Tập đoàn Hoành Sơn: Hành trình thăng trầm từ cảng biển tới đất vàng

Tập đoàn Hoành Sơn nổi tiếng với những thương vụ đầu tư giá trị tại Hà Tĩnh, đã quá hành trình thăng trầm từ cảng biển tới đất vàng
Dùng tiền Nhà nước “cứu” 8 trạm BOT sai vị trí: Từ nỗi trăn trở đến trách nhiệm của Bộ Giao thông Vận tải Quảng Trị: Tập trung triển khai các dự án vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Làm gì để tăng "sức khoẻ", bảo đảm vai trò dẫn dắt, tiên phong của doanh nghiệp nhà nước?

Thời gian gần đây, dư luận quan tâm thông tin Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn đề xuất khảo sát, thực hiện dự án bất động sản hai bên đường Hàm Nghi tại TP. Hà Tĩnh và huyện Thạch Hà, thay cho Công ty Cổ phần Vinhomes (HOSE: VHM) và Công ty TNHH Đầu tư kinh doanh & Phát triển thương mại Việt An vừa xin rút trước đó.

Được biết, dự án này có quy mô 149,2 ha với tổng mức đầu tư khoảng 23.545 tỷ đồng (khoảng 1 tỷ USD).

ád
Phối cảnh Khu đô thị Hàm Nghi, Hà Tĩnh - dự án mới của Tập đoàn Hoành Sơn

Việc Hoành Sơn muốn thay thế Vinhomes tại Khu đô thị Hàm Nghi không chỉ nối dài danh sách các dự án nghìn tỷ của Tập đoàn này tại quê nhà mà còn gợi nhớ lại những lần tập dượt từng bước "làm chủ cuộc chơi" trên các khu “đất vàng”.

Tập đoàn Hoành Sơn - Thương hiệu Hà Tĩnh

Tập đoàn Hoành Sơn vốn được biết một trong những ông lớn tại khu vực miền Trung, có “xuất thân” từ Hà Tĩnh. Doanh nghiệp này có trụ sở chính tại phường Đức Thuận, thị xã Hồng Lĩnh, được thành lập ngày 19/1/2001 bởi doanh nhân Phạm Hoành Sơn. Ông Sơn hiện đang là Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật của Tập đoàn, cũng là cổ đông lớn nhất của doanh nghiệp này.

Theo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Tập đoàn Hoành Sơn là một doanh nghiệp đa ngành, hoạt động chính trong lĩnh vực khai thác đá, cát, sỏi, đất sét. Xuất phát điểm là một công ty chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng, sau hơn hai thập kỷ hoạt động, tới nay, Hoành Sơn đã mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác như thương mại xi-măng, quặng; xây dựng và đầu tư; dịch vụ đường biển; khai thác tàu biển, các tuyến vận tải hàng hóa đường bộ từ các nước lân cận như Lào, Indonesia; khai thác đá, cát, sỏi, đất sét; sản xuất phân bón; điện mặt trời...

áda
Phần tự giới thiệu của Hoành Sơn trên website công ty

Cùng với quá trình đó doanh nghiệp này cũng liên tục tăng vốn và mở rộng quy mô tài sản. Tính đến thời điểm hiện tại, vốn điều lệ của Hoành Sơn đang ghi nhận ở mức 2.000 tỷ đồng. Còn theo giới thiệu trên website, Hoành Sơn có tổng tài sản lên tới 250 triệu USD và doanh thu hàng năm lên tới 180 triệu USD.

Cần biết, cái tên Hoành Sơn bắt đầu gây dựng được tiếng tăm trên thị trường kể từ năm 2011, khi doanh nghiệp này tham gia vào các dự án nghìn tỷ tại quê nhà Hà Tĩnh như: Dự án cấp nước cho Khu kinh tế Vũng Áng 4.415 tỷ đồng (2011), Cảng biển quốc tế Hoành Sơn 1.410 tỷ đồng (2015), Dự án Điện Mặt trời Cẩm Xuyên 1.458 tỷ đồng (2019), Nhà máy bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh 2.000 tỷ đồng (2019),…

Rời sân nhà, Hoành Sơn từng bước góp mặt trong các dự án đình đám và khiến giới quan sát không khỏi ngỡ ngàng khi từ “kép phụ” trở thành “vai chính”.

Hoành Sơn và siêu dự án cảng

Thương vụ nổi tiếng nhất của Hoành Sơn có lẽ là màn “thâu tóm” siêu dự án Cảng Phước An.

Cảng Phước An có tổng vốn đầu tư lên tới hơn 17.571 tỷ đồng và quy mô lên tới 733 ha (183 ha khu cảng và 550 ha khu dịch vụ hậu cần cảng). Nhờ sở hữu vị trí đắc địa bên bờ sông Thị Vải (huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) - nơi có tuyến luồng được đánh giá là tốt nhất hiện nay tại Việt Nam, Cảng Phước An được kỳ vọng trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa lớn nhất của cả nước, chiếm 70% lượng hàng container, 50% lượng hàng tổng hợp.

Để thực hiện siêu dự án này, ngày 29/4/2008, Công ty Cổ phần Dầu khí Đầu tư Khai thác Cảng Phước An (Công ty Cảng Phước An, UPCoM: PAP) được thành lập. Số vốn ban đầu của doanh nghiệp là 440 tỷ đồng, được góp bởi Petrovietnam (350 tỷ đồng), Tổng công ty Phát triển Khu công nghiệp (Sonadezi 75 tỷ đồng) và các cổ đông nhỏ lẻ khác.

Năm 2016, khi Công ty Cảng Phước An thực hiện tăng vốn lên mức 900 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV Hoành Sơn – công ty con của Tập đoàn Hoành Sơn đã mua 46 triệu cổ phiếu PAP. Theo đó, cổ đông sáng lập là Petrovietnam, trước đó nắm tới 79,54% vốn điều lệ, bị giảm tỷ lệ sở hữu. Sau khi Hoành Sơn mua cổ phiếu, doanh nghiệp này đã bước trở thành cổ đông lớn nhất của Công ty Cảng Phước An khi nắm giữ 51,11% vốn điều lệ trong tay. Cùng với đó, “chủ nhân” của Hoành Sơn là doanh nhân Phạm Hoành Sơn cũng ngồi vào ghế Chủ tịch HĐQT của Công ty Cảng Phước An.

Ngay sau khi ông Sơn ngồi vào “ghế nóng”, Công ty Cảng Phước An đã ký hợp đồng thi công xây lắp phân kỳ 1 – dự án Cảng Phước An với liên doanh Công ty Thương mại và Dịch vụ Nga Sơn và Công Cổ phần Núi Hồng và tạm ứng 575,5 tỷ đồng. Nên biết, thành viên đứng đầu liên doanh là Nga Sơn (doanh nghiệp liên quan đến vợ ông Phạm Hoành Sơn) và sau khi nghiệm thu, giá trị mà liên doanh này thực hiện trên thực tế chỉ rơi vào khoảng 24 tỷ đồng, nhỏ hơn rất nhiều so với khoản tiền ứng trước.

Năm 2018, Công ty Cảng Phước An đã góp 153 tỷ đồng để thành lập Công ty CP BOT Đường vào Cảng Phước An và rồi số vốn này cũng được cho Tập đoàn Hoành Sơn của ông Sơn vay lại.

Dưới thời ông Sơn, bên cạnh việc cho Hoành Sơn “mượn vốn”, Công ty Cảng Phước An cũng liên tục phát hành cổ phiếu riêng lẻ để vào các doanh nghiệp sở hữu nhà nước. Trong khi đó, hoạt động kinh doanh của Công ty Cảng Phước An lại không mấy khả quan. Doanh nghiệp này “trắng doanh thu” 6 năm liền còn lợi nhuận thì trồi sụt thất thường.

Đến tháng 2/2019, Hoành Sơn bất ngờ “sang tay” Công ty Cảng Phước An cho Công ty TNHH MTV Đầu tư Xây dựng Khu công nghiệp Nhơn Trạch 6A - công ty con của Công ty CP Đầu tư xây dựng Tuấn Lộc.

ac
Dưới ông Phạm Hoành Sơn, kết quả kinh doanh của Công ty Cảng Phước An không có gì nổi bật

Đến năm 2021, sau khi Công ty Cảng Phước An tăng vốn lên 1.500 tỷ đồng, ông Phạm Hoành Sơn rời khỏi vị trí Chủ tịch HĐQT Cảng Phước An, nhường chỗ cho ông Nguyễn Thành Đạt - một nhân sự chủ chốt của Tuấn Lộc lên thay.

Qua mặt "ông lớn" trong cuộc đua giành "đất vàng" Nguyễn Trãi

Thương vụ đình đám thứ hai của Hoành Sơn là việc làm chủ thành công khu “đất vàng” 6 ha của Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng (HOSE: SRC) tại số 231 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

Trước đây, khu đất này là nơi đặt nhà máy Cao su Sao Vàng. Giai 2008 – 2009, khi có chủ trương di dời nhà máy ra ngoại thành, nơi đây được lên kế hoạch triển khai thành một dự án bất động sản cao cấp và “lọt vào mắt xanh” của rất nhiều ông lớn, trong đó có cả Vingroup.

Suốt một thời gian dài, mảnh đất này vẫn không tìm được nơi “trao thân gửi phận”. Năm 2012, mặc dù liên doanh Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Mỹ và Công ty Cổ phần Bất động sản Việt Hưng đã đồng ý chi 720 tỷ đồng hỗ trợ Cao su Sao Vàng di dời nhà máy nhưng Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) - cổ đông lớn nhất của doanh nghiệp này lại phản đối, khiến cho “đất vàng” vẫn chưa có chủ.

Bốn năm sau đó, giữa rất nhiều cái tên lớn như FLC hay BRG, Cao su Sao Vàng đã lựa chọn Tập đoàn Hoành Sơn, để phát triển dự án trên “đất vàng”, với kỳ vọng tạo ra đối trọng với Royal City phía bên kia đường Nguyễn Trãi. Đáng nói, chi phí hỗ trợ di dời nhà máy mà Hoành Sơn đưa ra chỉ là 435 tỷ đồng, thấp hơn 40% so với đề xuất của liên doanh Phú Mỹ - Việt Hưng hồi năm 2012.

Bên cạnh đó, Cao su Sao Vàng và Hoành Sơn lập ra một công ty liên doanh là Công ty TNHH Sao Vàng - Hoành Sơn để triển khai dự án. Ban đầu, công ty liên doanh này có vốn điều lệ ban đầu là 100 tỷ đồng và đến năm 2017 được nâng lên mức 500 tỷ đồng. Kể từ khi thành lập đến khi tăng vốn điều lệ, tỷ lệ sở hữu của Cao su Sao Vàng tại công ty liên doanh luôn được duy trì ở mức 26%, số còn lại do Hoành Sơn sở hữu.

Theo thỏa thuận, Tập đoàn Hoành Sơn cho Cao su Sao Vàng vay 26 tỷ đồng với lãi suất là 0% trong vòng 36 tháng để góp vốn vào công ty liên doanh. Hết thời hạn vay vốn, Cao su Sao Vàng sẽ chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty liên doanh cho Tập đoàn Hoành Sơn.

Tập đoàn Hoành Sơn: Hành trình thăng trầm từ cảng biển tới đất vàng
Nhà máy cao su chưa di dời xong, dự án “đất vàng” Nguyễn Trãi vẫn “án binh bất động”

Cùng với việc thâu tóm dự án “đất vàng” Nguyễn Trãi, Tập đoàn Hoành Sơn cũng liên tục gom mua cổ phiếu SRC, từng bước nâng sở hữu lên 24,54% và trở thành cổ đông lớn thứ hai của Cao su Sao Vàng, chỉ sau Vinachem. Cùng với đó, ông Phạm Hoành Sơn, Chủ tịch Tập đoàn cũng được bầu làm Chủ tịch HĐQT Cao su Sao Vàng nhiệm kỳ 2016 – 2021.

Lúc này, trong cuộc chơi trên “đất vàng”, dường như Hoành Sơn mới là người “cầm trịch”. Vậy nhưng, quá hạn thỏa thuận 2 năm, Hoành Sơn mới chỉ giải ngân 143,5 tỷ đồng cho Cao su Sao Vàng. Trong khi, Công ty Cao su Sao Vàng thì dừng triển khai di dời nhà máy và đến nay vẫn chưa có động thái rút lui tại công ty dự án.

Loạt dự án bất động sản, khách sạn chậm triển khai

Đáng nói, chậm tiến độ là vấn đề được thấy khá nhiều ở các dự án mà Hoành Sơn triển khai, khiến cho giới quan sát tỏ ra ái ngại về tương lai của Khu đô thị Hàm Nghi, nếu như Tập đoàn giành được khu đất này.

Nổi bật nhất có thể kể đến một dự án Trung tâm thương mại Trần Phú tại TP. Hà Tĩnh. Được biết, dự án này có tổng mức đầu tư 220 tỷ đồng, theo kế hoạch sẽ được khởi công xây dựng trước ngày 30/9/2017 và đưa vào hoạt động sau 24 tháng. Tuy nhiên, không chỉ chậm tiến độ khởi công tới 2 năm mà đến nay, dự án này vẫn chỉ dừng lại ở việc hoàn thiện được phần thô.

Cùng chung cảnh ngộ là dự án Trung tâm thương mại khách sạn và dịch vụ tổng hợp tại phường Hưng Dũng, TP Vinh, tỉnh Nghệ An. Mặc dù được cấp giấy phép xây dựng từ tháng 7/2019 nhưng đến nay, dự án này cũng chưa được hoàn thành.

Cũng cần nói thêm, 4 khu “đất vàng” khác mà Hoành Sơn xin thuê lại tại Hà Tĩnh cũng có vấn đề. Cụ thể, khu đất trung tâm ngã tư thị xã Hồng Lĩnh được cho là có dấu hiệu sử dụng không đúng mục đích và đã cho doanh nghiệp khác thuê lại. Hiện tại, trên khu đất này là trụ sở Phòng giao dịch của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank).

Còn khu đất tại phường Hưng Trí, thị xã Kỳ Anh, vốn được biết đến là nơi toạ lạc Dự án Văn phòng làm việc 5 tầng của Hoành Sơn, tới nay vẫn đang là căn nhà 2 tầng được cải tạo lại.

Bức tranh tài chính "trồi sụt" và những "gam màu" kém sáng

Bên cạnh những “tiền lệ” về vấn đề tiến độ, bức tranh tài chính và kinh doanh kém sáng của Hoành Sơn cũng là vấn đề mà giới quan sát cho là đáng lưu tâm khi Tập đoàn này muốn thế chỗ Vinhomes ở Khu đô thị Hàm Nghi Hà Tĩnh.

aa
Cấu trúc nợ của Tập đoàn Hoành Sơn

Trong 5 năm gần đây (2018 - 2022), sau 4 năm liền mở rộng quy mô tài sản, đến năm 2022, tổng tài sản của Hoành Sơn bất ngờ giảm nhẹ 5%, xuống còn 11.309 tỷ đồng. Dù vậy, nhìn chung, cơ cấu tài sản của Tập đoàn này cũng không biến động quá nhiều, khi tài sản ngắn hạn vấn chiếm khoảng 2/3 tổng tài sản.

Đáng nói, khoản mục lớn nhất trong tài sản ngắn hạn, cũng là khoản mục lớn nhất trong cơ cấu tài sản của Hoành Sơn là các khoản phải thu ngắn hạn. Trong 5 gần đây, các khoản phải thu ngắn hạn của Tập đoàn này liên tục tăng trưởng, là động lực chính cho sự mở rộng quy mô tài sản.

Từ mức 2.873 tỷ đồng ghi nhận năm 2018, bước sang năm 2022, các khoản phải thu ngắn hạn của Hoành Sơn đã lên mức 5.505 tỷ đồng, tăng gấp gần 2 lần. Chưa kể, con số này cũng chiếm quá nửa cơ cấu tài sản, đồng nghĩa với việc, hơn 50% tài sản của “đại gia” Hà Tĩnh nằm ngoài công ty.

Thêm vào đó, đa số tài sản của Hoành Sơn là nợ. Đà tăng - giảm của nợ phải trả luôn đồng pha với mức độ mở rộng quy mô tài sản. Năm 2021, nợ của Tập đoàn Hoành Sơn lập kỷ lục ở mức 10.539 tỷ đồng, cao gấp hơn 7 lần vốn chủ sở hữu và chiếm tới gần 88% cơ cấu nguồn vốn.

Bước sang năm 2022, mặc dù nợ phải trả giảm nhẹ 7%, xuống 9.821 tỷ đồng, nhưng vẫn cao vượt trội so với vốn chủ sở hữu (6,7 lần) và chiếm gần hết tổng nguồn vốn (87%).

Dù vậy, nhìn chung, những đặc điểm nói trên đều được thể hiện rõ trong 5 năm gần đây. Chưa kể, trong giai đoạn 2019 – 2021, toàn bộ nợ phải trả của Hoành Sơn là nợ ngắn hạn, là dấu hiệu cho thấy áp lực trả nợ nặng nề của Tập đoàn này. Mặc dù bước sang năm 2022, nợ ngắn hạn của Hoành Sơn đã giảm mạnh tới 31%, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ, là dấu hiệu cho thấy Tập đoàn này vẫn gặp phải nhiều rủi ro về tài chính.

Tập đoàn Hoành Sơn: Hành trình thăng trầm từ cảng biển tới đất vàng
Kết quả kinh doanh của Tập đoàn Hoành Sơn

Về kết quả kinh doanh, trong 5 năm gần nhất, nhìn chung, mặc dù doanh thu của Hoành Sơn luôn ở mức nghìn tỷ, nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ loanh quanh ở mức vài chục, vài trăm tỷ đồng, cho thấy doanh nghiệp này vẫn gặp nhiều vấn đề về tiết giảm chi phí.

Giai đoạn 2018 – 2019, mặc dù doanh thu sụt giảm từ mức 4.315 xuống còn 3.759 tỷ đồng nhưng lợi nhuận của Hoành Sơn đi ngang, duy trì ở mức thấp là 13 tỷ đồng. Hai năm tiếp theo, doanh thu thuần của Tập đoàn này tăng đột biến, vượt mốc 6.000 tỷ, ghi nhận ở mức 6.399 tỷ đồng vào năm 2020 và 6.716 tỷ đồng vào năm 2021. Tuy nhiên, lợi nhuận chỉ thực sự “bùng nổ” vào năm 2021, cán mốc 263 tỷ đồng.

Tuy nhiên, bước sang năm 2022, cả doanh thu và lợi nhuận của Tập đoàn Hoành Sơn đồng loạt sụt giảm mạnh. Trong đó, doanh thu thuần giảm gần 38%, xuống còn 4.172 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế “bốc hơi” 84%, chỉ còn vỏn vẹn 41 tỷ đồng.

Thái Hà

Tin mới cập nhật

Công tác tiết kiệm, chống lãng phí: Phát huy tinh thần trách nhiệm của tất cả mọi người

Công tác tiết kiệm, chống lãng phí: Phát huy tinh thần trách nhiệm của tất cả mọi người

Công tác tiết kiệm, chống lãng phí cần xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên liên tục và phát huy tinh thần trách nhiệm của tất cả mọi người.
Tăng cường phối hợp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ điều tra vụ việc cạnh tranh

Tăng cường phối hợp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ điều tra vụ việc cạnh tranh

Khoảng 230 lượt cán bộ, công chức, viên chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia được Học viện Cảnh sát nhân dân đào tạo về nghiệp vụ điều tra vụ việc cạnh tranh.
Giá thịt lợn tăng cao, đại gia chăn nuôi báo lãi to trước Tết

Giá thịt lợn tăng cao, đại gia chăn nuôi báo lãi to trước Tết

Những tháng cận Tết, giá thịt lợn liên tục tăng cao khiến người tiêu dùng nặng gánh chi tiêu, trong khi các doanh nghiệp chăn nuôi lớn lãi lớn.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Thực hư thông tin giấy phép lái xe cũ hết hiệu lực từ 1/1/2025

Bà Rịa – Vũng Tàu: Thực hư thông tin giấy phép lái xe cũ hết hiệu lực từ 1/1/2025

Những ngày qua, nhiều người dân ở Bà Rịa – Vũng Tàu đổ xô đi làm lại giấy phép lái xe dẫn đến quá tải tại điểm đổi cấp, không đủ phôi in ấn.
Tôn vinh doanh nghiệp tăng trưởng bền vững nhờ nâng cao năng suất, chất lượng

Tôn vinh doanh nghiệp tăng trưởng bền vững nhờ nâng cao năng suất, chất lượng

Tối 18/12, tại Hà Nội, diễn ra Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia 2021 - 2023, tôn vinh doanh nghiệp xuất sắc về nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Hải quan TP. Cần Thơ công khai danh sách doanh nghiệp nợ thuế

Hải quan TP. Cần Thơ công khai danh sách doanh nghiệp nợ thuế

Cục Hải quan TP. Cần Thơ vừa công khai danh sách 11 doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thuế do nợ thuế quá hạn.
Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến tinh giản biên chế 50 trường hợp trong năm 2025

Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến tinh giản biên chế 50 trường hợp trong năm 2025

Dự kiến năm 2025, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ tinh giản biên chế 50 trường hợp tại 13 cơ quan, đơn vị. Trong đó, 46 trường hợp về hưu trước tuổi.
Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,7% vào năm 2025

Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,7% vào năm 2025

Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,7% vào năm 2025, trong nửa đầu năm đạt 7,5% so với cùng kỳ năm trước và nửa cuối năm ở mức 6,1%.
Quảng Ninh: Nâng tầm sản phẩm OCOP, hướng tới thị trường cao cấp

Quảng Ninh: Nâng tầm sản phẩm OCOP, hướng tới thị trường cao cấp

Để sản phẩm OCOP thực sự trở thành hàng hóa cạnh tranh trên thị trường, việc nâng cao chất lượng, phát triển sản phẩm mới là cần thiết mà Quảng Ninh hướng tới.
Căn hộ phía Nam Hà Nội: Điểm sáng của thị trường bất động sản

Căn hộ phía Nam Hà Nội: Điểm sáng của thị trường bất động sản

Trong bối cảnh phân khúc chung cư “bão giá”, thị trường căn hộ phía Nam Hà Nội đang trở thành sự lựa chọn hấp dẫn cho nhà đầu tư và người mua.

Tin khác

Thí điểm taxi bay tại Bình Định, Bộ Giao thông vận tải nói gì?

Thí điểm taxi bay tại Bình Định, Bộ Giao thông vận tải nói gì?

Theo Bộ Giao thông vận tải, Bộ vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Định trả lời kiến nghị liên quan đến chủ trương xây dựng Đề án thí điểm taxi bay.
Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 3 tại TP. Hồ Chí Minh

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 3 tại TP. Hồ Chí Minh

Với 1.767 dự án, có tổng vốn đầu tư gần 5,9 tỷ USD, hiện Nhật Bản đứng thứ 3 trong số 127 quốc gia, vùng lãnh thổ có vốn đầu tư nước ngoài tại TP. Hồ Chí Minh.
Quảng Yên: ‘Hạt nhân’ tăng trưởng mới của Quảng Ninh

Quảng Yên: ‘Hạt nhân’ tăng trưởng mới của Quảng Ninh

Thị xã Quảng Yên là địa phương có nhiều khu công nghiệp nhất tỉnh Quảng Ninh, tạo đà để địa phương này dẫn đầu về thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Infographic | 11 tháng, cả nước thu hút gần 31,4 tỷ USD vốn FDI

Infographic | 11 tháng, cả nước thu hút gần 31,4 tỷ USD vốn FDI

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, lũy kế 11 tháng, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 31,4 tỷ USD.
Sóc Trăng: Giải ngân hơn 6.000 tỷ đồng vốn đầu tư công trong 11 tháng

Sóc Trăng: Giải ngân hơn 6.000 tỷ đồng vốn đầu tư công trong 11 tháng

Tính chung 11 tháng năm 2024, tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện vốn đầu tư ước đạt 6.080 tỷ đồng, bằng 78,5% kế hoạch năm.
Thu hút dự án sản xuất lớn, công nghiệp của Nam Định tăng trưởng mạnh

Thu hút dự án sản xuất lớn, công nghiệp của Nam Định tăng trưởng mạnh

Nhờ môi trường đầu tư tốt, nhiều dự án sản xuất lớn đã được khởi công và đi vào hoạt động... đóng góp lớn cho phát triển công nghiệp của tỉnh Nam Định.
Quảng Ninh vượt khó, đạt nhiều thành tựu kinh tế ấn tượng

Quảng Ninh vượt khó, đạt nhiều thành tựu kinh tế ấn tượng

Bằng sự nỗ lực không ngừng và giải pháp kịp thời, Quảng Ninh đạt được nhiều thành tựu, khẳng định vị thế một trong những tỉnh phát triển năng động của cả nước.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Tăng trưởng GRDP 11 tháng năm 2024 cao nhất trong 10 năm

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tăng trưởng GRDP 11 tháng năm 2024 cao nhất trong 10 năm

Trong 11 tháng của năm 2024, tình hình kinh tế, xã hội của Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục giữ vững đà phát triển ổn định, GRDP tăng 11,72%, cao nhất 10 năm gần đây.
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương.
Nhiều chặng bay

Nhiều chặng bay 'cháy vé' dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Cục Hàng không Việt Nam cho biết, một số đường bay đã đạt trên 90% đến 100% tỷ lệ đặt chỗ trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Xem thêm

Đọc nhiều

Nhếch nhác ngôi trường 39 tỷ đồng ‘đắp chiếu’ ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Nhếch nhác ngôi trường 39 tỷ đồng ‘đắp chiếu’ ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Do bị bỏ hoang thời gian dài, Trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên 39 tỷ đồng ở Hà Tĩnh trở nên nhếch nhác, hoang tàn.
Tôn vinh doanh nghiệp tăng trưởng bền vững nhờ nâng cao năng suất, chất lượng

Tôn vinh doanh nghiệp tăng trưởng bền vững nhờ nâng cao năng suất, chất lượng

Tối 18/12, tại Hà Nội, diễn ra Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia 2021 - 2023, tôn vinh doanh nghiệp xuất sắc về nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
FED cắt giảm lãi suất, thị trường cà phê ảnh hưởng thế nào?

FED cắt giảm lãi suất, thị trường cà phê ảnh hưởng thế nào?

Quyết định cắt giảm lãi suất của FED không chỉ ảnh hưởng đến đồng USD và các chỉ số chứng khoán mà còn tác động đến nhiều mặt hàng, trong đó có cà phê.
Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Dù áp lực từ dòng vốn đầu tư đang chuyển hướng vào ngành cà phê, thị trường hồ tiêu vẫn giữ được sự ổn định nhờ nhu cầu nhập khẩu từ Hoa Kỳ.
Nhận định chứng khoán 23/12: Cổ phiếu nào có triển vọng trong tuần giao dịch cuối năm?

Nhận định chứng khoán 23/12: Cổ phiếu nào có triển vọng trong tuần giao dịch cuối năm?

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, nhà đầu tư nên tận dụng nhịp phục hồi để tái cơ cấu danh mục, cân nhắc mua vào ngành thủy sản, bất động sản, ngân hàng.
Ảnh hưởng mưa trái mùa, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng

Ảnh hưởng mưa trái mùa, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng mạnh do lo ngại về nguồn cung bị gián đoạn bởi yếu tố thời tiết cực đoan.
Doanh nghiệp trong nước đủ khả năng tham gia lĩnh vực công nghiệp hàng không

Doanh nghiệp trong nước đủ khả năng tham gia lĩnh vực công nghiệp hàng không

Đây là nhận định được chia sẻ tại hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không tổ chức tại Hà Nội, ngày 17/12.
Nhận định chứng khoán 17/12: Thị trường tiếp tục rung lắc

Nhận định chứng khoán 17/12: Thị trường tiếp tục rung lắc

Các chuyên gia cho rằng, thị trường chứng khoán có khả năng sẽ tiếp diễn rung lắc trong thời gian tới để hướng tới trở lại vùng đỉnh cũ 1.300 điểm.
Xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam sẽ mang lại lợi ích gì?

Xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam sẽ mang lại lợi ích gì?

Việc xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam thể hiện sự quyết tâm của Việt Nam trong việc nâng cao vị thế của ngành gia vị trên thị trường quốc tế.
Nhận định chứng khoán 20/12: Hạn chế bán đuổi giá thấp

Nhận định chứng khoán 20/12: Hạn chế bán đuổi giá thấp

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, nhà đầu tư không nên bán tháo cổ phiếu ở vùng giá thấp, mà nên quan sát thêm diễn biến thị trường trong những phiên tới.
Phiên bản di động