Thịt đỏ có lợi và hại thế nào với sức khỏe?
Nghệ An: Giá thịt lợn hơi tăng cao, chạm mốc 60.000 đồng/kg Cơ hội thưởng thức thịt bò được pha lóc và chế biến từ chuyên gia người Úc |
Thịt đỏ là thịt mang sắc đỏ khi được đặt ở nhiệt độ phòng, còn tươi và không bị đổi thành màu trắng sau khi nấu chín. Thịt đỏ thường là thịt bò, thịt cừu, thịt dê... Trong thịt đỏ có chứa hàm lượng myoglobin (sắc tố chịu trách nhiệm cho màu sắc của thịt) cao hơn thịt trắng, khi chất này tiếp xúc với oxy, nó sẽ tạo ra màu đỏ tươi. Thịt đỏ còn được sử dụng để chế biến nhiều món ngon, hấp dẫn nên rất được yêu thích.
![]() |
Thịt đỏ thường là thịt bò, thịt cừu, thịt dê... và được dùng để chế biến nhiều món ngon. Ảnh minh hoạ |
Dinh dưỡng và lợi ích của thịt đỏ
Thịt đỏ có chứa nhiều vitamin B12 và vitamin B6. Bên cạnh đó, thịt đỏ còn nổi tiếng với hàm lượng protein cao, rất tốt cho trẻ vị thành niên và người trưởng thành.
Thịt đỏ cũng giàu sắt, kẽm và những loại axit béo có lợi như omega 3, omega 6...Thịt đỏ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu được chế biến đúng cách.
Cung cấp một lượng lớn protein: Thịt đỏ cung cấp cho bạn một lượng lớn protein, giúp cơ thể xây dựng và phục hồi những nhóm cơ. Ngoài ra, việc bổ sung protein cho cơ sẽ giúp cơ sản sinh enzyme và các hormone giúp ngăn ngừa bệnh tật.
Cung cấp sắt cho cơ thể: Trong thịt đỏ chứa một lượng lớn chất sắt, đồng thời việc dùng thịt đỏ để bổ sung sắt luôn dễ dàng hơn sử dụng các loại thực phẩm từ thực vật. Chỉ cần dùng thịt đỏ 1-2 lần/tuần sẽ giúp bạn bổ sung đầy đủ lượng sắt cần thiết cho cơ thể.
Bổ sung chất kẽm: Kẽm giúp xây dựng cơ, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và giúp trí não của bạn khỏe mạnh. Chỉ cần nạp đủ thịt đỏ, bạn có thể nạp đủ lượng kẽm cần thiết mỗi ngày.
Cung cấp vitamin B: Thịt đỏ giàu vitamin B12 và vitamin B6. Vitamin B giúp cơ thể bạn có một hệ miễn dịch khỏe mạnh và làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.
Ăn nhiều thịt đỏ có lợi hay hại?
Theo các báo cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố, việc tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ sẽ gây ra bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng, bệnh tiểu đường, đột quỵ...
Trung bình, mỗi người chỉ nên tiêu thụ 300-500g thịt đỏ mỗi tuần và chỉ nên ăn khoảng 2 lần/tuần (mỗi lần khoảng 150g thịt đỏ). Bên cạnh đó, bạn cần ăn kèm thêm nhiều loại rau củ, trái cây để cơ thể có thể hấp thụ chất dinh dưỡng từ thịt một cách tốt nhất.
Khi bạn ngừng ăn thịt đỏ, cơ thể bạn sẽ diễn ra một số thay đổi có lợi và bất lợi cho cơ thể. Một trong những điều có lợi là bạn sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như bệnh tim mạch, bệnh ung thư, đột quỵ,...
![]() |
Bạn nên kết hợp ăn thịt đỏ cùng các loại thực phẩm khác để cân bằng dinh dưỡng. Ảnh minh hoạ |
Bên cạnh đó, da, tóc và móng cũng trở nên hồng hào và khỏe mạnh. Việc giảm lượng đạm sẽ giúp cơ thể bạn có cơ hội nạp thêm các khoáng chất khác chỉ có ở trái cây, rau củ như vitamin C, vitamin E...
Ngoài ra, hệ tiêu hóa của bạn sẽ khỏe mạnh hơn khi tạm ngưng ăn thịt đỏ. Do thịt đỏ có chất axit, chúng sẽ làm bạn khó tiêu khi ăn và thịt đỏ cũng là loại thịt mất rất nhiều thời gian để tiêu hóa. Tuy nhiên, khi tạm ngừng dùng thịt đỏ, bạn cũng có thể thiếu đi một số chất quan trọng như protein, vitamin B, sắt và kẽm.
Bên cạnh đó, để đảm bảo sức khỏe, ngoài việc dùng đúng lượng, chúng ta cũng cần lưu ý những điều sau khi lựa chọn loại thực phẩm này: Hạn chế dùng các loại thịt đỏ đã qua chế biến như xúc xích, thịt hộp… Lựa chọn thịt từ các cơ sở uy tín, tránh mua thịt lâu ngày, quá hạn. Nên ăn các loại thịt không có quá nhiều mỡ. Khi chế biến loại thực phẩm này, bạn nên hạn chế chiên với nhiều dầu mỡ hoặc nướng quá cháy.
Tin mới cập nhật

Từ 1/7, một số trường hợp không được chi trả bảo hiểm y tế

Infographic | Triển khai Kế hoạch tiêm vaccine phòng sởi đợt 2

Infographic | Trường hợp được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế từ 1/7/2025

Infographic | Một người mắc sởi có thể lây cho 12-18 người khác

Hợp tác phát triển ngành dịch vụ thú cưng tại Việt Nam

Dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm cần nhập viện khẩn cấp

Cả nước có 20,11 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội

Khai trương bệnh viện chuyên khoa mắt Ánh Dương tại Hà Nội

Những bệnh hiếm, hiểm nghèo bảo hiểm y tế chi trả 100%

Cấm thuốc lá điện tử: Bước đi mạnh mẽ bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Tin khác

Lâm Đồng: Đảm bảo an toàn thực phẩm trong thời gian diễn ra Festival hoa Đà Lạt năm 2024

Sốt xuất huyết: Tốc độ lây lan nhanh, diễn biến bất thường

Cấm sản xuất, kinh doanh thuốc lá điện tử từ năm 2025

Dự kiến đến năm 2034, Việt Nam thừa khoảng 1,5 triệu nam giới

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về tình trạng bác sĩ quảng cáo thực phẩm chức năng?

Bộ trưởng Bộ Y tế mang thuốc lá điện tử vào nghị trường để trả lời chất vấn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Siết quản lý hoạt động kinh doanh khám, chữa bệnh tư nhân, kinh doanh dược

Đại biểu Quốc hội nêu lý do Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 'không dám tự chủ'

Bộ trưởng Bộ Y tế: Thiếu thuốc là bài toán chung của nhiều nước

Chuối chín rất tốt nhưng nhóm người nào không nên ăn?
Đọc nhiều

Nhận định chứng khoán 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới

Nhận định chứng khoán 21/4: Cân nhắc giải ngân từng phần

Nở rộ trào lưu 'cà phê yêu nước' dịp 30/4

Nhận định chứng khoán 22/4: Nhịp hồi phục quay lại

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao

Hành khách đi máy bay dịp lễ 30/4-1/5 cần lưu ý gì?

Honda Việt Nam nhận giải thưởng Rồng Vàng 2025: Hướng trọng tâm vào phát triển xanh
