Xuất khẩu hơn 7 triệu tấn, gạo Việt về đích vượt chỉ tiêu
Tăng cả về khối lượng và trị giá
Những ngày cuối năm, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đều đang rất hối hả để kịp hoàn thiện các đơn hàng.
Trong 11 tháng qua, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt trên 6,67 triệu tấn, mang về hơn 3,23 tỷ USD, tăng 16% về khối lượng và tăng 6,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Dự kiến cả năm nay, sản lượng gạo xuất khẩu cán mốc trên 7 triệu tấn, doanh thu ước đạt 3,55 - 3,6 tỷ USD.
![]() |
Có thể thấy, các mục tiêu lớn mà Chính phủ đặt ra cho ngành lúa gạo năm 2022 đều đạt được. Không chỉ đảm bảo đủ lương thực cho thị trường gần 100 triệu dân, gạo Việt còn xuất khẩu khối lượng lớn, mang về doanh thu hàng tỷ USD.
Ông Phạm Văn Duy, Phó cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, năm 2022, thời tiết cơ bản thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nên năng suất và sản lượng lúa gạo đều vượt kế hoạch, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, chế biến, chăn nuôi, dự phòng giống và xuất khẩu.
Năm qua, cơ cấu gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục chuyển dịch sang các loại gạo thơm, gạo chất lượng cao với giá bán và giá trị gia tăng cao hơn. Người nông dân và các thương nhân xuất khẩu gạo cũng ngày càng quan tâm hơn tới việc nâng cao chất lượng, truy xuất nguồn gốc, hướng tới đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường khó tính như EU, Hàn Quốc, Mỹ...
Bên cạnh gạo trắng, các loại gạo thơm, gạo japonica... của Việt Nam đã nhận được nhiều đơn hàng xuất khẩu với giá tốt.
Trong đó, Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An xuất khẩu gạo thơm đi Trung Đông, châu Âu với giá bình quân 650 USD/tấn, riêng loại gạo ST24, ST25 xuất sang EU có giá trên 1.000 USD/tấn. Tập đoàn Lộc Trời cũng đưa gạo mang thương hiệu Việt vào các hệ thống siêu thị ở Pháp, với sự kiện ra mắt là 860 tấn gạo Jasmin được bán trên toàn hệ thống của E.Leclers.
Nhật Bản, một thị trường “siêu khó tính” với hệ thống tiêu chuẩn cực kỳ khắt khe, cũng đón nhận gạo Việt từ Tập đoàn Tân Long. Đầu tháng 7/2022, lần đầu tiên, 100 tấn gạo ST25 Việt Nam mang thương hiệu A An, do Công ty Suntomi International nhập khẩu và Công ty Spice House phân phối đã được bày bán chính thức tại các siêu thị, cửa hàng tại Nhật Bản.
Ông Đỗ Hà Nam, Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đánh giá, năm 2022 là một năm khá thành công của những nhà xuất khẩu và sản xuất lương thực Việt Nam. Sản lượng xuất khẩu đạt mốc trên 7 triệu tấn vào cuối tháng 12 là sự bất ngờ lớn với cả những người hoạt động trong ngành.
Triển vọng
Gần đây, gạo Việt liên tiếp đạt được chỉ tiêu về sản xuất và thương mại. Đặc biệt, từ năm 2020 đến nay, trong bối cảnh bị Covid-19 bủa vây, tình hình an ninh lương thực tại không ít quốc gia bị đe dọa, Việt Nam vẫn nổi lên là nhà sản xuất lúa gạo lớn của thị trường thế giới. Thành tích này sẽ tiếp sức cho ngành lúa gạo trong năm 2023.
Theo đánh giá của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục thuận lợi, bởi giá gạo trong ngắn hạn vẫn duy trì ở mức cao (do những bất ổn về kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nhu cầu dự trữ lương thực tăng lên).
Đặc biệt, đã có những tín hiệu khá tích cực cho ngành gạo xuất khẩu tại Philippines - thị trường tiêu thụ khoảng 3 triệu tấn gạo mỗi năm của nước ta. Mới đây, Tổng thống Philippines đã chấp thuận khuyến nghị của Bộ Kinh tế về việc kéo dài thời gian giảm thuế nhập khẩu gạo đến hết năm 2023.
Việc Philippines duy trì thuế nhập khẩu gạo ở mức 35% được kỳ vọng sẽ có lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam. Trước đây, mức thuế nhập khẩu gạo của nước này là 40% đối với gạo nhập khẩu theo hạn ngạch và 50% đối với gạo nhập khẩu ngoài hạn ngạch.
Việt Nam đang là nhà cung cấp gạo lớn của Philippines. Dự báo, cả năm 2022, nước này sẽ nhập khẩu từ Việt Nam 3,3 - 3,4 triệu tấn gạo.
Hiện tại, nhiều doanh nghiệp trong ngành đã nhận được đơn hàng xuất khẩu đáng kể cho năm tới. Chẳng hạn, Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An đã ký kết và sẽ giao 30.000 tấn gạo trong quý I/2023. Tập đoàn Lộc Trời cũng kín đơn hàng đi Pháp và nhiều thị trường truyền thống khác.
Nỗi lo của doanh nghiệp ngành gạo lúc này là khả năng tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng để đảm bảo tài chính phục vụ sản xuất, tích trữ nguyên liệu, thanh toán tiền hàng cho nông dân…
“Nếu giải tỏa được khó khăn về vốn, doanh nghiệp sẽ có thêm điều kiện thu mua thóc lúa dự trữ, chuẩn bị tốt cho hoạt động xuất khẩu trong năm 2023”, một doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại Tiền Giang chia sẻ.
Tin mới cập nhật

Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 276 tỷ USD trong 4 tháng

Giá hồ tiêu xuất khẩu tăng, kim ngạch vượt 500 triệu USD

Giá cao su tăng, triển vọng xuất khẩu tiếp tục tươi sáng

Xuất khẩu bưởi tăng mạnh, lọt top trái cây chủ lực mới

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng, thị trường đón tín hiệu tốt

Giá cao su quý I/2025 tăng, thị trường chờ đợi điều gì?

Xuất khẩu chè sang Pakistan đạt hơn 4 triệu USD trong tháng 3
Tin khác

Quý I/2025, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD

Xuất khẩu hạt điều giảm nhưng giá bán tăng kỷ lục

Xuất khẩu gỗ quý I tăng mạnh, đạt gần 4 tỷ USD

Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Mở rộng không gian xuất khẩu cho ngành gỗ

Thanh long vươn lên top đầu xuất khẩu rau quả Việt
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh
