Kiểm toán Nhà nước chỉ ra loạt thiếu sót trong chi cải cách tiền lương

Trong Báo cáo kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023, Tổng Kiểm toán nhà nước đã chỉ ra nhiều thiếu sót trong chi cải cách tiền lương
Kiểm toán nhà nước ký Quy chế phối hợp với Bộ Công an Kiểm toán hậu sắp xếp tổ chức bộ máy: Yêu cầu cấp bách trong bối cảnh mới Kiểm toán Nhà nước: Gắn nhiệm vụ với tinh gọn bộ máy

Chiều 16/5, tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 9, Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn đã trình bày Báo cáo kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023. Báo cáo đã chỉ rõ nhiều bộ, ngành, địa phương thực hiện chưa đúng quy định về nguồn cải cách tiền lương.

Trích lập chưa đảm bảo tỷ lệ, chưa đúng quy định

Qua tổng hợp nguồn kinh phí cải cách tiền cho thấy, số dư lũy kế nguồn này tăng nhanh qua các năm (năm 2021 là 262.974 tỷ đồng, năm 2022 là 432.350 tỷ đồng, năm 2023 là 536.394 tỷ đồng).

Kiểm toán nêu các vi phạm trong chi cải cách tiền lương
Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn. Ảnh: VPQH

Theo quy định hiện hành, việc tạo lập nguồn cải cách tiền lương từ 70% tăng thu ngân sách địa phương so với dự toán; 50% tăng thu ngân sách địa phương dự toán năm hiện hành so với dự toán năm trước liền kề; 40% thu sự nghiệp, 35% thu viện phí; 10% tiết kiệm tăng thêm chi thường xuyên…

Theo ông Ngô Văn Tuấn, việc phải sử dụng 70% từ nguồn tăng thu ngân sách địa phương so với dự toán để tạo nguồn cải cách tiền lương song dự toán thu lại có xu hướng lập không sát khả năng thực tế, dẫn tới số tăng thu cao, nhưng chủ yếu lại sử dụng cho cải cách tiền lương, trong khi nhiều nhiệm vụ chi cần thiết, cấp bách khác, như: Chi đầu tư phát triển, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo..., lại thiếu nguồn để chi.

Ngoài ra, những năm gần đây Bộ Tài chính lại tổng hợp cả số thu kết dư ngân sách năm trước vào số tăng thu so với dự toán là không phù hợp với quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 9, khoản 2 Điều 59 Luật NSNN, làm nguồn cải cách tiền lương tăng cao.

Về sử dụng theo các Nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 và 2025 cho thấy, tổng kinh phí cải cách tiền lương đã sử dụng là 185.659 tỷ đồng.

Như vậy, đến năm 2025 nguồn cải cách tiền lương năm 2023 chuyển sang 2024 vẫn còn dư 350.735 tỷ đồng, trong khi số dư nguồn tích lũy cải cách tiền lương nêu trên chưa bao gồm khoản phải trích tạo nguồn cải cách tiền lương các năm 2024 và 2025.

Theo ông Ngô Văn Tuấn, kết quả kiểm toán tại các địa phương cho thấy, một số địa phương chưa trích lập đủ hoặc xác định nguồn cải cách tiền lương chưa đúng quy định 3.528,72 tỷ đồng.

Việc theo dõi, quản lý nguồn cải cách tiền lương chưa phù hợp 3.715,52 tỷ đồng; 18 địa phương sử dụng nguồn cải cách tiền lương chi đầu tư, chi thường xuyên hoặc các nhiệm vụ khác không đúng quy định 1.389,69 tỷ đồng.

"Đặc biệt, một số địa phương chưa rà soát hết nguồn lực khi xác định nhu cầu, dẫn đến trong năm ngân sách trung ương bổ sung song cuối năm vẫn còn dư nguồn cải cách tiền lương; có 06 địa phương kiểm toán nhà nước xác định lại nguồn cải cách tiền lương đến ngày 31/12/2023 cao hơn số Bộ Tài chính thông báo thẩm định"- ông Ngô Văn Tuấn thông tin.

Thu dầu thô vượt 47,6% dự toán giao, giảm chi ngân sách

Theo ông Ngô Văn Tuấn, tổng số nợ công đến 31/12/2023 là 3.722.699,95 tỷ đồng, tăng 4,65% so với năm 2022, bằng 36,07% GDP.

Kiểm toán nhà nước khẳng định, các chỉ tiêu nợ công năm 2023 trong giới hạn cho phép của Quốc hội. Nợ công bình quân là 37,11 triệu đồng/người, tăng so với năm 2021 và 2022 (cụ thể năm 2022 là 35,77 triệu đồng/người, năm 2021 là 36,71 triệu đồng/người).

Đối với thu ngân sách nhà nước, quyết toán 1.770.776 tỷ đồng, bằng 109,3% (tương ứng vượt 150.032 tỷ đồng) dự toán giao, bằng 97,3% thực hiện năm 2022 (1.820.310 tỷ đồng); trong đó, thu nội địa vượt 11,2% dự toán giao; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 86,7% dự toán giao; thu dầu thô vượt 47,6% dự toán giao.

Ngoài ra, khoản thu Thuế bảo vệ môi trường chỉ đạt 58,3% dự toán giao, đây là năm thứ 3 liên tiếp không đạt dự toán giao.

Liên quan đến công tác quản lý thu của cơ quan thuế, theo báo cáo kiểm toán công tác này vẫn còn một số hạn chế như: Quản lý thu đối với hộ kinh doanh chưa đầy đủ, chính xác, chưa phối hợp với cơ quan có liên quan để thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh đối với các hộ nghỉ kinh doanh quá 6 tháng theo quy định; chưa thực hiện thanh, kiểm tra sau hoàn thuế theo nguyên tắc rủi ro và trong thời hạn 05 năm theo quy định; chậm giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho người nộp thuế theo quy định.

Việc quản lý tiền thuê đất, tiền sử dụng đất vẫn còn tình trạng đơn vị sử dụng đất nhưng chưa có quyết định thuê đất hoặc hợp đồng thuê đất, chưa thu hồi được đất cho thuê đối với trường hợp đã có quyết định thu hồi đất nhiều năm; chưa điều chỉnh hoặc chậm điều chỉnh đơn giá thuê đất khi hết thời kỳ ổn định đơn giá thuê đất; xác định tiền thuê đất trả liền một lần chưa phù hợp quy định; miễn tiền thuê đất không đúng đối tượng.

Kiểm toán nêu các vi phạm trong chi cải cách tiền lương
Toàn cảnh phiên họp chiều 16/5. Ảnh: VPQH

Cùng với đó, công tác quản lý về tài nguyên khoáng sản còn sai sót trong kê khai sản lượng để tính thuế tài nguyên vượt công suất tại giấy phép khai thác được cấp; kê khai phí bảo vệ bảo vệ môi trường và tiền cấp quyền khai thác khoáng sản chưa đầy đủ.... Ngoài ra, tại cơ quan hải quan còn trường hợp kê khai giảm thuế GTGT (2%) đối với một số mặt hàng không đúng quy định và các trường hợp áp mã hàng hóa chưa thống nhất.

Chi ngân sách năm 2023 quyết toán 1.936.912 tỷ đồng, bằng 93,3% dự toán, giảm 139.332 tỷ đồng.

Trong đó, chi cho đầu tư phát triển, quyết toán là 723.839 tỷ đồng, bằng 99,3% dự toán giao; chi thường xuyên đạt 1.117.207 tỷ đồng, bằng 95,3% dự toán giao.

Đồng thời, Kiểm toán nhà nước cũng thống nhất với số liệu quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023 do Chính phủ trình Quốc hội, cụ thể: Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước là 3.023.547 tỷ đồng; tổng chi cân đối ngân sách nhà nước là 3.176.154 tỷ đồng và bội chi ngân sách nhà nước 291.564 tỷ đồng, bằng 2,83% GDP thực hiện.

Qua kiểm toán, Kiểm toán nhà nước kiến nghị cần nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội xem xét quyết định điều chỉnh giảm tỷ lệ trích tạo nguồn cải cách tiền lương từ số tăng thu ngân sách nhà nước (hiện nay là 70% số tăng thu so với dự toán trừ các nguồn thu sử dụng đất, xổ số kiến thiết, thu bán nhà thuộc sở hữu nhà nước…) để tập trung nguồn lực cho nhiệm vụ chi đầu tư phát triển, khoa học công nghệ, chuyển đổi số và các nhiệm vụ cần thiết khác./.
Thu Hường

Tin khác

Hải Phòng: Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 15,16%

Hải Phòng: Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 15,16%

Tính chung 4 tháng đầu năm 2025, chỉ số sản xuất công nghiệp TP. Hải Phòng tăng 15,16% so với cùng kỳ năm trước.
Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

4 công trình khoa học giàu tính đổi mới sáng tạo của các nhà khoa học vừa được xét trao giải thưởng Bảo Sơn năm 2024, tổ chức tại Hà Nội tối nay 11/5/2025.

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giá cát 'nhảy múa' khiến thị trường vật liệu xây dựng tại tỉnh Hà Tĩnh gặp khó, nhiều người dân, doanh nghiệp dù có tiền cũng khó mua được cát.
Cổ phiếu PEC bị duy trì diện hạn chế giao dịch

Cổ phiếu PEC bị duy trì diện hạn chế giao dịch

Báo cáo tài chính năm 2024 của Công ty CP Cơ khí Điện lực bị kiểm toán từ chối đưa ý kiến khiến cổ phiếu PEC tiếp tục nằm trong diện hạn chế giao dịch.
Campuchia thắt chặt thủ tục về xuất xứ hàng hóa

Campuchia thắt chặt thủ tục về xuất xứ hàng hóa

Các biện pháp chống gian lận xuất xứ của Campuchia nhằm mục đích ngăn chặn gian lận xuất xứ trong quá trình xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài.
Nhà đầu tư quan tâm dự án điện rác tại Việt Nam

Nhà đầu tư quan tâm dự án điện rác tại Việt Nam

Các dự án điện rác tại Việt Nam nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Điều này sẽ hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025

Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025

Từ tháng 5/2025, nhiều chính sách mới chính thức có hiệu lực, tác động đến đời sống người dân, doanh nghiệp trong các lĩnh vực thuế, giáo dục và kinh tế.
Doanh nghiệp ‘chuyển mình’ để thích ứng xu hướng tiêu dùng

Doanh nghiệp ‘chuyển mình’ để thích ứng xu hướng tiêu dùng

Trước đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng về các yếu tố liên quan đến sức khỏe, môi trường, nhiều doanh nghiệp đang chủ động thay đổi để thích ứng.
WB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ tăng 5,8%

WB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ tăng 5,8%

WB dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của Việt Nam sẽ tăng 5,8% trong năm 2025, mức tăng trung hạn ổn định 6,1% năm 2026 và 6,4% năm 2027.
Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi cho biết đang nghiên cứu phương án phân chia cán bộ làm việc ở hai nơi (Quảng Ngãi và Kon Tum hiện tại) sau sáp nhập tỉnh.

Đọc nhiều

Chanh leo độc lạ 'chiếm sóng' thị trường, giá cao vẫn hút khách

Chanh leo độc lạ 'chiếm sóng' thị trường, giá cao vẫn hút khách

Chanh leo vàng với hương ổi lạ miệng, giá cao nhưng vẫn cháy hàng trên chợ truyền thống và online, mang lại lợi nhuận lớn cho tiểu thương nhờ sức mua tăng mạnh.
Nhận định chứng khoán 14/5: Hạn chế mua đuổi

Nhận định chứng khoán 14/5: Hạn chế mua đuổi

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư ngắn hạn nên hạn chế mua đuổi và xem xét cơ cấu cổ phiếu yếu trong danh mục.
Nhận định chứng khoán 16/5: Hạn chế giải ngân

Nhận định chứng khoán 16/5: Hạn chế giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên hiện thực hóa lợi nhuận từng phần và hạn chế giải ngân mới với tỷ trọng lớn.
Nhận định chứng khoán 15/5: Nhà đầu tư hạn chế mua đuổi

Nhận định chứng khoán 15/5: Nhà đầu tư hạn chế mua đuổi

Theo các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư ngắn hạn nên hạn chế mua đuổi, theo dõi chặt chẽ tình hình thuế quan và xem xét cơ cấu cổ phiếu yếu...
Nhận định chứng khoán 13/5: Cân nhắc giải ngân cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 13/5: Cân nhắc giải ngân cổ phiếu

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư dài hạn có thể cân nhắc giải ngân dần ở những phiên rung lắc.
'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giá cát 'nhảy múa' khiến thị trường vật liệu xây dựng tại tỉnh Hà Tĩnh gặp khó, nhiều người dân, doanh nghiệp dù có tiền cũng khó mua được cát.
Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

4 công trình khoa học giàu tính đổi mới sáng tạo của các nhà khoa học vừa được xét trao giải thưởng Bảo Sơn năm 2024, tổ chức tại Hà Nội tối nay 11/5/2025.
Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phát triển, hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực.
Nghị quyết 68-NQ/TW: 'Cuộc cách mạng' phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68-NQ/TW: 'Cuộc cách mạng' phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68-NQ/TW đã ‘mở đường’ cho kinh tế tư nhân phát triển, theo đó để tạo được sự đột phá, cần những giải pháp quyết liệt trong khâu thực thi.
SSI Research: Doanh nghiệp tư nhân bứt phá, dẫn sóng thị trường chứng khoán

SSI Research: Doanh nghiệp tư nhân bứt phá, dẫn sóng thị trường chứng khoán

Doanh nghiệp tư nhân đang kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ trong năm 2025, với khối bất động sản và ngân hàng tiếp tục giữ vai trò đầu tàu.
Phiên bản di động