Toàn văn Tuyên bố chung Vientiane của Hội nghị Ủy hội sông Mekong

Kết thúc Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ 4, các bên đã ra Tuyên bố chung Vientiane, trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ 4 Việt Nam cam kết hợp tác xây dựng lưu vực sông Mekong thịnh vượng

Theo phóng viên TTXVN tại Lào, ngày 5/4 tại thủ đô Vientiane, Lào đã diễn ra Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ 4.

Đoàn Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đã tham dự hội nghị.

Toan van Tuyen bo chung Vientiane cua Hoi nghi Uy hoi song Mekong hinh anh 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Campuchia Samdech Hunsen, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và Tổng Thư ký Văn phòng Tài nguyên nước quốc gia Thái Lan Surasri Kidti Monton cùng đại diện các nước đối tác, đối thoại chụp ảnh chung. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Cùng với Thủ tướng Phạm Minh Chính, tham dự hội nghị có Thủ tướng Chính phủ các nước Lào, Campuchia và Tổng Thư ký Văn phòng Tài nguyên nước Thái Lan; lãnh đạo và đại diện các đối tác đối thoại, đối tác phát triển, các tổ chức quốc tế, khu vực, các tổ chức xã hội và cộng đồng.

Kết thúc hội nghị, các bên đã ra Tuyên bố chung Vientiane, VietnamPlus trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung này:

Lời mở đầu

Chúng tôi, những người đứng đầu Chính phủ của Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Vương quốc Thái Lan và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhóm họp tại Vientiane, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, tham dự Hội nghị Cấp cao lần thứ 4 của Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC) và:

Nhắc lại Hiệp định Hợp tác Phát triển Bền vững của Lưu vực sông Mekong ký kết năm 1995 (gọi tắt là Hiệp định Mekong 1995) và việc thành lập Ủy hội sông Mekong quốc tế của đại diện các Chính phủ Hạ lưu sông Mekong, với tầm nhìn toàn lưu vực và dựa trên lịch sử hợp tác Mekong từ năm 1957 cùng với sự thành lập của Ủy ban Điều phối Nghiên cứu khảo sát Hạ lưu vực sông Mekong.

Ghi nhận các hành động và cam kết ưu tiên từ các hội nghị cấp cao trước đây của MRC và tính xác đáng của những nội dung này đối với các quốc gia thành viên MRC, kể từ Hội nghị Cấp cao lần thứ nhất tổ chức vào năm 2010 tại Hua Hin, Thái Lan, với chủ đề “Đáp ứng nhu cầu, duy trì cân bằng: Hướng tới phát triển bền vững,” Hội nghị Cấp cao lần thứ hai tổ chức vào năm 2014 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, với chủ đề “An ninh nguồn nước, lương thực và năng lượng trong bối cảnh biến đổi khí hậu” và Hội nghị Cấp cao lần thứ ba tổ chức năm 2018 tại Siem Reap, Campuchia, với chủ đề “Tăng cường các nỗ lực chung và mở rộng quan hệ đối tác nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững trên Lưu vực sông Mekong;”

Nhận thức được tầm quan trọng của những đóng góp của Lưu vực sông Mekong đối với các lĩnh vực liên quan đến nước trong Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về phát triển bền vững, Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, Chương trình Khung Sendai về giảm nhẹ rủi ro thiên tai 2015-2030, Chương trình nghị sự ASEAN về hội nhập, kết nối khu vực, thu hẹp khoảng cách phát triển trong Cộng đồng ASEAN và nhu cầu phục hồi mạnh mẽ sau COVID-19 trong bối cảnh các thách thức quốc tế và khu vực đang thay đổi và ngày càng phức tạp, từ đó tiếp tục khẳng định giá trị của hợp tác đa phương;
Nhận thức được tính cấp bách ngày một lớn từ những thách thức, rủi ro và cơ hội mà các quốc gia Hạ Lưu vực sông Mekong hiện nay và trong tương lai phải đối mặt do tác động của các hoạt động phát triển cùng với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, do đó việc quản lý tài nguyên nước tối ưu nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước cho lưu vực sông Mekong là vô cùng quan trọng để đạt được sự ổn định về môi trường và kinh tế-xã hội cho các cộng đồng sống trong lưu vực, nhưng cũng cần phải tìm ra những ý tưởng mới và phương thức hợp tác sáng tạo để xử lý một cách thỏa đáng các rủi ro và đánh đổi ngày càng tăng liên quan đến phát triển và quản lý lưu vực;

Ghi nhận rằng các cơ hội đảm bảo an ninh nguồn nước, lương thực và năng lượng cho tất cả các quốc gia Mekong có thể gia tăng thông qua hợp tác khu vực cùng với các nỗ lực phối hợp của tất cả các nước;

Nhấn mạnh tầm quan trọng của một tổ chức lưu vực sông dựa trên hiệp ước, mạnh mẽ, bền vững về tài chính trước tình hình thể chế tổ chức vẫn đang tiếp tục thay đổi trong lưu vực sông Mekong để quản lý hiệu quả tài nguyên nước và các nguồn tài nguyên liên quan;

Hoan nghênh sự tham gia nhiều hơn nữa của tất cả các quốc gia ven sông trong quản lý và phát triển bền vững lưu vực sông Mekong dựa trên tinh thần hữu nghị và hợp tác;

Trân trọng sự tham gia và cam kết hợp tác của các đối tác đối thoại, đối tác phát triển và các đối tác khác của ủy hội;

Tiếp tục khẳng định cam kết chính trị cao nhất của chúng tôi đối với việc thực hiện hiệu quả Hiệp định Mekong 1995 và vai trò của ủy hội như là một cơ quan ngoại giao và hợp tác về tài nguyên nước hàng đầu trong khu vực và là một trung tâm tri thức trong tăng cường thực hiện các chiến lược, thủ tục, hướng dẫn kỹ thuật cũng như chia sẻ dữ liệu và thông tin trên toàn lưu vực, qua đó thúc đẩy hợp tác hòa bình và cùng có lợi để đạt được tầm nhìn chung về một Lưu vực sông Mekong thịnh vượng về kinh tế, công bằng về xã hội, lành mạnh về môi trường và có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thành tựu kể từ Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ ba
Với tư cách là những người đứng đầu chính phủ của các quốc gia thành viên ủy hội, chúng tôi:

Ghi nhận những thành tựu và sự phát triển quan trọng của ủy hội trong những năm gần đây, bao gồm việc không ngừng đóng góp cho hợp tác hòa bình, cùng có lợi và phát triển bền vững ở khu vực Mekong thông qua đối thoại và hợp tác giữa các quốc gia thành viên và với các đối tác, đặc biệt là:

Việc tăng cường tạo lập và chia sẻ kiến thức đã hỗ trợ hiệu quả hơn quá trình xây dựng kế hoạch và ra quyết định như đã được thể hiện trong Báo cáo Hiện trạng lưu vực năm 2018, cũng như trong các nghiên cứu và đánh giá kỹ thuật bao gồm nghiên cứu chung với Trung Quốc, Myanmar, Viện Quản lý Nước quốc tế, Liên hợp quốc và các đối tác khác;

Hướng dẫn của vùng đối với các quy hoạch quốc gia để phát triển lưu vực, quản lý tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan một cách bền vững hơn, thông qua Chiến lược Phát triển lưu vực giai đoạn 2021-2030, hoàn thiện và triển khai bước đầu các chiến lược ngành về thủy điện bền vững, quản lý môi trường và quản lý hạn hán, hướng dẫn cập nhật về thiết kế đập dòng chính và hướng dẫn đánh giá tác động môi trường xuyên biên giới;

Tăng cường quan hệ đối tác quan trọng, trong đó bao gồm quan hệ với các đối tác đối thoại, đối tác phát triển của ủy hội và các cơ chế hợp tác vùng khác, bao gồm ASEAN, Hợp tác Mekong-Lan Thương, Quan hệ đối tác Mekong-Mỹ, hợp tác Mekong-Nhật Bản, hợp tác Mekong-Hàn Quốc, và các bên liên quan khác với những thỏa thuận cụ thể; cải thiện quy trình tham vấn và tiếp cận công chúng, các diễn đàn và đối thoại vùng; tăng cường chia sẻ dữ liệu và thông tin giữa các quốc gia thành viên, của Trung Quốc; và tăng cường các hoạt động chung;

Chuyển hướng sang chủ động xác định các giải pháp đầu tư trong khu vực và chủ động ứng phó với các thách thức của lưu vực, bao gồm phối hợp trong phát triển thủy điện, thủy lợi, giao thông thủy và các hoạt động phát triển tài nguyên nước bền vững khác, phối hợp trong quản lý các công trình khai thác sử dụng nước và cải thiện việc thực hiện các thủ tục của ủy hội để giải quyết các tác động xuyên biên giới và các vấn đề liên quan đến vận hành công trình;

Hỗ trợ giảm tác động bất lợi đối với các cộng đồng dễ bị tổn thương do lũ lụt và hạn hán thông qua thiết lập hệ thống dự báo lũ lụt và hạn hán chính xác hơn với các công cụ hiện đại, cùng với sự hợp tác trong cảnh báo sớm và chuẩn bị sẵn sàng cho ứng phó với thảm họa thông qua quản lý tổng hợp về lũ lụt và hạn hán;

Tăng cường hỗ trợ cho quá trình lập kế hoạch và ra quyết định của quốc gia thông qua công tác quản lý thông tin và dữ liệu được cải thiện bao gồm xây dựng một Mạng lưới Giám sát sông Mekong bền vững hơn để hỗ trợ giám sát sông ở cấp vùng và cấp quốc gia, các hệ thống mô hình và truyền thông, hệ thống hỗ trợ ra quyết định cấp vùng và cấp quốc gia được thiết kế sát với yêu cầu, sáng tạo và kịp thời, giúp giải quyết các nhu cầu hiện tại và cấp bách; và

Xây dựng một Ủy hội sông Mekong quốc tế do các quốc gia thành viên làm chủ và dẫn dắt, với sự hướng dẫn chặt chẽ của hội đồng và Ủy ban Liên hợp, có Giám đốc điều hành Ban Thư ký và chuyên gia là người của các quốc gia thành viên, với trụ sở chính đặt tại Vientiane và Trung tâm Quản lý Lũ và Hạn vùng đặt tại Phnom Penh, và việc tăng cường đóng góp về tài chính từ tất cả các quốc gia thành viên đã đưa tổ chức đi đúng hướng, tiến tới tự chủ về năng lực và tài chính trong thực hiện các chức năng chủ chốt về quản lý lưu vực sông vào năm 2030.

Toan van Tuyen bo chung Vientiane cua Hoi nghi Uy hoi song Mekong hinh anh 2
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Campuchia, Thủ tướng Lào và Tổng Thư ký Văn phòng Tài nguyên nước quốc gia, Thái Lan tham dự Phiên toàn thể Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ tư. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Bày tỏ sự đánh giá cao đối với những hỗ trợ không ngừng về kỹ thuật và tài chính của các đối tác phát triển, các tổ chức quốc tế, khu vực tư nhân và các đối tác liên quan khác cho ủy hội và các quốc gia thành viên, cũng như sự hợp tác của các đối tác đối thoại của ủy hội và tất cả các bên liên quan để đạt được những thành tựu này;

Ghi nhận rằng những thành tựu này đã đặt nền tảng mới và tiến bộ hơn để ủy hội thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và chức năng chủ chốt của một tổ chức lưu vực sông thông qua: (i) hỗ trợ phát triển tối ưu và bền vững, đồng thời tăng cường an ninh nguồn nước trong khu vực và xây dựng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, (ii) hỗ trợ xây dựng quy hoạch quốc gia từ tầm nhìn toàn lưu vực và sự điều phối các hoạt động của lưu vực, (iii) cung cấp thông tin liên tục và minh bạch về tình trạng lưu vực hiện tại và trong tương lai gần nhằm hỗ trợ cải thiện công tác cảnh báo sớm, (iv) tăng cường quyền sở hữu và năng lực của quốc gia để thực hiện các chức năng chủ chốt về quản lý lưu vực sông, và (v) tiếp tục phát triển thể chế tổ chức của ủy hội để đạt được mức độ hợp tác khu vực cao hơn trong giải quyết các thách thức của lưu vực.

Các cơ hội và thách thức trong khu vực

Với tư cách là những người đứng đầu chính phủ của các quốc gia thành viên ủy hội, chúng tôi tiếp tục:

Ghi nhận các cơ hội đáng kể cho sự phát triển bền vững trong tất cả các lĩnh vực liên quan đến nước, bao gồm thủy điện, thủy lợi, giao thông thủy và các lĩnh vực khác, và việc đảm bảo an ninh nguồn nước để bảo vệ cộng đồng khỏi các rủi ro liên quan đến nước, đặc biệt là lũ lụt và hạn hán, cần phải đưa vào xem xét trong các lĩnh vực đầu tư khác và cũng cần được coi như là một cơ hội phát triển;

Công nhận rằng mặc dù việc phát triển và sử dụng nguồn nước của sông Mekong đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, nhưng cũng có thể gây ra những tác động bất lợi đến môi trường lưu vực và các cộng đồng dễ bị tổn thương, bao gồm các tác động xuyên biên giới cần phải phối hợp giải quyết, đặc biệt khi mà các tác động trở nên trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu, chẳng hạn như lũ lụt và hạn hán nghiêm trọng, xói lở và bồi lắng lòng bờ sông, ảnh hưởng của sự dao động bất thường về mực nước và lưu lượng ở một số nơi trong lưu vực, và sự suy thoái các giá trị môi trường và suy giảm nguồn lợi thuỷ sản do dòng sông bị chia cắt; và

Khẳng định rằng để giải quyết các thách thức của lưu vực vốn ngày càng trở nên phức tạp, chúng ta cần cả các giải pháp quản lý lẫn phát triển để đảm bảo tính bền vững về tài nguyên môi trường, cần xác định các giải pháp đầu tư khác nhau và xem xét thỏa đáng mối liên kết giữa các ngành sử dụng nước, bổ sung quản lý vận hành, bao gồm quản lý vận hành liên hồ chứa xuyên biên giới, đặc biệt là việc chia sẻ số liệu vận hành kịp thời và thường xuyên từ các công trình khai thác sử dụng nước, xác định các dự án đầu tư chung góp phần đảm bảo an ninh nước, lương thực và năng lượng.

Các lĩnh vực hành động ưu tiên

Chúng tôi kêu gọi ủy hội, tất cả các đối tác và các bên liên quan phối hợp tìm ra các giải pháp sáng tạo để ứng phó với những thách thức này, đồng thời nắm bắt các cơ hội và tăng cường hợp tác vì một Lưu vực sông Mekong bền vững và đảm bảo an ninh nguồn nước, đồng thời tuân thủ các nguyên tắc cởi mở, minh bạch, toàn diện, cùng có lợi, bình đẳng, tham vấn, phối hợp, hợp tác, tôn trọng chủ quyền, với trọng tâm là:

Dựa trên một quy hoạch phát triển lưu vực chủ động và thích ứng, xác định các dự án đầu tư chung và dự án quốc gia có ý nghĩa cho toàn lưu vực, và các hoạt động hỗ trợ có liên quan nhằm tăng cường tương trợ và giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của cộng đồng ở cấp lưu vực và quốc gia, và đưa ra các giải pháp ứng phó toàn diện với biến đổi khí hậu, bao gồm các giải pháp công trình, các giải pháp thích nghi thuận tự nhiên, các giới hạn môi trường, quản lý phù sa bùn cát, hỗ trợ triển khai các quy hoạch ngành khác chẳng hạn như sản xuất năng lượng tái tạo, kết nối và nâng cấp mạng lưới truyền tải điện của khu vực, phát triển thị trường và các hoạt động thương mại về năng lượng, và các trung tâm vận tải đa phương tiện;

Hỗ trợ các quốc gia trong trợ giúp các cộng đồng thích ứng với các biến động của dòng sông thông qua việc đảm bảo một hệ thống thông tin liên lạc thông suốt nhằm thông báo kịp thời và hiệu quả các biến động bất thường, các vấn đề về chất lượng nước, lũ lụt và hạn hán và các trường hợp khẩn cấp khác liên quan tới nước, đồng thời hướng tới tăng cường chia sẻ dữ liệu vận hành các công trình khai thác sử dụng nước một cách kịp thời và thường xuyên để giúp cho chuẩn bị và ứng phó tốt hơn;

Hỗ trợ việc ra quyết định về phát triển và vận hành thông qua tăng cường sử dụng công nghệ trong thực hiện tất cả các chức năng quản lý lưu vực sông từ công tác theo dõi, giám sát và quản lý vận hành công trình tới công tác đánh giá và lập kế hoạch, chiến lược dài hạn;

Đảm bảo rằng các hoạt động tham vấn được thực hiện hiệu quả hơn thông qua một diễn đàn của các bên liên quan toàn lưu vực do ủy hội và các đối tác đối thoại phối hợp tổ chức, tăng cường và đổi mới các hoạt động chung với các diễn đàn hợp tác vùng khác, các đối tác phát triển, cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ, khu vực tư nhân, và các bên có liên quan khác;

Tăng cường quản lý toàn lưu vực trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của ủy hội thông qua đổi mới về chính sách, công nghệ và cơ chế hợp tác, đối tác với các khung hợp tác vùng khác có liên quan;

Duy trì và tìm kiếm nguồn tài chính mới để hỗ trợ các nỗ lực nêu trên bao gồm các nguồn từ nhà nước và tư nhân, và các cơ chế hỗ trợ tài chính toàn cầu; và

Đảm bảo rằng ủy hội đang trong quá trình chuyển đổi bền vững để tự chủ vào năm 2030, thông qua việc không ngừng phát triển tổ chức nhằm tăng cường năng lực của ủy hội và các cơ quan, bộ, ngành có liên quan của quốc gia để triển khai thực hiện chức năng chủ chốt về quản lý lưu vực sông, bao gồm việc thu thập và quan trắc các số liệu liên quan về nước do các nhóm chuyên gia chung của lưu vực thực hiện, xây dựng một Mạng lưới Giám sát sông Mekong hiệu quả về mặt tài chính, tăng cường việc triển khai các thủ tục của ủy hội và các cơ chế có liên quan, phương thức làm việc, và áp dụng các hướng dẫn và chiến lược của vùng.

Hướng tiếp theo

Chúng tôi khẳng định lại cam kết cùng nỗ lực tăng cường hơn nữa vai trò của ủy hội nhằm đảm bảo an ninh nước, lương thực và năng lượng, và sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường của Lưu vực sông Mekong.

Chúng tôi hoan nghênh sự thay đổi mang tính chiến lược về quy hoạch lưu vực chủ động và thích ứng, phối hợp trong quản lý vận hành các công trình, đồng thời kêu gọi tất cả các quốc gia trong lưu vực, các đối tác và các bên có liên quan tiếp tục hợp tác với ủy hội để duy trì thực hiện Hiệp định Mekong năm 1995 và các thủ tục liên quan, và để hỗ trợ việc triển khai Chiến lược Phát triển lưu vực giai đoạn 2021-2030 phù hợp với Tuyên bố chung này và phù hợp với “Tinh thần Mekong.”

Chúng tôi giao nhiệm vụ cho ủy hội điều phối và giám sát việc thực hiện Tuyên bố chung này.

Chúng tôi bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã tổ chức Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ 4, và chúng tôi mong đợi Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ 5 sẽ được tổ chức vào năm 2026 tại Vương quốc Thái Lan.

Thông qua tại Vientiane, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, vào ngày 5 tháng 4 năm 2023 bằng tiếng Anh./.

www.vietnamplus.vn

Tin mới cập nhật

Warren Buffett và trí tuệ nhân tạo: Mâu thuẫn hay cơ hội?

Warren Buffett và trí tuệ nhân tạo: Mâu thuẫn hay cơ hội?

Amazon và Apple là 2 công ty có cổ phiếu thuộc sở hữu của Warren Buffett đang đầu tư mạnh vào trí tuệ nhân tạo (AI).
Nhận diện chân dung doanh nghiệp FDI Hoa Kỳ hoạt động tại Việt Nam

Nhận diện chân dung doanh nghiệp FDI Hoa Kỳ hoạt động tại Việt Nam

Việc Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ đối tác chiến lược là lý do cho dòng vốn dự kiến của Hoa Kỳ tiếp thêm động lực cho nhiều lĩnh vực của Việt Nam.
Sự bất ổn của thị trường vàng là

Sự bất ổn của thị trường vàng là ''gánh nặng'' cho nền kinh tế

Đánh giá về tác động của thị trường vàng, chuyên gia cho rằng, vàng ''tăng nóng'' ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh, là ''gánh nặng'' cho nền kinh tế.
Giải ngân vốn đầu tư công: Cần đến sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan

Giải ngân vốn đầu tư công: Cần đến sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan

Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương khi đề cập đến tình hình giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2024.
91% vụ lừa đảo trên mạng liên quan đến tài chính- ngân hàng

91% vụ lừa đảo trên mạng liên quan đến tài chính- ngân hàng

Lừa đảo trên mạng vẫn diễn biến phức tạp cả về số vụ lẫn số đối tượng và năm 2023 tăng ở mức độ hai con số.
Giá vé máy bay cao chót vót: Có hay không sự bất thường?

Giá vé máy bay cao chót vót: Có hay không sự bất thường?

Cục Hàng không Việt Nam vừa báo cáo Bộ Giao thông Vân tải kết quả rà soát, kiểm tra hoạt động bán vé, kê khai, niêm yết giá vé máy bay của các hãng bay nội địa.
Kinh tế vĩ mô 4 tháng: Tăng trưởng rõ rệt, tạo đà cho cả năm

Kinh tế vĩ mô 4 tháng: Tăng trưởng rõ rệt, tạo đà cho cả năm

Kinh tế vĩ mô cả nước mới qua 4 tháng đầu tiên của năm 2024 đã sáng lên nhiều tín hiệu tích cực cho phép kỳ vọng hiện thực mục tiêu cả năm.
Bộ Tư pháp nói gì về thuốc lá nung nóng và thuốc lá điện tử?

Bộ Tư pháp nói gì về thuốc lá nung nóng và thuốc lá điện tử?

Bộ Tư pháp là một trong các bộ, ngành được Bộ Công Thương xin ý kiến trong quá trình xây dựng chính sách thí điểm quản lý thuốc lá nung nóng và thuốc lá điện tử
Thu ngân sách nhà nước 4 tháng đạt 43% dự toán, ước trên 640.200 tỷ đồng

Thu ngân sách nhà nước 4 tháng đạt 43% dự toán, ước trên 640.200 tỷ đồng

Ngày 6/5, Tổng cục Thuế cho biết thu ngân sách nhà nước 4 tháng đầu năm 2024 tăng trên 10% so với cùng kỳ năm 2023.
Lý do Bộ Công Thương đề xuất chính sách mới quản lý thuốc lá điện tử

Lý do Bộ Công Thương đề xuất chính sách mới quản lý thuốc lá điện tử

Bộ Công Thương kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật về thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Tin khác

Câu chuyện điện mặt trời và chủ nghĩa dân túy trong phát ngôn và truyền thông

Câu chuyện điện mặt trời và chủ nghĩa dân túy trong phát ngôn và truyền thông

Chủ nghĩa dân túy, một khái niệm còn mới mẻ ở Việt Nam nhưng thời gian gần đây bỗng có bóng dáng “quen thuộc” quanh những phát ngôn về câu chuyện điện mặt trời.
Việt Nam xuất siêu 8,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm, nhờ đâu?

Việt Nam xuất siêu 8,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm, nhờ đâu?

Cán cân xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước 4 tháng đầu năm tiếp tục ghi nhận thặng dư ở mức cao theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/4/2024.
6 giải pháp phát triển kinh tế sáng tạo tại Việt Nam

6 giải pháp phát triển kinh tế sáng tạo tại Việt Nam

Việt Nam cần có khung chính sách vững chắc để nuôi dưỡng kinh tế sáng tạo gắn với tạo động lực cho các chủ thể sáng tạo.
8 nền tảng thương mại điện tử được áp dụng biện pháp quản lý thuế

8 nền tảng thương mại điện tử được áp dụng biện pháp quản lý thuế

Việc quản lý thuế trên hoạt động thương mại điện tử có nhiều chuyển biến sau một năm thực hiện Chỉ thị 18/CT-TTg, theo Tổng cục Thuế.
GDP quý I lập đỉnh 4 năm: Chưa vội mừng, thách thức luôn

GDP quý I lập đỉnh 4 năm: Chưa vội mừng, thách thức luôn ''rình rập''

GDP quý I/2024 chứng kiến tăng trưởng đạt 5,66% so với cùng kỳ, là thành tích cao nhất kể từ năm dịch bệnh 2020. Tuy nhiên, thách thức đang chờ đợi phía trước.
Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai - Trung tâm logistics hiện đại, xứng tầm

Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai - Trung tâm logistics hiện đại, xứng tầm

Lào Cai đang trên đà phát triển khu kinh tế cửa khẩu trở thành trung tâm kết nối Trung Quốc và các nước ASEAN.
Tạo dựng ngành công nghiệp bán dẫn từ đột phá nguồn nhân lực

Tạo dựng ngành công nghiệp bán dẫn từ đột phá nguồn nhân lực

Trong Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn vừa diễn ra tại Hà Nội, Thủ tướng đã nhấn mạnh tính đột phá của yếu tố nhân lực.
Truyền thông nâng cao nhận thức về chuyển dịch năng lượng: Cần coi trọng tiếng nói người dân

Truyền thông nâng cao nhận thức về chuyển dịch năng lượng: Cần coi trọng tiếng nói người dân

Hội thảo tham vấn "Chương trình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về chuyển dịch năng lượng" diễn ra tại Hà Nội ngày 23/4.
Tìm người mua hơn 210 tấn vé xổ số Đồng Tháp hết hạn

Tìm người mua hơn 210 tấn vé xổ số Đồng Tháp hết hạn

Sắp diễn ra phiên đấu giá 210 tấn vé số hết hạn của Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Đồng Tháp với giá khởi điểm hơn 500 triệu đồng.
Thị trường tín chỉ carbon - Động lực xây dựng Việt Nam Xanh

Thị trường tín chỉ carbon - Động lực xây dựng Việt Nam Xanh

Sáng 20/4 tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo: Thị trường tín chỉ carbon - Động lực xây dựng Việt Nam Xanh và sự kiện Công bố dự án Việt Nam Xanh.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá tiêu hôm nay 17/5/2024: Tăng “bốc đầu” tới 8.000 đồng/kg, Đắk Nông lên mức cao chót vót 113.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 17/5/2024: Tăng “bốc đầu” tới 8.000 đồng/kg, Đắk Nông lên mức cao chót vót 113.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 17/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 17/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 16/5/2024: Tiếp đà tăng mạnh tới 3.000 đồng/kg, Bà Rịa – Vũng Tàu lên đỉnh 107.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 16/5/2024: Tiếp đà tăng mạnh tới 3.000 đồng/kg, Bà Rịa – Vũng Tàu lên đỉnh 107.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 16/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 16/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 15/5/2024: Đồng loạt bật tăng trở lại, Đắk Lắk, Bà Rịa – Vũng Tàu cao nhất 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 15/5/2024: Đồng loạt bật tăng trở lại, Đắk Lắk, Bà Rịa – Vũng Tàu cao nhất 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 15/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 15/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay  12/5/2024: Bật tăng trở lại, Đắk Lắk và Bà Rịa – Vũng Tàu cao nhất 103.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 12/5/2024: Bật tăng trở lại, Đắk Lắk và Bà Rịa – Vũng Tàu cao nhất 103.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 12/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 12/5 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 15/5/2024: Giá dầu thế giới “quay xe” giảm mạnh khi công bố dữ liệu lạm phát

Giá xăng dầu hôm nay ngày 15/5/2024: Giá dầu thế giới “quay xe” giảm mạnh khi công bố dữ liệu lạm phát

Giá xăng dầu hôm nay ngày 15/5/2024, giá dầu thế giới giảm mạnh với dầu WTI giảm 1,39%, dầu Brent giảm 0,72% sau khi dữ liệu lạm phát được công bố.
Sự bất ổn của thị trường vàng là ''gánh nặng'' cho nền kinh tế

Sự bất ổn của thị trường vàng là ''gánh nặng'' cho nền kinh tế

Đánh giá về tác động của thị trường vàng, chuyên gia cho rằng, vàng ''tăng nóng'' ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh, là ''gánh nặng'' cho nền kinh tế.
Nhịp cầu Công Thương ngày 13/5: Phản ánh liên quan Công ty Địa ốc Cienco5; Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc

Nhịp cầu Công Thương ngày 13/5: Phản ánh liên quan Công ty Địa ốc Cienco5; Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc

Nhịp cầu Công Thương ngày 13/5 nhận phản ánh liên quan đến Công ty Địa ốc Cienco5, Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc và một số đơn vị khác.
Giá tiêu hôm nay  14/5/2024: Đắk Nông tăng nhẹ 500 đồng/kg, lên mức 103.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 14/5/2024: Đắk Nông tăng nhẹ 500 đồng/kg, lên mức 103.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 14/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 14/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 13/5/2024: Đồng loạt đi ngang, dao động từ 102.000 – 103.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 13/5/2024: Đồng loạt đi ngang, dao động từ 102.000 – 103.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 13/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 13/5 thế nào?
“Hậu" kiểm tra của Cục Hàng không, giá vé máy bay cao điểm hè vẫn cao chót vót

“Hậu" kiểm tra của Cục Hàng không, giá vé máy bay cao điểm hè vẫn cao chót vót

Giá vé máy bay liên tục tăng cao từ đầu năm đến nay, cơ quan quản lý lẫn chuyên gia đều đưa ra những nguyên nhân khác nhau để giải thích cho tình trạng này.
Phiên bản di động