Tăng tổng cầu, kích tiêu dùng trong nước

Bức tranh kinh tế vẫn rất nhiều khó khăn, vấn đề quan trọng lúc này là tăng tổng cầu, trong đó, cầu tiêu dùng trong nước là cái chúng ta có thể chủ động được.
Bộ Công Thương kích cầu tiêu dùng trong nước thông qua tháng khuyến mại Tăng cường quản lý xuất nhập khẩu một số mặt hàng để hỗ trợ sản xuất và tiêu dùng trong nước

GS.TS. Hoàng Văn Cường - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, đã có cuộc trao đổi với phóng viên báo chí xung quanh vấn đề này.

Ông đánh giá như thế nào về bức tranh kinh tế nửa đầu năm 2023, trong đó có bức tranh xuất khẩu của Việt Nam, thưa ông?

Hầu hết các sản phẩm của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2023 đều trong tình trạng sụt giảm cả về mặt kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu. Nguyên nhân do sự thu hẹp của thị trường thế giới làm ảnh hưởng rất mạnh đến các khu vực doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và vì không xuất khẩu được nên nhập khẩu nguyên liệu đầu vào cũng bị sụt giảm nhu cầu.

Sản xuất công nghiệp
Sản xuất công nghiệp

Vì vậy, mặc dù thặng dư thương mại và xuất khẩu dương, nhưng kể cả xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tiệm cận thị trường thế giới của chúng ta hiện nay đang rất khó khăn.

Trong số đó, có một phần được đánh giá là khá ổn định hơn đó là các mặt hàng liên quan đến nông sản, thực phẩm. Đâu đó, các mặt hàng này bị ảnh hưởng ít hơn so với các mặt hàng sản xuất công nghiệp chế tạo, chế biến.

Ông nhận định ra sao về tình hình kinh tế Việt Nam, cũng như của các doanh nghiệp trong những tháng cuối năm?

Có thể thấy, bức tranh nền kinh tế 6 tháng đầu năm chịu khó khăn chung. Hầu hết các phương diện đều bị đình trệ và thị trường bị thu hẹp chứ không chỉ riêng ở lĩnh vực xuất khẩu.

Có 4 yếu tố cầu để tạo nên các thị trường cho doanh nghiệp, trong đó, lớn nhất là cầu từ thị trường quốc tế bị thu hẹp. Từ sự thu hẹp này không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu mà nó còn ảnh hưởng đến hàng loạt các doanh nghiệp khác, ngành khác có yếu tố liên quan như có quan hệ liên kết, cung ứng các yếu tố đầu vào cho các doanh nghiệp này.

Thứ hai, cầu tiêu dùng cá nhân. Do doanh nghiệp bị đình trệ, không phát triển được khiến thu nhập của người lao động giảm, người lao động bị sa thải, đẩy cầu tiêu dùng trong nước tụt giảm.

GS.TS. Hoàng Văn Cường - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, đã có cuộc trao đổi với phóng viên báo chí xung quanh vấn đề này.
GS.TS. Hoàng Văn Cường - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, đã có cuộc trao đổi với phóng viên báo chí xung quanh vấn đề này.

Thứ ba là cầu của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phải mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong bối cảnh thị trường không tiêu thụ được, hiệu quả kinh doanh thấp. Hầu như các doanh nghiệp hiện nay đang "dừng chân" lại.

Số lượng doanh nghiệp đóng cửa, phá sản, rút ra khỏi thị trường tăng lên, trong khi các doanh nghiệp tham gia mới, các doanh nghiệp quay trở lại giảm đi. Điều này chứng tỏ cầu khu vực của doanh nghiệp đang rất thấp. Chỉ số về quản trị ngân hàng 6 - 7 tháng liên tiếp thấp dưới mức 50 điểm. Điều này chứng tỏ chúng ta chưa nhìn thấy thị trường cho các doanh nghiệp trong tương lai.

Có lẽ, chỉ còn một phần duy nhất đó là cầu đầu tư công của Chính phủ, đây là nguồn lực để hỗ trợ. Tuy nhiên, nguồn lực đầu tư công cũng chưa thực sự bứt phá. Mặc dù, tốc độ đầu tư công dù có nhanh hơn các năm trước, nhưng so với yêu cầu về giải ngân thì chưa đạt được như mong muốn.

Hơn nữa, đầu tư công chúng ta mới đang hướng đến đầu tư về các yếu tố hạ tầng, những yếu tố này tác động rất dài hạn lên nền kinh tế nhưng lại chưa tác động ngay lập tức hay thay đổi đột biến (mặc dù có tạo ra công ăn việc làm và có tác động lan tỏa).

Trong khi đó, những chính sách công hỗ trợ cho khu vực doanh nghiệp cũng có một số chính sách phát huy tác dụng, nhưng cũng có những chính sách chưa thực sự đi vào cuộc sống.

Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được các chính sách như hỗ trợ lãi suất. Do đó, cùng với những khó khăn bên ngoài và những khó khăn về nguồn lực làm cho hoạt động của các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn.

Trong bối cảnh nền kinh tế bất định như hiện nay, việc có quá nhiều doanh nghiệp phá sản và rút khỏi thị trường sẽ tạo ra những hệ lụy như thế nào đối với nền kinh tế của Việt Nam, thưa ông?

Việc các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, đóng cửa thì ngay lập tức là người lao động bị mất việc làm, cầu của người tiêu dùng sẽ bị thu hẹp. Điều này đồng nghĩa với việc không tạo ra được các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cộng với việc thị trường thế giới bị thu hẹp, doanh nghiệp không xuất khẩu đi thị trường nước ngoài được khiến nền kinh tế gặp khó khăn.

Điều này thể hiện trong bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm nay và có lẽ năm 2023 là năm khó khăn nhất trong lịch sử mấy chục năm qua.

Đối với thị trường trong nước, giải pháp nào để kích cầu tiêu dùng, thưa ông?

Vấn đề quan trọng nhất lúc này là tăng tổng cầu. Trong 4 yếu tố tôi vừa phân tích trên thì cầu tiêu dùng trong nước là cái chúng ta có thể chủ động được. Bên cạnh đó, đầu tư công của Chính phủ cần phải được khơi thông và đẩy mạnh hơn nữa.

Cần phải tăng cầu của Chính phủ thông qua việc thực hiện các chính sách hỗ trợ tài khóa cho các doanh nghiệp như: Miễn giảm các khoản đóng góp, tăng thêm các khoản hỗ trợ lãi suất.

Bên cạnh đó, cần phải tăng kích cầu cho cá nhân người dân tiêu dùng như giảm thuế VAT có thể phải kéo dài hơn nữa chứ không chỉ trong năm 2023.

Thậm chí, chúng ta phải nghĩ đến việc điều chỉnh các khoản đóng góp của doanh nghiệp và người dân vào các quỹ như bảo hiểm xã hội, công đoàn… để doanh nghiệp đỡ phần đóng góp, người lao động có được thêm một phần thu nhập để tăng cầu tiêu dùng.

Rõ ràng, mấu chốt quan trọng nhất lúc này là hỗ trợ cầu cho khu vực doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể phục hồi và phát triển được thông qua hỗ trợ vốn với một mức giá ưu đãi. Bên cạnh những chính sách lãi suất của ngân hàng có thể điều chỉnh tiếp tục giảm thì Chính phủ cũng cần có sự hỗ trợ tiếp tục về lãi suất.

Bên cạnh đó chính là cầu tiêu dùng của Chính phủ thông qua các đơn đặt hàng cho doanh nghiệp để từ đó doanh nghiệp có thể phục hồi.

Có ý kiến cho rằng nên có nghị quyết riêng liên quan đến việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cho doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay, ông bình luận gì về việc này?

Điều này tôi cho rằng là đúng bởi trong bối cảnh hiện nay thì cần có một số biện pháp tức thời, trong đó, cần giảm các biện pháp kiểm soát quá chặt.

Bởi trong bối cảnh thị trường đang rất khó khăn thì chúng ta phải nới rộng các điều kiện kiểm soát như thanh tra, kiểm tra hay áp dụng các tiêu chuẩn quá khắt khe, ngặt nghèo, đồng thời, không làm tăng thêm các biện pháp quản lý hành chính, từ đó giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Một số vướng mắc liên quan đến chồng chéo về pháp lý thì cần có quyết sách để xử lý ngay lập tức, không để doanh nghiệp phải chờ đợi làm tăng chi phí tuân thủ.

Xin cám ơn ông!

Nguyễn Hạnh (ghi)

Tin mới cập nhật

Giá hồ tiêu xuất khẩu tăng, kim ngạch vượt 500 triệu USD

Giá hồ tiêu xuất khẩu tăng, kim ngạch vượt 500 triệu USD

Giá tiêu xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm 2025 đạt 6.903 USD/tấn, tăng mạnh 62,7% so với cùng kỳ, kéo kim ngạch toàn ngành tăng hơn 44% dù sản lượng giảm.
Giá cao su tăng, triển vọng xuất khẩu tiếp tục tươi sáng

Giá cao su tăng, triển vọng xuất khẩu tiếp tục tươi sáng

Nửa đầu tháng 4/2025, giá xuất khẩu cao su tăng gần 31%, đạt 1.931 USD/tấn, dù sản lượng và kim ngạch đều giảm so với cùng kỳ năm 2024.
Xuất khẩu bưởi tăng mạnh, lọt top trái cây chủ lực mới

Xuất khẩu bưởi tăng mạnh, lọt top trái cây chủ lực mới

Quý I/2025, xuất khẩu bưởi đạt hơn 17,5 triệu USD, tăng 60,6%, trở thành 1 trong 10 loại trái cây có kim ngạch cao nhất của Việt Nam.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Trong khi mở rộng thị trường đang gặp nhiều khó khăn, thì tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do được các chuyên gia khuyến nghị là “kênh” hiệu quả.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Đa dạng thị trường là mục tiêu hướng đến của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu, tuy nhiên đây được xác định là thách thức không nhỏ, cần hợp lực từ nhiều phía.
Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Việt Nam hiện xuất khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt sang 22 thị trường trên thế giới, trong đó Hồng Kông (Trung Quốc) là thị trường xuất khẩu lớn nhất.
Xuất khẩu cá tra tăng trưởng, thị trường đón tín hiệu tốt

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng, thị trường đón tín hiệu tốt

Theo số liệu mới nhất từ Cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam trong tháng 3/2025 và quý I/2025 tiếp tục ghi nhận tín hiệu tích cực.
Giá cao su quý I/2025 tăng, thị trường chờ đợi điều gì?

Giá cao su quý I/2025 tăng, thị trường chờ đợi điều gì?

Giá cao su xuất khẩu quý I/2025 tăng mạnh nhất kể từ 2017, mở ra kỳ vọng phục hồi cho ngành, song thị trường vẫn chờ tín hiệu từ phía nhu cầu tiêu thụ.
Xuất khẩu chè sang Pakistan đạt hơn 4 triệu USD trong tháng 3

Xuất khẩu chè sang Pakistan đạt hơn 4 triệu USD trong tháng 3

Tháng 3/2025, Pakistan là thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam, chiếm 22,93% về lượng và chiếm 27,73% tổng trị giá, đạt 4,09 triệu USD.
Quý I/2025, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD

Quý I/2025, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD

Quý I/2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 202,52 tỷ USD, tăng 13,7%, tương ứng tăng 24,39 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.

Tin khác

Xuất khẩu hạt điều giảm nhưng giá bán tăng kỷ lục

Xuất khẩu hạt điều giảm nhưng giá bán tăng kỷ lục

Quý I/2025, lượng điều xuất khẩu giảm 19% nhưng nhờ giá tăng gần 28%, ngành điều Việt Nam vẫn duy trì kim ngạch và kỳ vọng cán mốc 4,5 tỷ USD năm nay.
Xuất khẩu gỗ quý I tăng mạnh, đạt gần 4 tỷ USD

Xuất khẩu gỗ quý I tăng mạnh, đạt gần 4 tỷ USD

Trong quý I, xuất khẩu gỗ Việt Nam tiếp tục ghi nhận tín hiệu tích cực thể hiện qua con số tích cực về đơn hàng và giá trị đem lại.
Xuất khẩu thủy sản tăng hơn 19% trong quý I/2025

Xuất khẩu thủy sản tăng hơn 19% trong quý I/2025

Quý 1/2025, Việt Nam thu về 2,31 tỷ USD từ xuất khẩu thủy sản ra thế giới, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước.
Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Quý I/2025, xuất khẩu hồ tiêu giảm mạnh về lượng nhưng kim ngạch lại tăng vọt nhờ giá xuất khẩu tăng hơn 65% – mức cao nhất từ trước đến nay.
Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Trong 3 tháng đầu năm, tình hình xuất nhập khẩu rau quả của Việt Nam có xu hướng giảm nhẹ.
Quý I/2025: Tăng trưởng nông lâm thủy sản đạt 3,74%

Quý I/2025: Tăng trưởng nông lâm thủy sản đạt 3,74%

Quý I/2025 tăng trưởng nông lâm nghiệp thủy sản đạt 3,74%, là mức tăng cao nhất trong quý 1 của 4 năm gần đây.
Thanh long vượt sầu riêng, trở lại

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Trái thanh long bất ngờ lập kỷ lục mới trong 2 tháng đầu năm 2025, vượt qua chuối và sầu riêng để dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu ngành rau quả.
Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Quý 1/2025, Việt Nam đã xuất khẩu 47.660 tấn hồ tiêu các loại, trong đó tiêu đen chiếm 39.853 tấn và tiêu trắng đạt 7.807 tấn.
Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Tháng 3/2025, Việt Nam xuất khẩu 266.682 tấn phân bón, đạt gần 91 triệu USD, tăng mạnh cả lượng và kim ngạch nhưng giá bình quân giảm gần 14%.
Thanh long vươn lên top đầu xuất khẩu rau quả Việt

Thanh long vươn lên top đầu xuất khẩu rau quả Việt

Thanh long đạt kim ngạch 93,8 triệu USD, vượt sầu riêng để trở thành mặt hàng xuất khẩu rau quả dẫn đầu trong hai tháng đầu năm với tỷ trọng gần 13,7%.

Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Xu hướng chọn trà sữa, cà phê giá bình dân đang lan rộng trong giới trẻ và dân văn phòng, kéo theo làn sóng điều chỉnh mô hình kinh doanh của doanh nghiệp F&B.
Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Taste Atlas vinh danh bún bò Huế trong danh sách 100 món ăn sáng ngon nhất thế giới, khẳng định vị thế ẩm thực Việt trên bản đồ ẩm thực toàn cầu.
Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Dù dòng vốn ngoại tiếp tục rút ròng, nhưng kỳ vọng nâng hạng thị trường chứng khoán và cải tiến hạ tầng giao dịch có thể tạo cú hích thu hút nhà đầu tư trở lại.
Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên hạn chế việc mua đuổi và cần thực hiện hóa một phần lợi nhuận.
Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Các chuyên gia chứng khoán kỳ vọng, hệ thống công nghệ thông tin mới (Hệ thống KRX) chính thức vận hành sẽ đem lại nhiều khởi sắc cho thị trường chứng khoán.
Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên cân nhắc bán ngắn hạn một số cổ phiếu có dấu hiệu tiêu cực về giá và xu thế ngắn hạn.
Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên nắm giữ danh mục hiện tại và kiên nhẫn chờ đợi sự bùng nổ để gia tăng thêm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu.
Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, VN-Index vẫn tiếp tục thể hiện xu hướng hồi phục với kỳ vọng sẽ hướng tới ngưỡng kháng cự 1.270-1.300 điểm.
'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giá cát 'nhảy múa' khiến thị trường vật liệu xây dựng tại tỉnh Hà Tĩnh gặp khó, nhiều người dân, doanh nghiệp dù có tiền cũng khó mua được cát.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Trong khi mở rộng thị trường đang gặp nhiều khó khăn, thì tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do được các chuyên gia khuyến nghị là “kênh” hiệu quả.
Phiên bản di động