Còn nhiều tiềm năng cho ngành tôm bứt tốc
Xuất khẩu tôm sang Mỹ dự báo sẽ phục hồi trong tháng 7 Xuất khẩu tôm sang nhiều thị trường đã tăng trưởng dương |
![]() |
Nông dân thu hoạch tôm ở tỉnh Bến Tre |
Chiều 21/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Diễn đàn “Kết nối sản xuất, chế biến, xuất khẩu tôm nước lợ Việt Nam”. Diễn đàn được tổ chức kết hợp hình thức trực tiếp và trực tuyến đến các tỉnh, thành phố; các đơn vị liên quan.
Hiện cả nước đã có hơn 370 cơ sở chuyên và có kết hợp chế biến tôm đủ điều kiện xuất khẩu tôm với công suất hơn 1,7 triệu tấn nguyên liệu một năm. Từ năm 2018-2022, ngành tôm duy trì diện tích nuôi tương đối ổn định ở mức khoảng 700.000ha. |
Theo Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trong suốt 2 thập kỷ qua, ngành tôm đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Hiện, tôm Việt Nam xuất khẩu đến khoảng 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, với 5 thị trường chính là châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc.
Việt Nam đã trở thành nước cung cấp tôm đứng thứ hai thế giới với giá trị xuất khẩu chiếm 13-14% tổng giá trị xuất khẩu tôm của toàn thế giới. Kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước trong năm 2022 lập kỷ lục 4,3 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2021.
![]() |
Quang cảnh Diễn đàn “Kết nối sản xuất, chế biến, xuất khẩu tôm nước lợ Việt Nam”. (Ảnh chụp qua màn hình) |
Tại diễn đàn, các đại biểu cho rằng, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về diện tích, khí hậu thuận lợi và nguồn nước dồi dào cho phát triển nuôi tôm nước lợ. Ngành tôm được ứng dụng khoa học-công nghệ mới gồm kỹ thuật sản xuất giống, nuôi thương phẩm và bảo quản chế biến với nhiều mô hình ứng dụng khoa học-công nghệ ở nhiều mức độ khác nhau...
Tuy nhiên, nuôi tôm nước lợ hiện nay đang gặp một số khó khăn nhất định. Đáng chú ý là hạ tầng vùng nuôi hạn chế, quy mô nông hộ nhỏ lẻ khiến hạ tầng nguồn nước cấp, thoát nước chưa đồng bộ, gây khó khăn trong công tác sản xuất và nguy cơ ô nhiễm và dịch bệnh. Chi phí sản xuất tôm còn cao so với các nước nằm trong nhóm cạnh tranh trên cùng phân khúc thị trường.
Biến đổi khí hậu, nước biển dâng gây nguy cơ mất diện tích nuôi tôm ven biển, cũng như làm thay đổi đột ngột của nhiệt độ, lượng mưa, độ mặn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển tôm nuôi, góp phần gây ra dịch bệnh cho tôm nuôi.
![]() |
Nuôi tôm tại vùng ven biển ở Thành phố Hồ Chí Minh. |
Nhận định của các chuyên gia cho rằng, ngành tôm nước lợ còn nhiều tiềm năng phát triển, thị trường tiêu thụ rộng mở do nhu cầu gia tăng. Các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký với các nền kinh tế lớn là cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu.
Quỹ đất nuôi tôm nước lợ một số vùng ven biển tạo cơ hội quy hoạch vùng nuôi tập trung theo hướng ngành hàng sản xuất. Năng lực về khoa học-công nghệ, nhân lực và các điều kiện tự nhiên khác khiến Việt Nam có đầy đủ các nhân tố để có thể tiếp tục phát triển ngành tôm theo hướng quy mô hiện đại, bền vững.
Để tận dụng các lợi thế trên, các đơn vị liên quan, doanh nghiệp, hợp tác xã… cần đẩy mạnh nuôi tôm, các khâu trong chuỗi sản xuất tôm theo hướng công nghệ cao.
Đồng thời, tổ chức sản xuất theo hướng liên kết, sản xuất có chứng nhận (VietGAP, GlobalGAP, ASC) nhằm nâng cao chất lượng, giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm tôm trên thị trường thế giới.
Cùng với đó, tập trung ứng dụng khoa học-công nghệ mới để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường; tăng cường kết nối giao thương thúc đẩy xuất khẩu, bảo đảm nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho các đơn vị, doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu tôm...
Tin mới cập nhật

Giá cao su tăng, triển vọng xuất khẩu tiếp tục tươi sáng

Xuất khẩu bưởi tăng mạnh, lọt top trái cây chủ lực mới

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng, thị trường đón tín hiệu tốt

Giá cao su quý I/2025 tăng, thị trường chờ đợi điều gì?

Xuất khẩu chè sang Pakistan đạt hơn 4 triệu USD trong tháng 3

Quý I/2025, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD

Xuất khẩu hạt điều giảm nhưng giá bán tăng kỷ lục
Tin khác

Xuất khẩu gỗ quý I tăng mạnh, đạt gần 4 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản tăng hơn 19% trong quý I/2025

Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Quý I/2025: Tăng trưởng nông lâm thủy sản đạt 3,74%

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Thanh long vươn lên top đầu xuất khẩu rau quả Việt

Hà Nội: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa quý I/2025 tăng 9,1%
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục
