Hoa quả tươi đầu vụ giá rẻ, đắt khách
Đa dạng hoa quả giải nhiệt giá rẻ
Khảo sát tại một số khu chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội như chợ Đại Từ (quận Hoàng Mai), Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy),… các loại hoa quả mùa hè được bày bán khá đa dạng với giá cả phải chăng. Theo ghi nhận thực tế, đa phần các loại trái cây nội địa có giá trung bình 20.000 đồng/kg. Nhiều loại quả như: ổi, dưa hấu, xoài keo, thanh long, chuối già hương có giá từ 10.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, một loại trái cây nội là đặc sản vùng miền có giá cao như: thanh trà có giá khoảng 60.000 - 70.000 đồng/kg, mận 35.000 - 45.000 đồng/kg, bơ 25.000 - 35.000 đồng/kg.
![]() |
Hoa quả tươi đầu vụ, giá rẻ, đắt khách |
Theo chị Nguyễn Thị Huyền, chủ sạp hoa quả tại chợ Đại Từ (quận Hoàng Mai), bây giờ đang đầu mùa hè nên những ngày này sạp luôn có các loại xoài keo, mận, ổi, dưa hấu, bưởi… Giá cả cũng khá mềm phục vụ người tiêu dùng như loại xoài Nha Trang có giá 20.000 - 25.000 đồng/kg, xoài Thái Lan 30.000 đồng/kg; thanh long ruột trắng 20.000 đồng/kg, ổi giống Đài Loan 15.000 - 18.000 đồng/kg; dưa hấu quả dài Sài Gòn 16.000 - 18.000 đồng/kg, cam sành Hà Giang 25.000 đồng/kg... Đặc biệt, đang vào mùa mận hậu, nên loại quả này đang có giá rẻ hơn quá nửa so với đầu vụ thu hoạch; nếu như đầu mùa, mận hậu Mộc Châu được bán với giá từ 120.000 - 150.000 đồng/kg thì nay chỉ còn 45.000 - 50.000 đồng/kg.
Trên nhiều trục đường như Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Xiển (Hà Nội), trái cây mùa hè được chở bán rong khá nhiều, giá tùy loại và thường rẻ hơn các sạp cố định khoảng 10.000 - 20.000 đồng/kg. Theo chủ sạp, trung bình mỗi ngày bán được khoảng 200 - 300kg, lợi nhuận khoảng 200.000 đồng, không bán cố định một chỗ mà chạy chợ này, chợ kia, có khi đi bán dạo ở các khu dân cư, khu nhà trọ công nhân.
Không chỉ các loại hoa quả nội giảm giá, tại các hệ thống bán hoa quả nhập khẩu cũng được giảm sâu như: Cherry, kiwi, táo… Hiện, kiwi vàng New Zealand được rao bán với giá 160.000 - 170.000 đồng/kg, cherry Mỹ 200.000 đồng/kg, nho đỏ Úc không hạt 90.000 đồng/kg… Tại hệ thống siêu thị, các loại táo nhập khẩu từ Pháp, Nam Phi, Mỹ giảm giá còn 40.000 - 45.000 đồng/kg, cam Ai Cập giảm từ 49.000 đồng/kg xuống còn 39.000 đồng/kg, nho Úc nhập khẩu giảm giá từ 20 -25%...
Người tiêu dùng ưu tiên hàng nội
Thời điểm hiện tại, trái cây đa dạng, nguồn cung dồi dào, thị trường xuất khẩu chưa phục hồi hoàn toàn sau dịch Covid-19 nên tác động đến thị trường thực phẩm giải nhiệt mùa hè. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, đây là lúc để trái cây nội chinh phục người dùng nội.
Đồng thời, lý giải nguyên nhân khiến hoa quả đang có giá rẻ “mềm” như vậy, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - cho biết, năm nay thời tiết thuận lợi, tạo điều kiện cho cây trồng phát triển. Tỷ lệ đậu trái cao, nguồn cung dồi dào nên giá bán ra cũng rẻ hơn năm trước. Bên cạnh đó, dịch Covid-19 đã khiến hoạt động xuất khẩu hoa quả không thuận lợi, phải đưa về thị trường nội địa tiêu thụ nên giá bán giảm. Mặc dù giá bán các loại hoa quả đầu mùa giảm đáng kể nhưng theo phản ánh của các tiểu thương, sức tiêu thụ chỉ bằng 60 - 70% so với cùng thời điểm năm 2020. Các tiểu thương cũng dự đoán vào khoảng giữa tháng 5, khi hoa quả nội địa vào chính vụ thu hoạch như: Vải thiều, nhãn, chôm chôm, đào… mặt bằng giá sẽ còn tiếp tục giảm.
Bà Bùi Thị Hoa (quận Cầu Giấy) chia sẻ, hiện nay Việt Nam đã có nhiều vùng cây ăn quả được trồng theo quy trình sạch, ngon, giá rẻ nên bản thân mua các loại thực phẩm này thường xuyên hơn và an tâm về chất lượng. “Như vào đúng mùa, giá mận rẻ nên tôi mua nhiều hơn để trong tủ lạnh cho cả nhà ăn. Tiêu thụ nông sản trong nước vừa an toàn, tươi ngon vừa giúp nông dân mình vượt qua khó khăn” - bà Hoa nói.
Cùng quan điểm, chị Ngọc Linh, nhân viên văn phòng tại Hà Nội cho biết, các loại hoa quả trong nước vừa đa dạng, ngon, rẻ. Các loại đặc sản vừng miền như cam Vinh, mận Sơn La, dâu tây Ðà Lạt hay nho Ninh Thuận giá cao cũng dao động trong khoảng 50.000đồng/kg, rẻ hơn rất nhiều so với hàng nhập. Mùa nào chọn mua loại đó, vừa được thưởng thức trái ngon của các vùng miền vừa tiết kiệm được chi phí.
Vài năm trở lại đây, trên cả nước xuất hiện nhiều vùng chuyên canh cây ăn quả quy mô lớn, vùng sản xuất theo quy trình sạch được hình thành, góp phần mang lại lợi nhuận cho người nông dân, lợi ích cho người tiêu dùng. Không chỉ chinh phục thị trường trong nước, nhiều loại quả ngon của Việt Nam cũng có mặt tại các thị trường khó tính như: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc...
Tin mới cập nhật

Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 276 tỷ USD trong 4 tháng

Giá hồ tiêu xuất khẩu tăng, kim ngạch vượt 500 triệu USD

Giá cao su tăng, triển vọng xuất khẩu tiếp tục tươi sáng

Xuất khẩu bưởi tăng mạnh, lọt top trái cây chủ lực mới

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng, thị trường đón tín hiệu tốt

Giá cao su quý I/2025 tăng, thị trường chờ đợi điều gì?

Xuất khẩu chè sang Pakistan đạt hơn 4 triệu USD trong tháng 3
Tin khác

Quý I/2025, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD

Xuất khẩu hạt điều giảm nhưng giá bán tăng kỷ lục

Xuất khẩu gỗ quý I tăng mạnh, đạt gần 4 tỷ USD

Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Mở rộng không gian xuất khẩu cho ngành gỗ

Thanh long vươn lên top đầu xuất khẩu rau quả Việt
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức
