Hiến kế chữa "bệnh" thừa tiền, tìm cách “kéo 100 triệu dân đi lên”
Nhiều kênh vốn rẻ cho doanh nghiệp, kỳ vọng tăng trưởng tín dụng Tài sản thanh lý từ các ngân hàng có phải là “món hời”? Dòng tiền sẽ đổ vào đâu nếu lãi suất tiếp tục giảm? |
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa chủ trì cuộc họp về giải pháp nâng cao hiệu quả tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp, tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. Tại cuộc họp, các chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp đã cùng nhau trao đổi tìm cách "giải cứu" tồn đọng tiền trong hệ thống ngân hàng.
PGS.TS Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam - cho rằng, nền kinh tế đang ở trong trạng thái không bình thường. Do đó, cần phân tích kỹ các nguyên nhân từ bên trong bộ máy hành chính cũng như cấu trúc của hệ thống doanh nghiệp, để nhận diện đúng và có biện pháp xoay chuyển.
“Vấn đề khó nhất đối với doanh nghiệp hiện nay là vấn đề thị trường. Cho nên phải mở được các thị trường cho doanh nghiệp, thị trường tắc thì không lĩnh vực nào thông được”, ông Thiên nói.
![]() |
TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh điều hành tín dụng nên có cách nhìn dài hạn, hướng về tương lai Ảnh: VGP |
Ông Thiên bày tỏ điều hành tín dụng trong trạng thái bất thường, phải có những giải pháp khác thường. Đây cũng là cơ hội để các ngân hàng tiếp cận doanh nghiệp bằng xu hướng, tiềm năng tương lai… "Điều hành tín dụng nên có cách nhìn dài hạn, hướng về tương lai", ông Thiên nói.
Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cũng cho rằng, trong giai đoạn hiện nay nên tính toán tiếp tục đẩy mạnh các chính sách tài khóa ngân sách để hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ nền kinh tế đảm bảo “đủ mức, đủ độ”…
TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, nhấn mạnh về điều kiện cho vay, cần tôn trọng quyền của các ngân hàng thương mại. Cụ thể là quyền lựa chọn theo "khẩu vị rủi ro" của từng ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước chỉ nên khuyến cáo, không nên bắt buộc.
Bên cạnh việc giải quyết những vấn đề trước mắt, ông Nghĩa cho rằng lúc này cũng phải "bàn chuyện dài hạn", tính toán xem ngành nào, lĩnh vực nào có thể "kéo 100 triệu dân đi lên" trong thời gian tới để có các giải pháp phù hợp, hiệu quả.
Theo chuyên gia, bất động sản là khu vực có khả năng lan tỏa, trước mắt cần tập trung phát triển nhà ở xã hội. Nhà nước cần có những chính sách để doanh nghiệp "thích thú với nhà ở xã hội" theo hướng nhà nước làm chính sách, ngân hàng cho vay vốn, doanh nghiệp chỉ lo xây và bán nhà.
Ngoài ra, TS Lê Xuân Nghĩa cũng nêu các kiến nghị liên quan đến việc mua bán sáp nhập doanh nghiệp để tái cấu trúc nền kinh tế, hỗ trợ ngành dệt may chuyển đổi công nghệ mới, chuyển đổi xanh, sản xuất nông nghiệp…
TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cho rằng, để giải quyết bài toán nâng cao hiệu quả tiếp cận tín dụng của người dân, doanh nghiệp, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, cần phải có cách nhìn và giải pháp tổng thể cả trong hệ thống kinh tế cũng như trong hệ thống ngân hàng.
![]() |
TS Võ Trí Thành cho rằng không nên đánh đồng giữa vai trò của các ngân hàng quốc doanh và ngân hàng thương mại Ảnh: VGP |
Theo ông Thành, để có lời giải cho bài toán này, chỉ riêng hệ thống ngân hàng khó giải quyết được vấn đề. Trước tiên không được đánh đồng giữa vai trò của Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại.
Từ tổng thể chung của nền kinh tế, cần có sự kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa các chính sách tài chính với chính sách tiền tệ, nhất là trong bối cảnh hiện nay, dư địa để điều hành chính sách tiền tệ không còn nhiều (chủ yếu liên quan đến lãi suất), cần nghiên cứu có giải pháp phù hợp, hiệu quả đẩy mạnh chính sách tài khóa.
Chính sách điều hành cần hướng dòng tiền vào khu vực có khả năng phục hồi, phát triển, dẫn dắt nền kinh tế, kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp…
Lãi suất thấp nhưng không kinh doanh được thì vay tiền làm gì?
Từ góc độ doanh nghiệp, đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết thời gian qua việc điều hành và những giải pháp hệ thống ngân hàng đưa ra rất quyết liệt, linh hoạt, đạt được những kết quả khá tích cực. Tuy nhiên hiện nay việc sản xuất gặp khó khăn không chỉ ở tín dụng mà là do thiếu đơn hàng và đơn giá thấp.
“Doanh nghiệp không có cơ hội sản xuất kinh doanh khả dĩ thì không vay tiền để làm gì dù lãi suất có thấp”, đại diện VITAS cho biết.
![]() |
Ngân hàng đang đau đầu trước bài toán "thừa tiền". Ảnh minh họa |
Trước mắt nhu cầu của thị trường hàng dệt may chưa thể một sớm một chiều tăng lên được. Nhưng về lâu dài, có rất nhiều cơ hội kinh doanh và nhu cầu vốn rất lớn, nhất là trong "chuyển đổi xanh".
Theo đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, hiện thị trường xuất khẩu thủy sản đang có những tín hiệu hồi phục, đề xuất rà soát, có cơ chế tín dụng phù hợp với các hộ nuôi trồng, doanh nghiệp nhỏ; đơn giản thủ tục cho vay phù hợp với thực tế ngành thủy sản; tiếp tục có cơ chế giảm lãi suất…
Trong khi đó, đại diện một số ngân hàng thương mại cũng chia sẻ những khó khăn với cộng đồng doanh nghiệp. Trong bối cảnh dư tiền nhưng vốn tín dụng không ra được nền kinh tế và vẫn phải huy động vốn, trả lãi vay, ngân hàng cũng rất "đau đầu", áp lực tăng trưởng tín dụng rất lớn.
Về tín dụng, một số ngân hàng thương mại cho biết có thể chấp nhận rủi ro hơn, nhưng phải thu hồi được vốn và các dự án phải có cơ sở pháp lý chắc chắn… Trong bối cảnh các cơ chế liên quan đến chính sách tín dụng đã mở, các ngân hàng có thể trực tiếp trao đổi với doanh nghiệp để nói rõ "khẩu vị", đồng thời tư vấn cho doanh nghiệp về cách làm để tìm tiếng nói chung.
“Thực tế do nhu cầu thị trường không có nên doanh nghiệp cũng không có nhu cầu vốn. Bởi nếu vay vốn về sản xuất mà hàng tồn kho nhiều hơn, lại phải trả lãi thì doanh nghiệp còn khó khăn hơn nữa”, đại diện ngân hàng nhận định.
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các biện pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng của người dân, doanh nghiệp. Tập trung vốn tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên; các ngành sản xuất chủ lực trong nước; các lĩnh vực tạo sự phát triển đột phá, lan tỏa, truyền dẫn; thực hiện các biện pháp hiệu quả để giảm mặt bằng lãi suất cho vay… Phó Thủ tướng đề nghị Ngân hàng Nhà nước rà soát lại tất cả các điều kiện liên quan đến tín dụng, lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, hiệp hội, dư luận, tiếp thu các kiến nghị hợp lý, tháo gỡ được gì thì phải tính toán, có giải pháp điều chỉnh kịp thời, phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế. Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính điều hành chính sách tài khóa phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng để hỗ trợ kích thích tổng cầu của nền kinh tế; thực hiện có hiệu quả các chính sách gia hạn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất đã ban hành; đẩy nhanh hơn nữa việc hoàn thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, người dân. Đồng thời, Bộ Tài chính cần khẩn trương nghiên cứu các biện pháp tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế thông qua chính sách tài khóa hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp; tính toán cẩn trọng mức độ, thời hạn, hình thức, phương thức huy động vốn để kích thích tăng trưởng kinh tế, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ vay và ổn định, an toàn, bền vững tài chính quốc gia. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy nhanh tiến độ rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án bất động sản; có giải pháp khả thi, hiệu quả để tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, tạo động lực tăng trưởng kinh tế. Bộ Kế hoạch - Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ giải ngân đầu tư công, sớm đưa các dự án đi vào khai thác, kích thích đầu tư và chi tiêu khu vực tư nhân… Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp khẩn trương thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy nguồn lực đầu tư của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trực thuộc Ủy ban. Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước tập trung đẩy mạnh phát triển kinh doanh, đổi mới quản trị, tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động; chủ động, tích cực mở rộng đầu tư nhất là các dự án hiệu quả, có tính lan tỏa cao.
|
Tin mới cập nhật

Ngân hàng giữ vai trò chủ lực trên thị trường trái phiếu

Ngân hàng Nhà nước nói gì về việc cấp phép sàn Forex?

Tín dụng ngân hàng tiếp sức thị trường trái phiếu

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Thị trường chứng khoán kỳ vọng phục hồi mạnh trong tháng 5

Trái phiếu công chúng tăng vọt, ngân hàng chiếm thế áp đảo

Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phục hồi ngoạn mục

Trái phiếu doanh nghiệp đối mặt áp lực đáo hạn tăng

Cho vay chứng khoán quý I tăng mạnh, lập kỷ lục mới

Thị trường tìm điểm cân bằng, chuẩn bị đón sóng mới
Tin khác

An toàn hệ thống tín dụng: Cần đòn bẩy pháp lý mới

Quý I/2025, Google, Meta, Microsoft, TikTok... nộp 2.832 tỷ đồng tiền thuế

Kịch bản nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam tháng 4/2025?

Điều gì khiến thanh khoản trái phiếu tháng 3 khởi sắc?

Nhóm ngành nào có thanh khoản tăng nổi bật trong tháng 3/2025?

Thị trường chứng khoán đối mặt thách thức và cơ hội mới

Tổng vốn đầu tư nước ngoài quý I/2025 tăng gần 35%

Việt Nam có gần 10 triệu tài khoản chứng khoán

Trái phiếu quý I: Phát hành mới giảm, giao dịch thứ cấp tăng

Thu thuế thương mại điện tử quý I/2025 vượt 34 nghìn tỷ đồng
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục
