Truyền thông- Phương thức hữu hiệu lan tỏa thương hiệu
Lan toả thương hiệu quốc gia Việt Nam: Nhà nước bắt tay cùng doanh nghiệp Bí quyết nào giúp Việt Nam định vị thương hiệu quốc gia xanh? |
Truyền thông thương hiệu, theo bà Đặng Thúy Hà, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, Nielsen Việt Nam là rất cần thiết trong quá trình xây dựng, phát triển thương hiệu. Bởi lẽ, khách hàng muốn sử dụng sản phẩm mang thương hiệu nào đó trước tiên phải biết đến thương hiệu, tìm hiểu, sau đó thử. Khi thử thành công, tiến đến sử dụng và mức cao nữa sẽ ở lại và giới thiệu thương hiệu đó cho người khác. Vậy bước đầu tiên các thương hiệu tiếp cận khách hàng là cho họ sự nhận biết về thương hiệu của mình, bước này không thể thiếu truyền thông.
Dù vậy, không phải chủ doanh nghiệp nào cũng nhận thức đúng mức độ của truyền thông thương hiệu. Khi khó khăn rất nhiều doanh nghiệp cắt ngân sách cho phần marketing, quảng bá. Đây là “bẫy” bởi khi cắt nguồn đầu tư cũng là lúc doanh nghiệp đánh mất đi sự kết nối đối với khách hàng của mình, dẫn tới mất đi doanh thu.
“Bản chất, nếu không có sự nhận biết thì thương hiệu của mình dù có nhiều sản phẩm đi nữa, giảm giá đi nữa mà người tiêu dùng không tin tưởng thì chắc chắn sẽ khó khăn trong tiêu thụ”, bà Đặng Thuý Hà nói.
![]() |
Truyền thông thương hiệu rất quan trọng trong xây dựng và lan tỏa thương hiệu |
Bên cạnh vấn đề nhận thức, tìm được phương thức truyền thông đúng, phù hợp để mang lại hiệu quả quảng bá cũng là vấn đề khó.
Từ góc độ chuyên gia, đại diện Nielsen Việt Nam lưu ý: Doanh nghiệp trước hết phải nhận thức được đối tượng tiêu dùng là ai, từ đó xác định được cách tiếp cận qua kênh nào. Ví dụ, với các bạn trẻ hiện nay cách truyền thông truyền thống chắc chắn sẽ không hiệu quả bằng kênh online qua facebook, tik tok…. Tuy nhiên, chỉ việc tìm ra tiếp cận kênh truyền trông nào là chưa đủ mà quan trọng là ý tưởng ra sao, phương thức truyền tải như thế nào.
Một yếu tố nữa, theo bà Đặng Thuý Hà, doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ cho truyền thống thương hiệu nhưng để tăng tính hiệu quả trong marketing, quảng bá còn cần đo lường sức khoẻ thương hiệu. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp biết được đâu là câu chuyện chiến lược, cần tập trung vào đối tượng nào, nói gì, cần rút kinh nghiệm gì trong đưa ra kế hoạch truyền thông, kênh truyền thông hay nội dung truyền thông để phù hợp với khách hàng mục tiêu.
Cũng theo bà Đặng Thuý Hà, đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam, được phép sử dụng logo, biểu trưng của chương trình cũng là một cách truyền thông rất hiệu quả. Thương hiệu quốc gia là chương trình của Chính phủ, do đó sự bảo chứng của chương trình là sự bảo chứng của Chính phủ vô cùng uy tín và dễ tạo lòng tin với người tiêu dùng, đối tác.
“Chúng tôi đã đo lường sức khoẻ thương hiệu cho một số doanh nghiệp lớn đạt thương hiệu quốc gia ở Việt Nam và quả thật rất tự hào khi chỉ số sức mạnh thương hiệu của họ ở mức phát triển và không phải thương hiệu nào ở các nước khác cũng đạt con số như vậy. Chúng tôi cũng nhìn thấy những thương hiệu đó đã đi ra toàn cầu, cũng đạt được mục đích kinh doanh rất tốt”, đại diện Nielsen Việt Nam chia sẻ.
Để xây dựng thành công thương hiệu, bà Đặng Thúy Hà cũng khuyến cáo: Đối với mỗi thị trường, điều đầu tiên doanh nghiệp phải hiểu những yếu tố riêng về văn hoá, vùng miền, yếu tố liên quan đến nhóm khách hàng, động lực tiêu dùng và phân tích về đối thủ. Từ đó, xem thế mạnh của bản thân doanh nghiệp là gì trong số đối thủ cạnh tranh, trong bối cảnh khách hàng cần gì và đang được thoả mãn như thế nào bởi các thương hiệu khác.
Khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong hiểu biết hệ thống pháp luật, các quy định trong ngành ở nước sở tại thì Nhà nước hỗ trợ về mặt thông tin, tư vấn và mở lối tiếp cận thị trường. Doanh nghiệp bằng nội lực bản thân cải thiện sản phẩm, sử dụng nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước đưa thương hiệu của mình ra biển lớn.
“Bộ Công Thương và cộng đồng doanh nghiệp trong nước đã thực hiện rất tốt việc quảng bá đưa thương hiệu danh nghiệp, hàng hóa Việt Nam ra toàn cầu. Danh sách thương hiệu mạnh ở Việt Nam và được thế giới biết đến ngày càng dài. Mặt khác, chúng tôi cũng nhận thấy các thương hiệu Việt Nam rất chú ý đến phát triển thương hiệu bằng cách tự đo lường để khắc phục hạn chế, gia tăng sức khỏe thương hiệu”, bà Đặng Thúy Hà đánh giá.
Tin mới cập nhật

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng, thị trường đón tín hiệu tốt

Giá cao su quý I/2025 tăng, thị trường chờ đợi điều gì?

Xuất khẩu chè sang Pakistan đạt hơn 4 triệu USD trong tháng 3

Quý I/2025, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD

Xuất khẩu hạt điều giảm nhưng giá bán tăng kỷ lục

Xuất khẩu gỗ quý I tăng mạnh, đạt gần 4 tỷ USD

Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh
Tin khác

Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Mở rộng không gian xuất khẩu cho ngành gỗ

Thanh long vươn lên top đầu xuất khẩu rau quả Việt

Hà Nội: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa quý I/2025 tăng 9,1%

Đa dạng thị trường cho sản phẩm công nghiệp chế tạo

Infographic | Xuất khẩu thủy sản quý I/2025 bứt phá ấn tượng

Gỡ vướng cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ

Giá xuất khẩu tiêu đen của Việt Nam đạt gần 6.500 USD/tấn

Infographic| Xuất nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 162 tỷ USD

Việt Nam đứng đầu về nguồn cung hạt điều cho Hoa Kỳ, chiếm 87,8%
Đọc nhiều

Nhận định chứng khoán 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới

Nhận định chứng khoán 21/4: Cân nhắc giải ngân từng phần

Nở rộ trào lưu 'cà phê yêu nước' dịp 30/4

Nhận định chứng khoán 22/4: Nhịp hồi phục quay lại

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao

Hành khách đi máy bay dịp lễ 30/4-1/5 cần lưu ý gì?

Honda Việt Nam nhận giải thưởng Rồng Vàng 2025: Hướng trọng tâm vào phát triển xanh
