lực tìm kiếm và tạo dựng đồng thuận, tạo không khí thuận lợi cho trao đổi tại Hội đồng Bảo an.

Xuyên suốt trong quá trình đó là hình ảnh Việt Nam với tinh thần độc lập, tự chủ, tích cực, trách nhiệm, kiên trì lập trường nhất quán tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, nhất là tôn trọng độc lập, chủ quyền, nguyên tắc không can thiệp công việc nội bộ, giải quyết hòa bình tranh chấp…

Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Việt Nam đã tạo dấu ấn với cách tiếp cận tổng thể đối với các vấn đề hòa bình và an ninh quốc tế, cũng như tinh thần nhân văn, hướng tới người dân, xuất phát từ chính những kinh nghiệm của Việt Nam đã từng trải qua nhiều năm chiến tranh, xung đột.

Điều đó được thể hiện qua những sự kiện và văn kiện chúng ta đề xuất với những chủ đề rất có ý nghĩa, xuất phát từ lợi ích của Việt Nam nhưng cũng rất phù hợp với quan tâm và lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.

Đó là về vai trò của các tổ chức khu vực trong phòng ngừa xung đột và xây dựng lòng tin, về thúc đẩy tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, về khắc phục hậu quả bom mìn hay bảo vệ dân thường trong xung đột vũ trang.

Những đề xuất của Việt Nam nhận được sự hưởng ứng rất lớn của các nước thành viên Liên hợp quốc.

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết hai năm Việt Nam đảm nhiệm cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, tham gia Hội đồng Bảo an là cơ hội lớn để đẩy mạnh và nâng tầm của nước ta tại các diễn đàn đa phương, góp phần duy trì môi trường hòa bình, tạo thuận lợi cho công cuộc Đổi mới; cơ hội để nắm bắt thông tin, xu thế, qua đó ngăn chặn từ sớm, từ xa các nguy cơ an ninh đối với Tổ quốc, bảo vệ lợi ích quốc gia-dân tộc; cơ hội để làm sâu sắc thêm quan hệ song phương, khai thác nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển bền vững đất nước; cơ hội để khẳng định bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam, thể hiện hình ảnh một Việt Nam mới, chuyển mình mạnh mẽ từ một nước nhiều năm phải đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước trở thành đối tác sẵn sàng tham gia tích cực, có trách nhiệm để giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Doi ngoai da phuong: Viet Nam - Doi tac vi hoa binh ben vung hinh anh 2
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Phiên thảo luận mở Cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

Thủ tướng nhấn mạnh: “Việt Nam đã thúc đẩy thượng tôn pháp luật, cách hành xử đa phương dựa trên luật pháp quốc tế, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển. Việt Nam đã cùng các nước thành viên Hội đồng Bảo an thảo luận, thông qua các biện pháp giảm căng thẳng, thúc đẩy để các bên đàm phán, tìm giải pháp bền vững đối với xung đột, điểm nóng ở các khu vực. Chúng ta cũng luôn đề cao tinh thần nhân đạo, lấy con người làm trung tâm, làm chủ thể, là mục tiêu và là động lực, nỗ lực bảo vệ an toàn, tính mạng và sinh kế của người dân trong xung đột vũ trang, dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt có thể tác động tới các nỗ lực ứng phó với COVID-19, ủng hộ viện trợ nhân đạo, cứu trợ thường dân, nhất là các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương.”

Đánh giá về những đóng góp của Việt Nam trong hai năm qua, Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres từng nhận định, Việt Nam khi làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an đã thể hiện sự khéo léo, vai trò trung gian, cầu nối trong hỗ trợ giải quyết bất động, tạo không khí hòa dịu giữa các nước lớn.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Guterres cũng đánh giá cao Việt Nam khi đề xuất thúc đẩy đưa mối quan hệ hợp tác giữa Liên hợp quốc với khối các nước Đông Nam Á lên một tầm cao mới, phát huy hơn nữa tinh thần của chủ nghĩa đa phương.

Trước đó, tại cuộc điện đàm giữa Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với Tổng Thư ký Liên hợp quốc vào tháng 6/2021, ông António Guterres đã ghi nhận những đóng góp tích cực và có trách nhiệm của Việt Nam tại Liên hợp quốc trong các vấn đề toàn cầu, nhất là tại Hội đồng Bảo an, đối với việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu và COVID-19. Tổng Thư ký Liên hợp quốc đã khẳng định Việt Nam là nhân tố quan trọng đóng góp vào hòa bình, ổn định trong khu vực.

Đại sứ Barbara Woodward, Trưởng Phái đoàn thường trực Anh tại Liên hợp quốc đánh giá, Việt Nam trực tiếp tham gia giải quyết nhiều vấn đề quan trọng nhưng không phải lúc nào cũng dễ nhìn thấy ở bề nổi, ví dụ như vấn đề vai trò của phụ nữ đối với hòa bình và an ninh, bảo vệ dân thường trong xung đột hay hành động giải quyết vấn đề bom mìn. Tất cả những vấn đề này đều rất quan trọng đối với hòa bình và an ninh thế giới. Chính vì vậy, những đóng góp của Việt Nam là rất có giá trị.

Để tiếp nối hành trình nhân văn

Chia sẻ về những nỗ lực tiếp theo để phát huy thành quả hai năm qua cũng như tiếp nối hành trình nhân văn của đất nước tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho rằng, những kinh nghiệm tích lũy qua hai lần tham gia Hội đồng Bảo an các nhiệm kỳ 2008-2009 và 2020-2021 cùng với các hoạt động lớn của đối ngoại Việt Nam thời gian qua, đã tạo tiền đề, cơ sở vững chắc để Việt Nam tiếp tục tham gia vào các diễn đàn đa phương, tổ chức quốc tế trong và ngoài khuôn khổ Liên hợp quốc.

“Trước mắt, chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy các nghị quyết, sáng kiến Việt Nam đã khởi xướng tại Hội đồng Bảo an như các vấn đề về xử lý hậu quả bom mìn, bảo vệ thường dân trong xung đột, vấn đề phụ nữ, hòa bình và an ninh; tiếp tục thúc đẩy vai trò và sự hiện diện của ASEAN tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nói riêng và Liên hợp quốc nói chung, cũng như nội dung bao trùm là tôn trọng luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc. Việt Nam cũng sẽ thúc đẩy hoạt động hiệu quả của Nhóm Bạn bè của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) với sự tham gia của hơn 100 nước,” Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Việt Nam tiếp tục thúc đẩy việc triển khai nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc về Ngày quốc tế phòng, chống dịch bệnh 27/12, nỗ lực triển khai các cam kết về biến đổi khí hậu, tăng cường đóng góp vào các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.

Doi ngoai da phuong: Viet Nam - Doi tac vi hoa binh ben vung hinh anh 3
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao của Hội đồng Bảo an về Biến đổi khí hậu tháng 9/2021

Việt Nam cũng sẽ tham gia sâu hơn tại các diễn đàn đa phương khác, trong đó ứng cử vào các vị trí của một số cơ chế tại Liên hợp quốc như Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025, Ủy ban ranh giới thềm lục địa nhiệm kỳ 2023-2028...

Giao nhiệm vụ cho ngành đối ngoại tại Hội nghị Tổng kết hai năm Việt Nam đảm nhiệm cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị ngành Ngoại giao và các cơ quan làm công tác đối ngoại tiếp tục vai trò tiên phong, đi trước mở đường giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, góp phần quan trọng vào công cuộc bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và phát triển đất nước trong tình hình mới.

Cùng với đó, đối ngoại nói chung, ngoại giao đa phương nói riêng cần bám sát chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc vừa qua, coi đối ngoại đa phương là một định hướng chiến lược quan trọng.

Kiên định đường lối đối ngoại theo tinh thần Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Chỉ thị 25 của Ban Bí thư; xây dựng và triển khai hiệu quả Chiến lược tổng thể về đối ngoại đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng yêu cầu triển khai toàn diện, đồng bộ các hoạt động đối ngoại đa phương trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh, văn hóa, môi trường, giáo dục-đào tạo, khoa học công nghệ..., nhất là thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, giải quyết các vấn đề toàn cầu như an ninh phi truyền thống, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống dịch bệnh, an ninh biển, an ninh con người…

Đồng thời, tiếp tục đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt hòa giải, tham gia định hình các quy tắc tại các diễn đàn đa phương phù hợp với điều kiện cho phép thông qua việc đăng cai các hội nghị quốc tế lớn, ứng cử và đảm nhiệm các vị trí quan trọng tại các tổ chức quốc tế; chủ động đề xuất các sáng kiến, tạo dấu ấn tích cực, nâng cao vị thế và giá trị Việt Nam trong quan hệ với các nước.

Hoan nghênh việc Bộ Ngoại giao đang tích cực chuẩn bị để sớm trình Kế hoạch đăng cai các hội nghị đa phương cấp cao đến năm 2030, Thủ tướng đề nghị Bộ cần chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu đề xuất khả năng Việt Nam tái ứng cử làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an đại diện cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong 10-15 năm tới; ứng cử, đăng cai các hội nghị quan trọng trong khuôn khổ các cơ chế đa phương quan trọng, nhất là Liên hợp quốc, APEC, ASEM, ASEAN, các cơ chế tiểu vùng Mekong và đề xuất các sáng kiến, diễn đàn đa phương khác.

Thủ tướng nhấn mạnh, các hoạt động đối ngoại cần được triển khai trên cơ sở "tình cảm, chân thành, tin cậy, bình đẳng, tôn trọng, lắng nghe, hợp tác hiệu quả và cùng phát triển" để tạo cơ sở tranh thủ nguồn lực quốc tế, góp phần thực hiện khát vọng phát triển bền vững đất nước.

Thủ tướng cũng chỉ rõ: "Phải kiên trì, kiên định, kiên quyết, kiên nhẫn giữ vững bản lĩnh trước những vấn đề có tính chất nguyên tắc, nhất là về lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích của nhân dân; hài hòa lợi ích của các nước trên thế giới, khu vực; đảm bảo được mục tiêu chung là hòa bình, độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, vì mục tiêu bảo vệ hòa bình, hợp tác phát triển của các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.”

Doi ngoai da phuong: Viet Nam - Doi tac vi hoa binh ben vung hinh anh 4
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chủ trì Phiên Thảo luận mở cấp Bộ trưởng của Hội đồng Bảo an LHQ về chủ đề "Khắc phục hậu quả bom, mìn và duy trì hòa bình bền vững: Tăng cường gắn kết để hiệu quả hơn"

Trong giai đoạn phát triển mới, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn và tin tưởng, công tác đối ngoại sẽ tiếp tục đóng vai trò tiên phong trong việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; góp phần thực hiện mục tiêu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; tất cả vì lợi ích của quốc gia, dân tộc, nhân dân; tất cả vì sự phát triển hùng cường, thịnh vượng của đất nước trong bối cảnh mới.

Khép lại hai năm đầy tự hào của Việt Nam với bạn bè thế giới, khép lại quãng thời gian không thể quên của không chỉ những nhà ngoại giao Việt Nam mà còn của không ít người dân Việt Nam, một chương mới sẽ được mở ra trong cuốn sách ghi lại những thành công và dấu ấn Việt Nam tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nói riêng, tại các diễn đàn đa phương nói chung.

Để rồi, với niềm tự hào về thế và lực mới của đất nước, chắc chắn, tiếng nói, vị thế của Việt Nam sẽ còn vươn xa, tỏa sáng hơn nữa trong khu vực cũng như trên trường quốc tế./.

Theo TTXVN

Tin mới cập nhật

Thu ngân sách nhà nước 4 tháng đạt 43% dự toán, ước trên 640.200 tỷ đồng

Thu ngân sách nhà nước 4 tháng đạt 43% dự toán, ước trên 640.200 tỷ đồng

Ngày 6/5, Tổng cục Thuế cho biết thu ngân sách nhà nước 4 tháng đầu năm 2024 tăng trên 10% so với cùng kỳ năm 2023.
Lý do Bộ Công Thương đề xuất chính sách mới quản lý thuốc lá điện tử

Lý do Bộ Công Thương đề xuất chính sách mới quản lý thuốc lá điện tử

Bộ Công Thương kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật về thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Câu chuyện điện mặt trời và chủ nghĩa dân túy trong phát ngôn và truyền thông

Câu chuyện điện mặt trời và chủ nghĩa dân túy trong phát ngôn và truyền thông

Chủ nghĩa dân túy, một khái niệm còn mới mẻ ở Việt Nam nhưng thời gian gần đây bỗng có bóng dáng “quen thuộc” quanh những phát ngôn về câu chuyện điện mặt trời.
Việt Nam xuất siêu 8,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm, nhờ đâu?

Việt Nam xuất siêu 8,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm, nhờ đâu?

Cán cân xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước 4 tháng đầu năm tiếp tục ghi nhận thặng dư ở mức cao theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/4/2024.
6 giải pháp phát triển kinh tế sáng tạo tại Việt Nam

6 giải pháp phát triển kinh tế sáng tạo tại Việt Nam

Việt Nam cần có khung chính sách vững chắc để nuôi dưỡng kinh tế sáng tạo gắn với tạo động lực cho các chủ thể sáng tạo.
8 nền tảng thương mại điện tử được áp dụng biện pháp quản lý thuế

8 nền tảng thương mại điện tử được áp dụng biện pháp quản lý thuế

Việc quản lý thuế trên hoạt động thương mại điện tử có nhiều chuyển biến sau một năm thực hiện Chỉ thị 18/CT-TTg, theo Tổng cục Thuế.
GDP quý I lập đỉnh 4 năm: Chưa vội mừng, thách thức luôn

GDP quý I lập đỉnh 4 năm: Chưa vội mừng, thách thức luôn ''rình rập''

GDP quý I/2024 chứng kiến tăng trưởng đạt 5,66% so với cùng kỳ, là thành tích cao nhất kể từ năm dịch bệnh 2020. Tuy nhiên, thách thức đang chờ đợi phía trước.
Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai - Trung tâm logistics hiện đại, xứng tầm

Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai - Trung tâm logistics hiện đại, xứng tầm

Lào Cai đang trên đà phát triển khu kinh tế cửa khẩu trở thành trung tâm kết nối Trung Quốc và các nước ASEAN.
Tạo dựng ngành công nghiệp bán dẫn từ đột phá nguồn nhân lực

Tạo dựng ngành công nghiệp bán dẫn từ đột phá nguồn nhân lực

Trong Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn vừa diễn ra tại Hà Nội, Thủ tướng đã nhấn mạnh tính đột phá của yếu tố nhân lực.
Truyền thông nâng cao nhận thức về chuyển dịch năng lượng: Cần coi trọng tiếng nói người dân

Truyền thông nâng cao nhận thức về chuyển dịch năng lượng: Cần coi trọng tiếng nói người dân

Hội thảo tham vấn "Chương trình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về chuyển dịch năng lượng" diễn ra tại Hà Nội ngày 23/4.

Tin khác

Tìm người mua hơn 210 tấn vé xổ số Đồng Tháp hết hạn

Tìm người mua hơn 210 tấn vé xổ số Đồng Tháp hết hạn

Sắp diễn ra phiên đấu giá 210 tấn vé số hết hạn của Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Đồng Tháp với giá khởi điểm hơn 500 triệu đồng.
Thị trường tín chỉ carbon - Động lực xây dựng Việt Nam Xanh

Thị trường tín chỉ carbon - Động lực xây dựng Việt Nam Xanh

Sáng 20/4 tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo: Thị trường tín chỉ carbon - Động lực xây dựng Việt Nam Xanh và sự kiện Công bố dự án Việt Nam Xanh.
Định hướng phát triển bền vững và tăng trưởng xanh trong thu hút đầu tư nước ngoài

Định hướng phát triển bền vững và tăng trưởng xanh trong thu hút đầu tư nước ngoài

Trong bối cảnh hiện nay, việc thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc là cần thiết và cần ưu tiên hướng đến phát triển kinh tế bền vững và tăng trưởng xanh.
Việt Nam cần 1 triệu nhân lực công nghệ thông tin để phát triển kinh tế xanh

Việt Nam cần 1 triệu nhân lực công nghệ thông tin để phát triển kinh tế xanh

Tại Diễn đàn doanh nghiệp phát triển kinh tế xanh tổ chức ngày 17/4 tại Hà Nội, nhiều chuyên gia cho rằng, cần gắn chặt chuyển đổi số với chuyển đổi xanh
Thúc đẩy tổng cầu trong nước để nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng trong năm 2024

Thúc đẩy tổng cầu trong nước để nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng trong năm 2024

Phục hồi tổng cầu là một nhiệm vụ quan trọng đối với Việt Nam do đó cần kịp thời củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu.
Đề xuất đầu tư 3 tuyến tàu điện không ray tại Hà Nội liệu có khả thi?

Đề xuất đầu tư 3 tuyến tàu điện không ray tại Hà Nội liệu có khả thi?

Công ty HUNAN CRRC đề xuất 3 tuyến tàu điện không ray nhằm giảm ùn tắc giao thông Hà Nội. Tuy nhiên, để khả thi cần xem xét nhiều yếu tố.
Công bố kết quả khảo sát hàng hóa, dịch vụ người tiêu dùng tin cậy năm 2023

Công bố kết quả khảo sát hàng hóa, dịch vụ người tiêu dùng tin cậy năm 2023

Sáng nay 12/4, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam tổ chức hội nghị công bố kết quả khảo sát hàng hóa, dịch vụ người tiêu dùng tin cậy năm 2023.
Doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư mạnh cho bảo đảm an ninh mạng trong chuyển đổi số

Doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư mạnh cho bảo đảm an ninh mạng trong chuyển đổi số

Mối quan tâm về an ninh mạng trong chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam đang tăng lên rõ rệt theo ghi nhận của Báo cáo Chuyển đổi số doanh nghiệp 2023.
Tâm lý tích cực đang lên trong doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam

Tâm lý tích cực đang lên trong doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thúc đẩy sự lạc quan của doanh nghiệp châu Âu, tuy nhiên cần tháo gỡ các rào cản pháp lý đang tồn tại.
Du lịch thủ đô: Con số "đẹp" và những trăn trở

Du lịch thủ đô: Con số "đẹp" và những trăn trở

Quý I là mùa cao điểm của du lịch và với du lịch Hà Nội, đây cũng là một vụ bội thu nếu xét về con số, nhưng phía sau đó còn nhiều điều đáng suy ngẫm...
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá tiêu hôm nay 3/5/2024:  Đồng loạt tăng mạnh 1.500 đồng/kg, Đắk Lắk và Bình Phước lên đỉnh 100.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 3/5/2024: Đồng loạt tăng mạnh 1.500 đồng/kg, Đắk Lắk và Bình Phước lên đỉnh 100.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 3/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 3/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 5/5/2024: Tăng “bốc đầu”, Đắk Nông và Bình Phước lập đỉnh mới 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 5/5/2024: Tăng “bốc đầu”, Đắk Nông và Bình Phước lập đỉnh mới 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 5/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 5/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 4/5/2024: Tiếp đà tăng sốc, Đắk Lắk chinh phục mức giá kỷ lục 101.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 4/5/2024: Tiếp đà tăng sốc, Đắk Lắk chinh phục mức giá kỷ lục 101.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 4/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 4/5 thế nào?
Xuất hiện nhiều “điểm nóng” an ninh trật tự tại các chung cư ở Hà Nội

Xuất hiện nhiều “điểm nóng” an ninh trật tự tại các chung cư ở Hà Nội

Thời gian qua, tại một số chung cư ở Hà Nội đã phát sinh “điểm nóng” về an ninh, trật tự.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 2/5/2024: Dầu thế giới chạm đáy, trong nước chiều nay ra sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 2/5/2024: Dầu thế giới chạm đáy, trong nước chiều nay ra sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 2/5/2024, giá dầu thế giới tiếp tục giảm mạnh hơn 3% với dầu WTI giảm 3,58%, dầu Brent giảm 3,19%, xuống mức thấp nhất trong 7 tuần.
Giá tiêu hôm nay 6/5/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 6/5/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 6/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 6/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 1/5/2024: Tăng thêm 500 đồng/kg, Đắk Lắk chạm đỉnh 98.500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 1/5/2024: Tăng thêm 500 đồng/kg, Đắk Lắk chạm đỉnh 98.500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 1/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 1/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 2/5/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 98.500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 2/5/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 98.500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 2/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 2/5 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 4/5/2024: Giá dầu thế giới giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 3 tháng

Giá xăng dầu hôm nay ngày 4/5/2024: Giá dầu thế giới giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 3 tháng

Giá xăng dầu hôm nay ngày 4/5/2024, giá dầu thế giới đồng loạt giảm mạnh, ghi nhận mức thấp nhất trong 3 tháng qua với dầu WTI giảm 1,06%, dầu Brent giảm 0,98%.
Giá tiêu hôm nay 30/4/2024: Ngày thứ 2 liên tiếp đứng giá, cao nhất 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 30/4/2024: Ngày thứ 2 liên tiếp đứng giá, cao nhất 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 30/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 30/4 thế nào?
Phiên bản di động