Xuất khẩu hành, tỏi tăng 360% nhưng chưa thoát cảnh “được mùa rớt giá”

Theo Bộ NN&PTNT, số liệu thống kê cho thấy, năm 2022 kim ngạch xuất khẩu hành, hẹ, tỏi của Việt Nam đạt khoảng 31,2 triệu USD, tăng gần 360% so với năm 2021.
Xuất khẩu hành, tỏi sang Trung Quốc tăng đột biến 19.935% Thị trường gần phục hồi, xuất khẩu chớp thời cơ

Hành, tỏi là nông sản có sản lượng lớn của nhiều địa phương. Để không còn tình trạng “được mùa rớt giá”, các địa phương cần thay đổi tư duy theo hướng “bán hành không chỉ là bán thực phẩm mà là bán nguồn nguyên liệu phục vụ cho nhiều ngành hàng”.

Đầu ra bấp bênh, giá cả trồi sụt

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số liệu thống kê cho thấy, năm 2022 kim ngạch xuất khẩu hành, hẹ, tỏi của Việt Nam đạt khoảng 31,2 triệu USD, tăng gần 360% so với năm 2021. Trong đó, phần lớn xuất đi các thị trường châu Á, chiếm hơn 90%, sau đó là châu Mỹ, châu Âu và châu Úc.

Chế biến hành tím xuất khẩu. 	Ảnh: ST
Chế biến hành tím xuất khẩu. Ảnh: ST

Tính riêng các quốc gia, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu hành, hẹ, tỏi lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch năm 2022 là hơn 17,26 triệu USD (chưa kể của Đài Loan thêm 6,6 triệu USD). So với kim ngạch chỉ 86.185 USD năm 2021, xuất khẩu nhóm mặt hàng này sang Trung Quốc năm 2022 tăng đột biến 19,935%. Ngoài ra, xuất khẩu hành, tỏi sang Lào tăng 459%, sang Đức tăng 182,6%, sang Đức tăng 133%, sang Anh, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia tăng lần lượt là 93,4%, 67,6% và 53,8%... so với năm 2021.

Đánh giá về tiềm năng của hành, tỏi Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho biết, hành là sản phẩm lợi thế của rất nhiều tỉnh thành như Hải Dương, Sóc Trăng, Ninh Thuận, Quảng Ngãi... với tổng sản lượng hàng năm trên 200.000 tấn. Thời điểm tháng 2, 3 các vựa hành bước vào giai đoạn thu hoạch, do đó, nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này tăng cao hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, theo thống kê, các tháng đầu năm 2023, sức mua của thị trường đang có xu hướng giảm, trong khi năng lực sản xuất của ngành nông nghiệp này vẫn được duy trì. Điều này dẫn tới công tác tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nói chung, hành tím nói riêng dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn. Riêng 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hành chỉ đạt 240 tấn, con số rất khiêm tốn so với sản lượng hành 200.000 tấn/năm.

Tóm tắt tình hình sản xuất hành tại Việt Nam, đại diện Cục Trồng trọt cho biết tổng diện tích sản xuất hành đạt khoảng 14 - 15 nghìn ha, tập trung tại các tỉnh (Sóc Trăng, Hải Dương, Ninh Thuận, Quảng Ngãi...). Trong đó, diện tích trồng hành tím tại Hải Dương đạt 5.700 ha, sản lượng 110 nghìn tấn, tại Sóc Trăng là 6.500 ha với sản lượng khoảng 90 nghìn tấn. Qua số liệu, có thể thấy tổng diện tích trồng hành tím ở phía Nam là khoảng 7.000 ha tập trung thu hoạch chủ yếu từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, gây áp lực cho bảo quản sau thu hoạch.

Tuy có sản lượng cao nhưng sản xuất hành hiện nay vẫn manh mún, khó truy xuất nguồn gốc, thiếu tính liên kết; giá bán biến động, diện tích sản xuất có chứng nhận hạn chế, khó kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm; thiếu quy trình bảo quản, dẫn đến một số thời điểm thu hoạch rộ, bán hàng tươi số lượng lớn, dẫn đến giá xuống thấp; thiếu kênh liên kết tiêu thụ, và vấn đề sâu bệnh.

Là tỉnh có sản lượng củ hành tím lớn nhất nước, ông Vương Quốc Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết củ hành tím là cây trồng đặc sản của tỉnh, được trồng tại huyện Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu. Tuy nhiên, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, thời gian qua củ hành tím Vĩnh Châu gặp những khó khăn ở khâu sản xuất, tiêu thụ do thời vụ bố trí chưa hợp lý, một số thời điểm xuống giống tập trung dẫn đến “bí” đầu ra.

Do vậy, có năm giá củ hành lên cao 40.000 - 50.000 đồng/kg, nhưng cũng có khi rớt giá chỉ còn 7.000 - 8.000 đồng/kg. Đặc biệt có năm không có thương lái thu mua như niên vụ 2014 - 2015 và niên vụ 2020 - 2021.

Ông Trần Trọng Khiêm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng thông tin thêm, hiện vẫn còn tình trạng nông dân sản xuất riêng lẻ chưa hình thành hợp tác trong sản xuất dẫn đến mối liên kết giữa hợp tác xã và doanh nghiệp, nông dân và doanh nghiệp chưa thật sự bền vững.

Đặc biệt, nông dân còn mang nặng tâm lý chờ giá, dù giá thỏa thuận với doanh nghiệp đã hợp lý nhưng vẫn không bán, khi giá giảm mạnh thì dẫn đến tình trạng tồn đọng. Bên cạnh đó, hàng rào kỹ thuật được dựng lên từ các đối tác; quảng bá và sử dụng nhãn hiệu hàng hóa chưa phát huy được hiệu quả; lượng hành nhiều vào mùa vụ chính nên bị thương lái ép giá. Ngoài ra, thời gian lưu trữ hành không được kéo dài vì thiếu kho trữ và công nghệ sau thu hoạch; chưa khai thác hiệu quả thị trường trong nước...

Sản xuất tập trung, theo tín hiệu thị trường

Đứng ở góc độ là doanh nghiệp chuyên thu mua hành tím tại Sóc Trăng, nói về những khó khăn trong hoạt động xuất khẩu hành tím hiện nay, đại diện Công ty TNHH Hành tím Huy Khánh chia sẻ, thời vụ hành tím Vĩnh Châu (Sóc Trăng) có lệch so với Indonesia nhưng lại gần như trùng với lịch thời vụ bên phía Thái Lan nên gặp nhiều khó khăn khi xuất khẩu do phải chịu cạnh tranh lớn từ Thái Lan.

Mặt khác, các tiêu chuẩn để xuất khẩu hành ra các nước rất cao, nhưng với quá trình sản xuất hiện nay bà con nông dân địa phương vẫn sản xuất theo quy trình truyền thống nên khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong khu vực còn rất hạn chế.

Đồng thời, khi xuất khẩu hành sang các thị trường khó tính như Mỹ hay Nhật Bản, các thị trường này đều đòi hỏi các giấy chứng nhận về các tiêu chuẩn trong sản xuất như: Global Gap hay GMP…

Tuy nhiên, những chứng nhận trên đối với các vùng trồng hành tại Sóc Trăng đa phần vẫn chưa có.

Theo ông Lê Vương Quốc, Phó Giám đốc Công ty CP Gimex Việt Nam, hành tím Việt Nam có đặc trưng riêng và đa số được xuất đi các nước là để phục vụ cộng đồng người Việt ở nước sở tại. Còn để xâm nhập vào các thị trường tiêu thụ gia vị nhiều thì khó cạnh tranh do giá cao.

“Củ hành của Trung Quốc, Ấn Độ thường rẻ hơn Việt Nam khoảng 50%. Hơn nữa, về mẫu mã, loại hành 1 củ được thế giới ưa chuộng nhiều do dễ bóc vỏ và chế biến, trong khi Việt Nam lại trồng loại hành 1 củ nhưng có nhiều tép, khó làm sạch vỏ và khi tách ra thì lại quá nhỏ”, ông Quốc phân tích.

Cũng theo đại diện doanh nghiệp này, hành tím Sóc Trăng, Quảng Ngãi, Ninh Thuận sản lượng nhiều, đủ sức đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước nhưng chúng ta nhập từ các nước về rất nhiều, gây áp lực cho tiêu thụ nội địa. Về giá, giá hành của họ luôn rẻ hơn của Việt Nam, cụ thể hành Ấn Độ củ tròn từ 3 cm trở lên giá chỉ 250 USD/tấn, trong khi của Việt Nam là 25.000 – 30.000 ngàn đồng/kg, mà còn nguyên bó, chưa cắt rời. Do vậy, ngành nông nghiệp cần hỗ trợ nông dân thay đổi quy trình sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất và giảm giá thành để tăng tính cạnh tranh về giá trên thị trường cả trong nước và xuất khẩu.

Để đẩy mạnh xuất khẩu cũng như có đầu ra ổn định cho hành tím, đại diện doanh nghiệp này cho rằng, cần phải có sự liên kết trong sản xuất giữa các hộ nông dân trực tiếp sản xuất hành tím với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần phải xây dựng thí điểm các vùng trồng theo hướng hữu cơ để được cấp các chứng nhận về tiêu chuẩn sản xuất tiên tiến nhằm thuận tiện cho việc liên kết vùng tiêu thụ, nâng cao giá trị của sản phẩm hành tím địa phương.

Liên quan các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ rau củ nói chung và hành, hẹ, tỏi nói riêng, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường cho rằng cần có những vùng sản xuất tập trung, định hướng sản xuất theo tín hiệu thị trường với những quy trình an toàn, chất lượng. Theo đó, để phát triển thị trường, nhà sản xuất, xuất khẩu cần nghiên cứu thị hiếu, quy định của thị trường nhập khẩu để định hướng sản xuất, chế biến sản phẩm xuất khẩu. Đồng thời, tổ chức các hoạt động xúc tiến, quảng bá để vừa giữ được thị trường truyền thống, vừa mở rộng thị trường mới.

Ngoài ra, các nhà sản xuất cũng cần lưu ý đến chế biến để tăng giá trị, đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh liên kết để xây dựng các chuỗi giá trị cho ngành hàng. Do đó, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường đề nghị các doanh nghiệp, hiệp hội chủ động nghiên cứu thị trường, tìm kiếm và tiếp cận kênh phân phối trong và ngoài nước; Nâng cao năng lực cạnh tranh, sản phẩm đáp ứng yêu cầu, chú trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm và tận dụng ưu đãi từ các FTA.

haiquanonline.com.vn

Tin mới cập nhật

5 tháng đầu năm, xuất khẩu hồ tiêu tăng về lượng nhưng giảm về giá trị

5 tháng đầu năm, xuất khẩu hồ tiêu tăng về lượng nhưng giảm về giá trị

Trong 5 tháng, Việt Nam xuất khẩu 131.777 tấn hồ tiêu, trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc tăng đột biến, ngược lại, đơn hàng đi Hoa Kỳ và EU có xu hướng giảm.
Đề xuất tăng xuất khẩu một số trái cây, sản phẩm thủy sản

Đề xuất tăng xuất khẩu một số trái cây, sản phẩm thủy sản

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công hàm đề xuất Tổng cục Hải quan Trung Quốc sớm hoàn tất ký nghị định thư về xuất khẩu thủy sản.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam có thể đạt mức kỷ lục mới

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam có thể đạt mức kỷ lục mới

Từ nay đến cuối năm, xuất khẩu cà phê vẫn thuận lợi khi nhu cầu tăng trong khi nguồn hàng không được cải thiện.
Xuất khẩu lô vải thiều tươi đầu tiên bằng đường sắt sang Trung Quốc

Xuất khẩu lô vải thiều tươi đầu tiên bằng đường sắt sang Trung Quốc

Ngành đường sắt vừa vận chuyển thử nghiệm thành công lô vải thiều tươi Lục Ngạn bằng container lạnh trên tàu liên vận quốc tế xuất khẩu sang Trung Quốc.
Sẽ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 27/2022 trong nửa đầu tháng 6

Sẽ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 27/2022 trong nửa đầu tháng 6

Về việc sửa đổi Nghị định số 27/2022, Phó Thủ tướng cho biết đến sáng nay đã có 23/27 ý kiến thành viên Chính phủ đồng ý, có thêm một số ý kiến góp ý.
Xuất khẩu cá ngừ sang Mexico tăng gấp đôi

Xuất khẩu cá ngừ sang Mexico tăng gấp đôi

Trong khi nhiều mặt hàng thủy sản xuất khẩu giảm mạnh thi mặt hàng cá ngừ XK sang Mexico lại tăng mạnh trong tháng 4/2023, tăng hơn 117% so với cùng kỳ năm 2022.
Xuất khẩu cà phê lập kỷ lục mới

Xuất khẩu cà phê lập kỷ lục mới

Chỉ trong 5 tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã vượt 2 tỉ USD để thiết lập kỷ lục mới.
Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ loay hoay tìm thị trường

Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ loay hoay tìm thị trường

Đơn hàng sụt giảm, sản xuất cầm chừng, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ đang phải đối diện với những khó khăn chưa từng có.
Nhãn, vải “xuất ngoại” chinh phục thị trường khó tính

Nhãn, vải “xuất ngoại” chinh phục thị trường khó tính

Với độ thơm ngon, quả vải, nhãn của Việt Nam đã được xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính, giá trị cao và dư địa mở rộng thị trường còn nhiều.
Liên tiếp tin vui cho hạt gạo

Liên tiếp tin vui cho hạt gạo

5 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo đạt 2 tỷ USD, tăng 49% so với cùng kỳ năm ngoái - mức tăng trưởng cao nhất cùng kỳ 10 năm.

Tin khác

Hàng nông sản xuất khẩu qua cửa khẩu Lào Cai khá thuận lợi

Hàng nông sản xuất khẩu qua cửa khẩu Lào Cai khá thuận lợi

Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa, tất cả hàng nông sản xuất khẩu lên đến cửa khẩu Lào Cai được ưu tiên giải quyết thủ tục, bảo đảm thông quan nhanh chóng trong ngày.
5 tháng đầu năm 2023 Việt Nam đã xuất siêu 9,8 tỷ USD

5 tháng đầu năm 2023 Việt Nam đã xuất siêu 9,8 tỷ USD

Theo Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 5 ước đạt 55,86 tỷ USD, tăng 5,3% so với tháng trước, giảm 12,3% so với cùng kỳ năm trước.
Bưởi Phước Bình (Ninh Thuận) được cấp mã số xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Bưởi Phước Bình (Ninh Thuận) được cấp mã số xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Bưởi Phước Bình (Ninh Thuận) được Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ phê duyệt và cấp mã số vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường này.
5 tháng đầu năm 2023, nhập siêu từ thị trường Hàn Quốc giảm 38,3%

5 tháng đầu năm 2023, nhập siêu từ thị trường Hàn Quốc giảm 38,3%

5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc đạt 9,6 tỷ USD, nhập khẩu 20,4 tỷ USD, nhập siêu từ thị trường này giảm 38,3%, còn 10,8 tỷ USD.
Kết nối giao thương nông lâm thủy sản Việt Nam-Trung Quốc qua Vân Nam

Kết nối giao thương nông lâm thủy sản Việt Nam-Trung Quốc qua Vân Nam

Vân Nam và các tỉnh biên giới của Việt Nam có khả năng bổ trợ cho nhau, bởi có nhiều thế mạnh về cây ăn quả, cây công nghiệp, trong khi thị trường còn rộng mở.
Châu Phi dự kiến nhập khoảng 17,7 triệu tấn gạo, cơ hội cho Việt Nam

Châu Phi dự kiến nhập khoảng 17,7 triệu tấn gạo, cơ hội cho Việt Nam

Trong thời gian tới, nguồn cung cấp gạo chính của châu Phi vẫn sẽ tập trung chủ yếu vào các nước Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan và Việt Nam.
Xuất khẩu 5.400 tấn vải qua cửa khẩu Lào Cai

Xuất khẩu 5.400 tấn vải qua cửa khẩu Lào Cai

Cục Hải quan tỉnh Lào Cai cho biết, từ đầu vụ vải đến nay, các doanh nghiệp đã làm thủ tục xuất khẩu 5.400 tấn quả vải qua cửa khẩu Lào Cai.
5 tháng đầu năm: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 20,26 tỷ USD

5 tháng đầu năm: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 20,26 tỷ USD

Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, sản xuất và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản vẫn có những tín hiệu tích cực.
Xuất khẩu tôm sụt giảm nửa tỷ USD

Xuất khẩu tôm sụt giảm nửa tỷ USD

Nếu 4 tháng đầu năm ngoái, ngành tôm mang về kim ngạch xuất khẩu 1,4 tỷ USD, thì cùng kỳ của năm 2023 mới mang về 887 triệu USD, giảm nửa tỷ USD.
Cơ hội xuất khẩu mặt hàng thế mạnh sang thị trường Ấn Độ

Cơ hội xuất khẩu mặt hàng thế mạnh sang thị trường Ấn Độ

Ấn Độ hiện là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Việt Nam, những thay đổi về chính sách ngoại thương của nước này cần được quan tâm.
Xem thêm

Đọc nhiều

Doanh nghiệp Việt tuần qua: Ông Trầm Bê tái xuất, nhiều cổ phiếu bất ngờ bùng nổ

Doanh nghiệp Việt tuần qua: Ông Trầm Bê tái xuất, nhiều cổ phiếu bất ngờ bùng nổ

Ông Trầm Bê trở lại thương trường, doanh nghiệp của đại gia Đường “bia” lỗ nặng, nhiều cổ phiếu tăng dựng đứng… là những tin tức doanh nghiệp chú ý tuần qua.
Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 7/6: Những quận, huyện nào bị cắt điện?

Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 7/6: Những quận, huyện nào bị cắt điện?

Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 7/6 theo cập nhật mới nhất của EVNHANOI, nhiều khu vực tại các quận Hà Đông, Long Biên, Thị xã Sơn Tây bị tạm ngừng cấp điện.
Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 6/6: Nhiều nhà dân tại quận Đống Đa, Hà Đông, Gia Lâm bị mất điện

Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 6/6: Nhiều nhà dân tại quận Đống Đa, Hà Đông, Gia Lâm bị mất điện

Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 6/6 theo cập nhật mới nhất của EVNHANOI, người dân cần biết để chủ động trong sinh hoạt, sản xuất và kinh doanh.
Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 4/6: Nhiều nơi tại quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng bị cắt điện

Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 4/6: Nhiều nơi tại quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng bị cắt điện

Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 4/6 theo cập nhật mới nhất của EVNHANOI, người dân cần biết để chủ động trong sinh hoạt, sản xuất và kinh doanh.
Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 5/6: Nhiều khu vực quận Đống Đa, Hà Đông bị cắt từ sáng sớm

Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 5/6: Nhiều khu vực quận Đống Đa, Hà Đông bị cắt từ sáng sớm

Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 5/6 theo cập nhật mới nhất của EVNHANOI, người dân cần biết để chủ động trong sinh hoạt, sản xuất và kinh doanh.
Việt Nam có bao nhiêu sân bay vào năm 2030?

Việt Nam có bao nhiêu sân bay vào năm 2030?

Chính phủ duyệt quy hoạch hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030 theo mô hình trục nan với 2 đầu mối Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Dòng tiền chứng khoán trở lại mạnh mẽ, chuyên gia nói gì?

Dòng tiền chứng khoán trở lại mạnh mẽ, chuyên gia nói gì?

Chuyên gia chứng khoán đưa ra các khuyến nghị với nhà đầu tư khi dòng tiền trong nước đang dần quay trở lại thị trường trong bối cảnh lãi suất giảm.
Lợi nhuận doanh nghiệp thuỷ sản lao dốc sau năm bứt phá

Lợi nhuận doanh nghiệp thuỷ sản lao dốc sau năm bứt phá

Lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết ghi nhận mức giảm 74% so với cùng kỳ trong quý I/2023 do nhu cầu yếu ở các thị trường xuất khẩu.
Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 8/6: Huyện Thanh Oai có nhiều khu vực bị cắt điện

Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 8/6: Huyện Thanh Oai có nhiều khu vực bị cắt điện

Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 8/6 theo cập nhật mới nhất của EVNHANOI, nhiều công ty, doanh nghiệp và một số khu vực dân cư sẽ bị cắt điện.
Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ gia tăng cơ hội xúc tiến thương mại

Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ gia tăng cơ hội xúc tiến thương mại

Công ty Xuất nhập khẩu phát triển Xanh VT cho biết, hiện DN đang tìm kiếm nhà cung cấp dầu ăn của Ấn Độ để xuất khẩu sang một đối tác thứ 3 do được yêu cầu.
Phiên bản di động