Thị trường snack: Doanh nghiệp ngoại tăng nhanh thị phần
![]() |
Thị trường snack tại Việt Nam tăng trưởng mạnh |
Tiềm năng lớn
Báo cáo mới đây của Công ty TNHH Decision Lab – một công ty chuyên nghiên cứu về thị trường cho thấy, mỗi tháng, người Việt trẻ dành 13.000 tỷ đồng để ăn vặt. Trong đó, khảo sát theo năm cũng cho thấy, 8.000 tỷ đồng đã được dành riêng cho việc tiêu thụ đồ ăn nhẹ (snack). Xu hướng của giới trẻ không cần phải ra ngoài ăn vặt ở cửa hàng thức ăn nhanh, cửa hàng tiện lợi mà sử dụng snack ăn liền ở mọi.
Định dạng thị trường snack nhìn chung có thể chia làm 3 loại sản phẩm chính, được phân loại theo nguyên liệu chế biến, bao gồm: Khoai tây, các loại hạt và snack chế biến từ thực phẩm nói chung (đa phần làm từ các loại trái cây, thực phẩm). Quy mô thị trường snack tại Việt Nam ước khoảng 518 triệu USD vào năm 2015, trong đó, các loại snack chế biến chiếm tỷ trọng 33%, các loại hạt 30% và khoai tây chiên là 24%. Ước tính đến năm 2020, quy mô thị trường tăng lên gần gấp đôi, tương đương hơn 1 tỷ USD. Con số này thực tế còn có thể lớn hơn nhiều nếu nhìn vào cách mà các doanh nghiệp(DN) tăng tốc đầu tư sản xuất và phân phối tại thị trường Việt Nam.
Thực tế cũng cho thấy, sau khi Kinh Đô được bán cho Mondelez, thị trường snack nội địa xem như phần lớn lọt vào tay các nhà đầu tư nước ngoài. Không ít nhà sản xuất Thái Lan, Hàn Quốc đang mở rộng thị phần tại thị trường tiềm năng này của Việt Nam. Đến nay, thị trường snack Việt Nam cũng đã có sự hội tụ của nhiều thương hiệu như Oishi của Liwayway (Philippines), Poca của PepsiCo, O’Star của Orion (Hàn Quốc),... những sản phẩm này đều có nhà máy sản xuất đặt tại Việt Nam. Nhóm hàng nhập khẩu cũng đa dạng với đủ loại sản phẩm mà phần nhiều đến từ Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản,...
Mức giá cũng phân đều từ phân khúc thấp đến cao, với khoảng 5.000 đồng/gói cho đến trên 20.000 đồng/gói, cá biệt còn có những loại nhập khẩu với mức giá đến 40.000 đồng/gói. Các sản phẩm chế biến có lợi thế là rất đa dạng, dường như những gì chế biến được đều có thể làm thành bánh snack. Chẳng hạn, danh mục sản phẩm của Oishi còn giới thiệu cả bí đỏ hay cà chua, trong khi sản phẩm từ Hàn Quốc thường mang vị nước hải sản, rong biển,...
Ngoài sự đa dạng về chủng loại, bao bì đóng gói đẹp, bắt mắt. Xu hướng tiêu dùng trong thời gian tới là những loại snack chế biến và những sản phẩm đó phải có lợi cho sức khỏe, ít năng lượng, ít chất béo, không chất bảo quản, không cholesterol.
Nhà đầu tư đến từ châu Âu
Bên cạnh các thương hiệu snack đến từ các nhà sản xuất đến từ các quốc gia châu Á như Nhật, Hàn Quốc,… gần đây người tiêu dùng tại thị trường Việt Nam cũng đã biết đến tên tuổi một số thương hiệu khoai tây chiên của Bỉ như Agristo, công ty Bart’s Potato, Clarebout Potatoes, Ecofrost and Mydibel.
Năm 2017 vừa qua cũng là “năm ra mắt” của khoai tây chiên Bỉ tại khu vực Đông Nam Á và tìm kiếm cơ hội để mở rộng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, Việt Nam là thị trường mà các DN Bỉ không thể bỏ lỡ để tìm kiếm thị phần trong thời gian ngắn sắp tới. Ông Romain Cools- Tổng thư ký của Belgapom (Hiệp hội các nhà sản xuất và thương mại khoai tây của Bỉ)- cho hay, khu vực Đông Nam Á, trong đó Việt Nam là thị trường quan trọng đối với sản phẩm khoai tây chiến của Bỉ. Tại đây, chúng tôi có nhiều cơ hội để mở rộng kim ngạch xuất khẩu bởi sự gia tăng tầng lớp trung lưu, đô thị hóa và dân số trẻ.
Nhiều DN nước ngoài cũng tập trung đầu tư sản xuất và phát triển nhiều thương hiệu snack tại Việt Nam. Công ty TNHH Koikeya Việt Nam (Nhật Bản) đã bắt đầu xây nhà máy sản xuất bánh snack tại tỉnh Đồng Nai với quy mô vốn 8,7 triệu USD, công suất 4.200 tấn sản phẩm/năm. Koikeya Việt Nam đặt kỳ vọng, doanh số phân khúc snack vị cay sẽ đạt 200 tỷ đồng trong vòng 3 năm tới.
Thị trường snack Việt Nam có mức tăng trưởng mạnh là do nhu cầu tiêu dùng của người dân có sự thay đổi theo hướng công nghiệp hóa. Bên cạnh mức giá vừa phải, người tiêu dùng cũng cần sự tiện lợi cho phù hợp với nhu cầu công việc và cuộc sống. |
Tin mới cập nhật

Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 276 tỷ USD trong 4 tháng

Giá hồ tiêu xuất khẩu tăng, kim ngạch vượt 500 triệu USD

Giá cao su tăng, triển vọng xuất khẩu tiếp tục tươi sáng

Xuất khẩu bưởi tăng mạnh, lọt top trái cây chủ lực mới

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng, thị trường đón tín hiệu tốt

Giá cao su quý I/2025 tăng, thị trường chờ đợi điều gì?

Xuất khẩu chè sang Pakistan đạt hơn 4 triệu USD trong tháng 3
Tin khác

Quý I/2025, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD

Xuất khẩu hạt điều giảm nhưng giá bán tăng kỷ lục

Xuất khẩu gỗ quý I tăng mạnh, đạt gần 4 tỷ USD

Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Mở rộng không gian xuất khẩu cho ngành gỗ

Thanh long vươn lên top đầu xuất khẩu rau quả Việt
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh
