Ngành Công Thương Đồng Tháp: Nâng giá trị cho nông sản
![]() |
Đồng Tháp là tỉnh miền Tây Nam bộ đầu tiên thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Chính phủ |
Hiện ngành Công Thương tỉnh Đồng Tháp đang đưa ra rất nhiều giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản. Xin ông nói rõ hơn về vấn đề này?
Đồng Tháp là tỉnh miền Tây Nam bộ đầu tiên thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Chính phủ. Theo đó, ngành Công Thương được giao chịu trách nhiệm tổ chức liên kết chuỗi từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, kết nối cung-cầu, xây dựng thương hiệu, tổ chức truy xuất nguồn gốc để nâng cao giá trị của các hàng hóa. Thực hiện nhiệm vụ này, ngành Công Thương Đồng Tháp đã thúc đẩy tinh thần hợp tác trong sản xuất, bao tiêu sản phẩm giữa doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) và bà con nông dân ở những vùng nguyên liệu nông-thủy sản, khu vực làng nghề và bước đầu mang lại hiệu quả về kinh tế.
Là một trung tâm sản xuất nông-thủy sản của cả nước, song thương hiệu nông sản của Đồng Tháp vẫn chưa tạo được chỗ đứng trên thị trường. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng trên, thưa ông?
Đồng Tháp được thiên nhiên ban tặng cho nhiều đặc sản nông sản mà nhiều nơi khác không có, được người tiêu dùng đánh giá cao. Tuy vậy, hàng hóa nông sản của Đồng Tháp hiện nay có bất lợi là nhà sản xuất chưa làm được bao gói sắc sảo, khâu thương mại tổ chức còn thiếu chuyên nghiệp, dẫn đến hàng hóa dù đạt có chất lượng nhưng chưa tạo được thương hiệu trên thị trường, giá trị thương mại thấp.
Cụ thể, toàn tỉnh Đồng Tháp hiện có 200.000 ha đất trồng lúa, cho sản lượng 3,5 triệu tấn/năm, riêng lúa hàng hóa đạt 2 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, thương hiệu gạo Đồng Tháp vẫn chưa thực sự được người tiêu dùng quan tâm. Để nâng tầm giá trị hạt gạo, ngành Công Thương tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức liên kết chuỗi sản xuất, tiêu thụ. Theo đó, mời gọi các DN đến với người nông dân để cùng làm ăn với ba hình thức, bao gồm: DN cung cấp vật tư (giống, phân, thuốc bảo vệ thực vật) và bao tiêu hết lúa với giá cao hơn thị trường 200 đồng/kg. Hợp đồng bao tiêu lúa theo giá thị trường, nếu không bán ngay thì DN cho mượn kho miễn phí để trữ lúa trong ba tháng. Hợp đồng bao tiêu được ký từ đầu vụ, khi giá lúa lên hoặc xuống so với giá hợp đồng, DN và nông dân cùng chia đôi mức chênh lệch giá này, đây cũng là cách chống “lật kèo” trong các hợp đồng thu mua lúa gạo vốn đang diễn ra khá phổ biến tại miền Tây Nam bộ. Với hình thức này, nông dân chỉ lo việc làm ra hạt gạo chất lượng, khâu xây dựng thương hiệu và bao tiêu đã có DN lo.
Xin ông cho biết những giải pháp của ngành Công Thương địa phương đã mang lại những cơ hội nào cho nông sản tỉnh Đồng Tháp?
Trong nhiều năm qua, chính quyền và ngành Công Thương Đồng Tháp luôn quan tâm đến công tác tiêu thụ sản phẩm qua nhiều kênh và thực hiện rất quyết liệt. Đồng Tháp tổ chức kết nối cung-cầu hàng hóa với TP. HCM từ năm 2011, qua 8 lần tổ chức, hàng trăm hợp đồng đã được ký kết, giúp nhiều loại đặc sản của Đồng Tháp đã có chỗ đứng trong hệ thống phân phối hiện đại và gián tiếp xuất khẩu đi nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Gần đây, Sở Công Thương đã giúp DN, nông dân, HTX mang hơn 100 sản phẩm chủ lực tổ chức nhiều chương trình kết nối cung-cầu tại các tỉnh thành trên cả nước như Hà Nội, Đà Nẵng, Tây Nguyên, nhờ đó có khoảng 300 hợp đồng ghi nhớ bao tiêu sản phẩm đã được thực hiện.
Để tăng giá trị và sức cạnh tranh cho hàng hóa nông sản địa phương, hiện tại chúng tôi đang tập trung hỗ trợ về vốn, công nghệ, giải pháp kinh doanh cho các DN nhỏ, các HTX và hộ nông dân; phối hợp chặt với ngành nông nghiệp, ngành kế hoạch đầu tư, khoa học công nghệ để tiếp nhận thông tin và mời gọi đầu tư vào Đồng Tháp, nhất là lĩnh vữc thương mại và chế biến sâu hàng hóa. Về chương trình kết nối giao thương, ngành Công Thương tập trung sâu vào chất hơn về lượng sản phẩm, nhằm chinh phục thị trường nước ngoài. Với cách tiếp cận mới này, 11/21 sản phẩm của nông sản của Đồng Tháp đã được Công ty Hapro ký hợp đồng bao tiêu để phục vụ cho người tiêu dùng thủ đô Hà Nội. Thành công này một lần nữa khẳng định, nông sản Đồng Tháp có khả năng chinh phục người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Xin cảm ơn ông!
Tin mới cập nhật

Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 276 tỷ USD trong 4 tháng

Giá hồ tiêu xuất khẩu tăng, kim ngạch vượt 500 triệu USD

Giá cao su tăng, triển vọng xuất khẩu tiếp tục tươi sáng

Xuất khẩu bưởi tăng mạnh, lọt top trái cây chủ lực mới

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng, thị trường đón tín hiệu tốt

Giá cao su quý I/2025 tăng, thị trường chờ đợi điều gì?

Xuất khẩu chè sang Pakistan đạt hơn 4 triệu USD trong tháng 3
Tin khác

Quý I/2025, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD

Xuất khẩu hạt điều giảm nhưng giá bán tăng kỷ lục

Xuất khẩu gỗ quý I tăng mạnh, đạt gần 4 tỷ USD

Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Mở rộng không gian xuất khẩu cho ngành gỗ

Thanh long vươn lên top đầu xuất khẩu rau quả Việt
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh
