Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh tập trung huy động nguồn lực, thực hiện các nhiệm vụ cấp bách
Bổ sung chính sách mới thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng Cần có cơ chế vượt trội, khả thi để thúc đẩy công nghiệp quốc phòng, an ninh |
Chiều 30/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
Phát biểu thảo luận, đại biểu Đỗ Thị Việt Hà- đoàn Bắc Giang đánh giá cao việc dự thảo Luật đã đưa ra nhiều chính sách mới, đặc thù, có tính đột phá để thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp quốc phòng, an ninh. Trong đó, có khoảng 37 chính sách đặc thù, vượt trội hơn so với các chế độ, chính sách hiện hành ở các luật có liên quan, bảo đảm xây dựng được nền công nghiệp quốc phòng, an ninh chủ động, tự lực, tự cường, lưỡng dụng, hiện đại trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia.
![]() |
Đại biểu Đỗ Thị Việt Hà, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang đánh giá cao việc dự thảo Luật đã đưa ra nhiều chính sách mới, đặc thù |
Liên quan về Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh, theo đại biểu Đỗ Thị Việt Hà, việc quy định như dự thảo Luật là hoàn toàn cần thiết. Việc thành lập Quỹ này sẽ tập trung huy động nguồn lực, tạo cơ chế linh hoạt, chủ động cho xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh, nhất là thực hiện các nhiệm vụ cấp bách, chiến lược, rủi ro cao, tạo cơ chế đặc thù triển khai các chương trình, dự án đầu tư có tính cấp bách, nghiên cứu, chế tạo vũ khí trang bị kỹ thuật có ý nghĩa chiến lược, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ đặc biệt.
Góp ý kiến vào nội dung Chương VI, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần rà soát điều chỉnh để bảo đảm quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) được phù hợp, thống nhất với luật hiện hành có liên quan.
“Tại điểm h, khoản 2, Điều 75 dự thảo Luật quy định: Tuyên truyền, PBGDPL về công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp là một trong những nội dung quản lý nhà nước của Chính phủ, trong khi đó theo quy định tại khoản 8, Điều 76 và khoản 9, Điều 77 thì một trong những nội dung thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an là “Tuyên truyền, PBGDPL về công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp thuộc phạm vi quản lý”. Với trách nhiệm của UBND cấp tỉnh thì khoản 2, Điều 81 quy định “Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên truyền, PBGDPL về công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp”. Các điều còn lại trong chương này khi quy định về trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, HĐND cấp tỉnh, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận đều không quy định về trách nhiệm này”, Đại biểu Đỗ Thị Việt Hà chỉ rõ.
Hiện nay, các quy định như dự thảo là chưa đầy đủ, chưa phù hợp, thống nhất với Luật PBGDPL và có thể là vừa thừa vừa thiếu vì trách nhiệm tuyên truyền, PBGDPL tại khoản 1, Điều 3 Luật PBGDPL hiện hành đã quy định “PBGDPL là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó Nhà nước là nòng cốt”. Trách nhiệm của từng cơ quan nêu trên đã được quy định rõ trong Mục 1, Chương III Luật PBGDPL, theo đó, các cơ quan, tổ chức trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ đều có trách tổ chức PBGDPL cho cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ chiến sĩ trong lực lượng vũ trang, hội viên, đoàn viên thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, tổ chức mình.
Riêng đối với UBND cấp tỉnh, khoản 2 Điều 6 Luật này còn quy định “UBND các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về PBGDPL tại địa phương”. Trách nhiệm phối hợp trong công tác này, Điều 5 Luật PBGDPL đã có quy định tất cả các cơ quan, tổ chức đều có trách nhiệm phối hợp chứ không riêng UBND cấp tỉnh.
“Chỉ cần quy định tại điểm h, khoản 2 Điều 75 “Tuyên truyền, PBGDPL về công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp” là một trong những nội dung quản lý nhà nước của Chính phủ; khoản 1, Điều 76 và khoản 1, Điều 77 quy định trách nhiệm của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an là chủ trì, phối hợp các cơ quan tham mưu giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, không cần quy định nội dung tại khoản 8, Điều 76 và khoản 9, Điều 77; với trách nhiệm của UBND cấp tỉnh thì điều chỉnh nội dung khoản 2, Điều 81 là “Tuyên truyền, PBGDPL về công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp” là phù hợp”. Đại biểu Đỗ Thị Việt Hà đề nghị.
Tin mới cập nhật

Campuchia thắt chặt thủ tục về xuất xứ hàng hóa

Nhà đầu tư quan tâm dự án điện rác tại Việt Nam

Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025

Doanh nghiệp ‘chuyển mình’ để thích ứng xu hướng tiêu dùng

WB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ tăng 5,8%

Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Sun Group động thổ Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên tại Thanh Hóa

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

E29 giải trình việc cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo

Việt Nam đứng thứ 6 về số người giàu khu vực
Tin khác

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,9%

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

HHV hưởng lợi từ làn sóng giải ngân vốn đầu tư công?

Bắc Giang: Mở rộng thị trường tiêu thụ vải thiều sớm

Gần 600 ô tô bị phạt nguội ở Hà Nội tháng 3

Quảng Nam: Quế Trà My vào vụ chính, giá bán ổn định

Bắc Giang thông qua đồ án quy hoạch 2 khu công nghiệp

Cổ phiếu ICC bị đưa vào diện cảnh báo trên hệ thống giao dịch UPCoM

Đà Nẵng có trung tâm logistics hiện đại bậc nhất miền Trung

'Loạn cung – cầu' vật liệu xây dựng tại Thanh Hóa
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Du lịch khởi sắc, bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức
