Lan toả thương hiệu quốc gia Việt Nam: Nhà nước bắt tay cùng doanh nghiệp
![]() | Tạo dấu ấn cho thương hiệu quốc gia Việt Nam tại thị trường nước ngoài |
![]() | Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam: Khác biệt tạo nên giá trị |
Ông Vũ Bá Phú- Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã trao đổi với phóng viên báo Công Thương xoay quanh nội dung này.
Qua gần 20 năm triển khai thực hiện, Chương trình Thương hiệu quốc gia (THQG) Việt Nam đã từng bước tô đậm hình ảnh quốc gia Việt Nam trên thị trường thế giới, xin ông chia sẻ những dấu mốc lớn, đặc biệt là kết quả đã đạt được?
Qua gần 20 năm triển khai, Chương trình THQG Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực. Cụ thể, chương trình đã góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp, các cấp, các ngành và xã hội về vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết của việc xây dựng và phát triển thương hiệu.
Từ việc thay đổi nhận thức trên, các doanh nghiệp đã có ý thức xây dựng và phát triển thương hiệu của mình cũng như tham gia các hoạt động của chương trình. Thống kê cho thấy, số lượng các doanh nghiệp có sản phẩm đạt THQG Việt Nam đã gia tăng gần 4 lần, từ 30 doanh nghiệp năm 2008 lên 124 doanh nghiệp năm 2020; số sản phẩm đạt THQG cũng tăng hơn 5 lần, từ 53 sản phẩm năm 2008 lên 283 sản phẩm năm 2020.
![]() |
Ảnh minh họa |
Các doanh nghiệp có sản phẩm đạt THQG đã đóng vai trò đầu tầu tiên phong và tạo hiệu ứng lan toả giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực. Kết quả, nhiều doanh nghiệp có sản phẩm đạt THQG Việt Nam đã góp mặt trong danh sách top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam. Tỷ lệ doanh nghiệp có sản phẩm đạt THQG là 28% năm 2018, năm 2021 là 34%. Trong top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam tỷ lệ doanh nghiệp có sản phẩm đạt THQG tăng mạnh từ 20% năm 2018 lên tới 60% năm 2021.
Đặc biệt, giá trị THQG Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2016-2020 tăng 226% từ 141 tỷ USD năm 2016 lên 319 tỷ USD năm 2020, xếp thứ 33 trong tốp 100 thương hiệu mạnh thế giới. Bất chấp đại dịch Covid-19, năm 2021, THQG Việt Nam tiếp tục duy trì thứ hạng 33 trong danh sách này, đạt 388 tỷ USD giá trị, tăng 21,69% so với năm 2020. Bên cạnh đó, tỷ trọng gia tăng về giá trị của các doanh nghiệp THQG Việt Nam cũng tăng đáng kể từ 21,9% năm 2018 lên gần 68% năm 2021.
Mặt khác, các doanh nghiệp có sản phẩm đạt THQG Việt Nam đều được Brand Finance định giá và chiếm tỷ trọng cao trong top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam. Cụ thể: có 6/10 doanh nghiệp có sản phẩm đạt THQG thuộc nhóm 3 ngành hàng dẫn đầu, chiếm tới 68% tổng giá trị thương hiệu của doanh nghiệp
Ông đánh giá ra sao về sự chủ động, nỗ lực vươn lên của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc xây dựng hình ảnh và nâng cao giá trị thương hiệu thời gian qua?
Với sự hỗ trợ của Chương trình THQG Việt Nam, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được vai trò quan trọng của thương hiệu như là chìa khóa giúp gia tăng giá trị cho sản phẩm cũng như giá trị của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đã từng bước xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu của mình một cách chuyên nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và khẳng định vị thế trên thị trường trong và ngoài nước.
![]() |
Ông Vũ Bá Phú- Cục Trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương |
Nếu như đầu những năm 2000, thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam chưa xuất hiện trong bảng xếp hạng của các tổ chức quốc tế thì đến năm 2020, theo bảng xếp hạng của Forbes Việt Nam, tổng giá trị của 50 thương hiệu hàng đầu đạt trên 12,6 tỉ USD, trong đó 50% doanh nghiệp có sản phẩm đạt THQG. Nhiều thương hiệu Việt đã gây được tiếng vang trên thị trường khu vực và thế giới như Viettel, Vinamilk, Yến sào Khánh Hòa, TH true Milk…
Việc chú trọng phát triển thương hiệu và định hướng xây dựng thương hiệu một cách bài bản của doanh nghiệp được thể hiện từ những yếu tố nhỏ như: Phát triển bộ nhận diện thương hiệu với tên, logo, khẩu hiệu doanh nghiệp, tận dụng tối đa kênh truyền thông, tiếp thị có thể tiếp cận khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng và đầu tư có hiệu quả cho các kênh truyền thông này …
Có thể nói, việc doanh nghiệp Việt Nam đã và đang mạnh dạn đầu tư nguồn lực lớn cho xây dựng thương hiệu đã đạt được những thành công nhất định. Họ đã xây dựng cho mình được uy tín và lòng tin nhất định đối với người tiêu dùng. Và kết quả này đã mang lại những tác động tích cực trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Thưa ông, trong bối cảnh thị trường thế giới có nhiều thay đổi như hiện nay, đặc biệt là với nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) được thực thi, THQG Việt Nam phát triển cần có một chiến lược cụ thể nào? Trongthời gian tới, Bộ Công Thương có động thái gì để thúc đẩy chương trình ngày càng phát triển?
Các FTA sẽ tạo cơ hội cho hoạt động thương mại, đầu tư của Việt Nam với các nước ký kết. Để tận dụng ưu đãi từ các FTA trong việc xây dựng phát triển THQG, trước hết chúng ta cần kiên định thực hiện các mục tiêu, định hướng xuyên suốt của chương trình là tập trung xây dựng hình ảnh Việt Nam là một quốc gia có uy tín về hàng hóa và dịch vụ với chất lượng cao, tăng niềm tự hào và sức hấp dẫn của đất nước, con người Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển ngoại thương và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Thực hiện có hiệu quả Chương trình THQG Việt Nam trên cơ sở thống nhất, đồng bộ với chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; kim ngạch xuất khẩu của nhóm sản phẩm đạt THQG Việt Nam đạt mức tăng cao hơn mức tăng bình quân cả nước.
Căn cứ vào mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể trong thời gian tới Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các Bộ, ngành thực hiện các hoạt động chính gồm: Thực hiện thật tốt kỳ xét chọn lần thứ 8 các sản phẩm đạt THQG năm 2022 và tổ chức Lễ công bố trong Quý IV/2022; tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, xã hội về vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết của việc xây dựng, phát triển thương hiệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là cấp lãnh đạo doanh nghiệp.
Cùng đó, tăng cường các hoạt động nâng cao năng lực xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu cho các doanh nghiệp, nhất là đáp ứng hệ thống tiêu chí của THQG Việt Nam; tập trung các hoạt động tuyên truyền, quảng bá cho chương trình và các sản phẩm đạt THQG.
Ngoài ra, Bộ Công Thương sẽ phát động, kêu gọi sự tham gia đồng hành của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có sản phẩm đạt THQG Việt Nam trong việc cùng chung tay phát triển Chương trình THQG Việt Nam đúng với ý nghĩa, tầm vóc là chương trình của Chính phủ, vì một Việt Nam hùng cường với những thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp có giá trị.
Xây dựng và phát triển thương hiệu không thể chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, về phía doanh nghiệp, ông có mong muốn gì để ngày càng có nhiều doanh nghiệp có sản phẩm được công nhận THQG, đồng thời tăng sức cạnh tranh, lan tỏa cho các thương hiệu này?
Trong khuôn khổ Chương trình THQG Việt Nam cũng triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực xây dựng, phát triển, quản trị thương hiệu cho doanh nghiệp nhằm đáp ứng tiêu chí của chương trình. Chính vì vậy, về phía cơ quan quản lý nhà nước, chúng tôi rất mong muốn:
Thứ nhất, doanh nghiệp nhận thức đúng đắn về sự cần thiết về vai trò, ý nghĩa của việc xây dựng, phát triển thương hiệu doanh nghiệp nói riêng và THQG Việt Nam nói chung, để từ đó dành nguồn lực phù hợp, coi việc xây dựng, phát triển thương hiệu là một khoản đầu tư trung và dài hạn giúp nâng cao giá trị và nâng tầm doanh nghiệp.
Thứ hai, doanh nghiệp thường xuyên thực hiện các hoạt động nghiên cứu, phát triển sản phẩm để đáp ứng yêu cầu về chất lượng, đổi mới, sáng tạo và có tính tiên phong trên thị trường. Đây cũng chính là ba tiêu chí (Chất lượng - Đổi mới, Sáng tạo - Năng lực tiên phong) của chương trình mà doanh nghiệp cần theo đuổi và duy trì khi được công nhận có sản phẩm đạt THQG Việt Nam. Từ đó tăng sức cạnh tranh, lan tỏa cho các thương hiệu. Nếu không thực hiện thường xuyên, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng xuất khẩu các sản phẩm lỗi thời, không đáp ứng được yêu cầu của thị trường, đặc biệt là thị trường các nước phát triển.
Thứ ba, doanh nghiệp nên tìm kiếm và liên kết với nhau để xây dựng thương hiệu Việt, cụ thể là kết nối cung cầu, kết nối giữa nhà sản xuất trong nước với các nhà phân phối nước ngoài, thu hút đầu tư nước ngoài sản xuất để tạo ra các sản phẩm Việt Nam có chất lượng cao trên thị trường trong nước và quốc tế.
Xin cảm ơn ông !
Tin mới cập nhật

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng, thị trường đón tín hiệu tốt

Giá cao su quý I/2025 tăng, thị trường chờ đợi điều gì?

Xuất khẩu chè sang Pakistan đạt hơn 4 triệu USD trong tháng 3

Quý I/2025, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD

Xuất khẩu hạt điều giảm nhưng giá bán tăng kỷ lục

Xuất khẩu gỗ quý I tăng mạnh, đạt gần 4 tỷ USD

Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh
Tin khác

Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Mở rộng không gian xuất khẩu cho ngành gỗ

Thanh long vươn lên top đầu xuất khẩu rau quả Việt

Hà Nội: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa quý I/2025 tăng 9,1%

Đa dạng thị trường cho sản phẩm công nghiệp chế tạo

Infographic | Xuất khẩu thủy sản quý I/2025 bứt phá ấn tượng

Gỡ vướng cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ

Giá xuất khẩu tiêu đen của Việt Nam đạt gần 6.500 USD/tấn

Infographic| Xuất nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 162 tỷ USD

Việt Nam đứng đầu về nguồn cung hạt điều cho Hoa Kỳ, chiếm 87,8%
Đọc nhiều

Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Sun Group động thổ Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên tại Thanh Hóa

Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phục hồi ngoạn mục

Ngành thời trang chiếm áp đảo doanh số thương mại điện tử

Nhận định chứng khoán 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới

Infographic | Chi tiết địa điểm tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật mừng đại lễ 30/4

Nhận định chứng khoán 28/4: Giải ngân thăm dò cổ phiếu

Hành khách đi máy bay dịp lễ 30/4-1/5 cần lưu ý gì?
