Ăn đong đơn hàng, hiệp hội ngành hàng xuất khẩu tỷ USD đề xuất gì?
8 hiệp hội ngành hàng kiến nghị cho lao động hưởng lương hưu sớm Xuất khẩu sụt giảm: Hiệp hội, ngành hàng kiến nghị gì? |
Da giày là ngành hàng xuất khẩu chủ lực, luôn nằm trong top có kim ngạch chục tỷ USD mỗi năm của Việt Nam. Tuy nhiên từ quý IV/2022 đến nay, xuất khẩu của ngành sụt giảm nghiêm trọng.
Theo số liệu từ Bộ Công Thương, 7 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giày, dép đạt 11,7 tỷ USD, giảm 17,1% so với cùng kỳ.
Theo bà Phan Thị Thanh Xuân - Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam, từ quý IV/2022, ngành da giày chịu tác động rất lớn từ thị trường thế giới.
Cụ thể, xuất khẩu sang các thị trường chính như Mỹ, EU, Nhật Bản đều giảm do lạm phát, sức tiêu dùng suy giảm và đặc biệt tồn kho khá lớn đối với mặt hàng thời trang. Chính những yếu tố này ảnh hưởng tới tình hình đơn hàng của ngành da giày.
Mức độ thiếu đơn hàng của doanh nghiệp da giày hiện khoảng 30 - 40%. Với những thị trường truyền thống của ngành như Mỹ giảm khoảng 30%, EU giảm khoảng 13%. “Hiện trạng này của ngành da giày xác định chưa thể cải thiện trong nửa cuối năm 2023 mà ít nhất kéo dài sang năm đầu năm 2024”, bà Phan Thị Thanh Xuân nói.
![]() |
Doanh nghiệp ngành hàng da giày đối diện với tình trạng ăn đong đơn hàng. Ảnh Cấn Dũng |
Trong hoàn cảnh tương tự, xuất khẩu 7 tháng năm 2023 của ngành gỗ cũng giảm sâu, tới gần 30% trong đó, gỗ nội và ngoại thất có giá trị gia tăng cao sụt giảm mạnh nhất, viên nén có giảm nhưng ít hơn.
Bên cạnh những nguyên nhân chung, ông Ngô Sỹ Hoài - Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho rằng, Mỹ khởi xướng điều tra và áp biện pháp phòng vệ thương mại với một số sản phẩm gỗ của Việt Nam, EU thực hiện các quy định đảm bảo không gây mất rừng và suy thoái rừng đã ảnh hưởng lớn tới kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ sang 2 thị trường lớn này.
Một nguyên nhân nữa là xu hướng tái định vị nguồn cung, ưu tiên nội khối của các thị trường nhập khẩu để tránh bất trắc và giảm chi phí cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tới ngành gỗ.
Trước hiện trạng còn đầy thách thức, đại diện các hiệp hội ngành hàng xuất khẩu tỷ USD đều cho rằng đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường mới là rất quan trọng.
“Cần bù đắp sự thiếu hụt đơn hàng từ những thị trường truyền thống bằng những cơ hội từ thị trường khác. Để làm được điều này, xúc tiến thương mại là hoạt động rất cần thiết”, lãnh đạo Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho hay.
Với sự hỗ trợ của Bộ Công Thương, Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam đã tổ chức các hoạt động xúc tiến xuất khẩu ở UAE và thị trường khu vực Trung Đông. Tuy nhiên, đây là những thị trường ngành có thể tự vươn tới.
Để hoạt động xúc tiến thương mại hiệu quả, lãnh đạo Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam đề xuất: Hiệp hội đang tập hợp hồ sơ và danh sách doanh nghiệp xuất khẩu của ngành, khi hoàn thành mong muốn gửi tài liệu này tới hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để được hỗ trợ kết nối thông tin, kết nối với đối tác. Hiệp hội sẽ cùng phối hợp với Thương vụ tổ chức các cuộc giao thương trực tiếp giữa doanh nghiệp hai nước để đảm bảo hiệu quả và độ uy tín của đối tác.
Tại thị trường Trung Đông, châu Phi hiện đã có đối tác tìm hiểu và có mong muốn hợp tác, tuy nhiên doanh nghiệp trong nước khá e dè về độ trung thực của đối tác. Đề nghị, Thương vụ Việt Nam tại khối thị trường này có giải pháp để xác minh thông tin, thậm chí tham gia kết nối cùng doanh nghiệp với vai trò giám sát.
“Doanh nghiệp da giày trong nước cũng mong muốn được các Thương vụ cung cấp thông tin, bao gồm cả thông tin thị trường, thông tin chính sách của nước sở tại. Ngoài ra, khi tham gia các hội chợ triển lãm ở nước ngoài, doanh nghiệp chỉ có thể hiện diện trong thời gian ngắn, đề nghị Thương vụ hỗ trợ doanh nghiệp trưng bày mẫu, quảng bá giới thiệu sản phẩm tại cơ quan Thương vụ. Đồng thời, tăng cường quảng bá lợi thế của Việt Nam như các hiệp định thương mại tự do giúp ngành có thể đẩy mạnh phát triển ở thị trường trọng điểm”, bà Phan Thị Thanh Xuân cho hay.
Với ngành gỗ, ông Ngô Sỹ Hoài đề xuất: Bộ Công Thương, Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài hỗ trợ tiếp thị sản phẩm gỗ của Việt Nam trên 2 khía cạnh: Sản phẩm làm ra chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh, không dễ gì thay thế nhất là phân khúc đồ gỗ trưng lưu; truyền tải mạnh mẽ thông điệp ngành gỗ Việt Nam cam kết cung cấp sản phẩm gỗ hợp pháp, chuẩn bị thực hiện nghiêm chỉnh quy định không gây mất rừng của EU.
Riêng với Mỹ - thị trường chiếm tới 55% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam, hiệp hội mong muốn cơ quan Thương vụ giúp đàm phán với phía sở tại để hạn chế các cuộc khởi xướng điều tra, chống bán phá giá… và ít tác động tiêu cực hơn với sản phẩm gỗ Việt .
Tin mới cập nhật

Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 276 tỷ USD trong 4 tháng

Giá hồ tiêu xuất khẩu tăng, kim ngạch vượt 500 triệu USD

Giá cao su tăng, triển vọng xuất khẩu tiếp tục tươi sáng

Xuất khẩu bưởi tăng mạnh, lọt top trái cây chủ lực mới

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng, thị trường đón tín hiệu tốt

Giá cao su quý I/2025 tăng, thị trường chờ đợi điều gì?

Xuất khẩu chè sang Pakistan đạt hơn 4 triệu USD trong tháng 3
Tin khác

Quý I/2025, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD

Xuất khẩu hạt điều giảm nhưng giá bán tăng kỷ lục

Xuất khẩu gỗ quý I tăng mạnh, đạt gần 4 tỷ USD

Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Mở rộng không gian xuất khẩu cho ngành gỗ

Thanh long vươn lên top đầu xuất khẩu rau quả Việt
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Quảng Ninh: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng
