Xuất khẩu dệt may về đích lỗi hẹn với mục tiêu
![]() | Ngành dệt may đặt tham vọng xuất khẩu 47 tỷ USD năm 2023 |
Theo số liệu thống kê, tháng 10/2022 tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt 3,18 tỷ USD, giảm 3,3% so cùng kỳ năm ngoái và giảm 1% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, xuất khẩu sợi đạt 307 triệu USD, giảm 34% so cùng kỳ năm 2021; hàng dệt may đạt 2,87 tỷ USD, chỉ tăng 1,7%.
Đáng nói, trong tháng 10 xuất khẩu sang một số thị trường lớn của ngành đều giảm so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, thị trường Mỹ giảm 14%, đạt 1 tỷ USD, Hàn Quốc giảm 9%, đạt 380 triệu USD, Trung Quốc giảm 35%, đạt 230 triệu USD.
Theo phân tích từ Tập đoàn Dệt may Việt Nam, xuất khẩu dệt may suy giảm không chỉ xảy ra với Việt Nam mà còn là tình trạng chung của một số quốc gia cạnh tranh, như: Trung Quốc giảm 13,6%, Pakistan giảm 16,8% nhưng cũng đồng thời ghi nhận sự tăng trưởng tại một số thị trường như Bangladesh tăng hơn 3%.
![]() |
Xuất khẩu dệt may về đích lỗi hẹn với mục tiêu |
Lý giải về tình trạng sụt giảm kim ngạch trong tháng 10, ông Vũ Đức Giang- Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho hay: Bối cảnh giảm phát, đồng tiền mất giá và sức mua của các nước lớn giảm là cú sốc lớn khiến kim ngạch sụt giảm. Tuy nhiên, đây cũng là động lực buộc doanh nghiệp phải tìm hướng đi riêng để thúc đẩy thị trường mới. Cùng đó, quá trình chuyển đổi sản phẩm, thúc đẩy quản trị số, bắt nhịp kinh tế tuần hoàn và tuân thủ luật chơi với các nhà nhập khẩu.
Dù xuất khẩu dệt may trong tháng 10 giảm tốc rõ rệt tuy nhiên do nửa đầu năm có nhiều thuận lợi nên luỹ kế 10 tháng kim ngạch vẫn tăng 17,2% so với cùng kỳ, đạt 37,9 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu. Ngành vẫn xuất khẩu sang 66 quốc gia, vùng lãnh thổ với từ 47-50 các mặt hàng khác nhau.
Quần áo may mặc các loại vẫn là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành, tới 29,1 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu trọng tâm vẫn Mỹ với 13,9 tỷ USD; các nước trong khối Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương 4,733 tỷ USD; các nước EU 3,63 tỷ USD; Hàn Quốc 2,525 tỷ USD; Trung Quốc 925 triệu USD.
Ngoài quần áo, dệt may Việt Nam cũng xuất khẩu vải với 2,13 tỷ USD, xơ sợi 4,083 tỷ USD, phụ liệu may 1,165 tỷ USD, vải địa 747 triệu USD.
“Kết quả đạt được cho đến thời điểm này là nỗ lực rất lớn của ngành dệt may Việt Nam, nhất là trong bối cảnh thị trường tiêu dùng thế giới chững mạnh trong quý cuối cùng của năm 2022”, ông Vũ Đức Giang chia sẻ.
Lãnh đạo Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng cho hay: Năm 2022, ngành dệt may Việt Nam dự kiến về đích với 42 tỷ USD giá trị xuất khẩu, lỗi hẹn so với mục tiêu đặt ra đạt từ 43-44 tỷ USD.
Chia sẻ về áp lực trong những tháng còn lại của năm 2022 và đầu năm 2023, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng còn khá nặng nề: Theo tính toán của hiệp hội, đơn hàng bình quân của các doanh nghiệp đã giảm từ 25-27%. Doanh nghiệp sản xuất gia công, sản xuất mặt hàng giá rẻ chịu tác động nặng nề nhất, thậm chí phải làm không công. Doanh nghiệp FOB, ODM tuy chịu ảnh hưởng từ biến động tỷ giá do phải bỏ ngoại tệ mua nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất. Bù lại, doanh nghiệp chủ động được đơn hàng, chủ động được khách hàng.
Về hiện tượng lao động trong ngành bị nghỉ việc, lãnh đạo Hiệp hội Dệt may Việt Nam khẳng định là có nhưng tỷ trọng thấp, chỉ khoảng 5-7%. Các doanh nghiệp dệt may trong nước đang bằng nhiều cách để duy trì hoạt động sản xuất, duy trì việc làm và thu nhập cho người lao động. Đã có doanh nghiệp phải chuyển đổi mặt hàng sản xuất với năng suất thấp để giữ ổn định lao động, đón sự phục hồi của thị trường được dự báo vào quý III, IV/2023.
Thị trường nội địa được đánh giá là điểm sáng của ngành trong năm nay khi 10 tháng doanh thu nội địa đạt 4,8 tỷ USD, mục tiêu cả năm là 5,8 – 6 tỷ USD. Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử đã góp sức đáng kể cho các doanh nghiệp phát triển thị trường trong nước. Nếu như năm 2021 tỷ lệ doanh nghiệp dệt may bán hàng qua thương mại điện tử chỉ khoảng 7-8%, năm nay đã tăng lên 18-20%.
Đáng nói, không chỉ với thị trường trong nước, kinh doanh qua môi trường internet cũng được các nhà nhập khẩu áp dụng triệt để. Những nhãn hàng lớn hầu hết vẫn đưa ra ý tưởng, trao đổi với doanh nghiệp Việt Nam qua môi trường trực tuyến để doanh nghiệp thiết kế, chào giá, thậm chí có nhãn hàng còn chưa đến Việt Nam.
Tin mới cập nhật

Mỹ mua cà phê Việt Nam với giá cao kỷ lục

Việt Nam cung cấp tôm lớn thứ hai thế giới, xuất khẩu tới 100 quốc gia

Algeria - thị trường tiềm năng cho cà phê Việt Nam

Ô tô nhập khẩu bất ngờ tăng mạnh gần 2.200 chiếc

Canada khởi xướng rà soát thuế chống bán phá giá với thép cuộn cán nguội

Tại sao lại phải phân biệt tiêu chuẩn giữa hàng xuất nhập khẩu và hàng nội địa?

Khởi sắc hàng dệt may xuất khẩu

Khách ‘sộp’ Trung Quốc ồ ạt gom mua, xuất khẩu rau quả cao kỷ lục 5 tỷ USD

Cá ngừ đứng top 3 xuất khẩu các mặt hàng thủy sản Việt Nam

PGS.TS Bùi Quang Tuấn: Tiêu dùng trong nước sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường giai đoạn cuối năm
Tin khác

Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang thị trường Đông Bắc Á

Xuất khẩu tôm hùm bông sang Trung Quốc bị ách tắc: Người nuôi lo lỗ nặng

Cơ hội lớn, các đại gia thủy sản vẫn lao dốc

Trung Quốc nằm trong Top 3 thị trường mua nhiều nhất thủy sản của Việt Nam

Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sản phẩm tổ yến đầu tiên sang Trung Quốc

Triển vọng cho xuất khẩu cá những tháng cuối năm 2023

Việt Nam là quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu quế

Vì sao Trung Quốc dừng nhập tôm hùm bông Việt Nam?

Bán hơn nửa triệu tấn hạt điều, Việt Nam thu về 2,95 tỷ USD

Doanh nghiệp xơ sợi, dệt may, da giày kỳ vọng một viễn cảnh tốt hơn
Đọc nhiều
![[TRỰC TIẾP] Tọa đàm Góp ý Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng](https://kinhte.congthuong.vn/stores/news_dataimages/2023/112023/24/10/medium/toa-dam20231124101636.jpg?rt=20231124101932?231124102444)
[TRỰC TIẾP] Tọa đàm Góp ý Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Có nên sử dụng gạo lứt thay hoàn toàn gạo trắng?

Bộ Công an: Xử lý vi phạm nồng độ cồn không ngoại lệ, không vùng cấm

Nhịp cầu Công Thương ngày 28/11: Phản ánh liên quan Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Công ty HTV – TMS

Giá tiêu hôm nay 28/11/2023: Đồng loạt tăng từ 500 - 1.000 đồng/kg

Giá xăng dầu hôm nay ngày 24/11/2023: Tiếp đà giảm giá

Ngẫm chuyện thương mại điện tử từ việc chậm chân trong giao hàng chặng cuối

Giá xăng dầu hôm nay ngày 29/11/2023: Giá dầu thế giới tăng vọt

Giá gạo Việt lập đỉnh mới, nguồn cung toàn cầu giảm mạnh
