Chỉ số PMI tăng nhẹ, đơn đặt hàng tăng trong tháng 1
Đây là tháng thứ 2 liên tiếp chỉ số PMI tăng lên, cho thấy sức khỏe của lĩnh vực sản xuất đang ở mức tốt hơn so với cuối năm 2015.
Các đơn đặt hàng mới tiếp tục gia tăng trong tháng 1 và ở mức vững chắc hơn so với tháng 12/2105. Các công ty cho biết nhu cầu khách hàng tăng là nhân tố chính làm cho số lượng đơn đặt hàng mới tăng.
Theo Nikkei Việt Nam, yếu tố chính giúp số đơn đặt hàng tăng là nhờ nhu cầu tiêu thụ gia tăng. Bên cạnh đó, lĩnh vực xuất khẩu có dấu hiệu khả quan hơn trong tháng.
Bên cạnh đó, chi phí đầu vào tiếp tục giảm trong tháng 1, kéo dài thời kỳ giảm 7 tháng liên tiếp. Ngoài ra, tốc độ giảm nhanh hơn so với tháng 12, khi các thành viên nhóm khảo sát cho rằng chi phí đầu vào giảm là do giá cả hàng hóa giảm, đặc biệt là giá dầu.
Áp lực giảm phát trên thị trường hàng hóa toàn cầu dẫn tới giá cả đầu vào và đầu ra đều giảm trong tháng 1. Giá cả nguyên liệu đầu vào tiếp tục giảm trong tháng 1, đánh dấu tháng giảm thứ 7 liên tiếp.
Không chỉ vậy, tốc độ giảm nhanh hơn so với tháng 12/2015, do giá cả các loại nguyên liệu thô, trong đó có dầu mỏ giảm mạnh. Trong một số trường hợp, việc giá đầu vào giảm đã giúp người tiêu dùng hưởng lợi, khi các chi phí đầu ra giảm thêm.
Việc cả số liệu việc làm và hoạt động mua hàng của nhà quản trị gia tăng có liên quan tới các yêu cầu sản xuất hàng hóa tăng lên. Số việc làm mới tạo ra đang ở mức cao nhất trong 10 tháng qua, mặc dù tốc độ gia tăng không quá nổi bật.
Bình luận về dữ liệu khảo sát PMI ngành sản xuất Việt Nam, Andrew Harker, nhà kinh tế học tại Markit, công ty thu thập kết quả khảo sát, cho biết mặt tích cực nhất của bộ số liệu PMI kỳ gần nhất của Việt Nam là tốc độ tăng số lượng đơn đặt hàng mới nhanh hơn vào đầu năm 2016.
Điều này cho thấy các công ty trong nước vẫn có thể thu hút số lượng đơn đặt hàng mới cho dù môi trường kinh doanh toàn cầu còn khó khăn. Trong khi mức độ tạo việc làm còn yếu, lượng công việc chưa thực hiện tăng lên cho thấy các nhà sản xuất có thể cần tuyển thêm nhân sự trong những tháng tới để đáp ứng cho khối lượng công việc.
“Với Hiệp định Thương mại TPP dự kiến được ký vào cuối tuần này, từ đó bắt đầu giai đoạn phê chuẩn, năm 2016 có thể tạo ra những bước phát triển tích cực trong nền kinh tế Việt Nam sau khi có khởi đầu tốt từ đầu năm", ông Andrew Harker nói./.
Theo Báo điện tử Chính phủ
Tin mới cập nhật

Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 276 tỷ USD trong 4 tháng

Giá hồ tiêu xuất khẩu tăng, kim ngạch vượt 500 triệu USD

Giá cao su tăng, triển vọng xuất khẩu tiếp tục tươi sáng

Xuất khẩu bưởi tăng mạnh, lọt top trái cây chủ lực mới

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng, thị trường đón tín hiệu tốt

Giá cao su quý I/2025 tăng, thị trường chờ đợi điều gì?

Xuất khẩu chè sang Pakistan đạt hơn 4 triệu USD trong tháng 3
Tin khác

Quý I/2025, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD

Xuất khẩu hạt điều giảm nhưng giá bán tăng kỷ lục

Xuất khẩu gỗ quý I tăng mạnh, đạt gần 4 tỷ USD

Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Mở rộng không gian xuất khẩu cho ngành gỗ

Thanh long vươn lên top đầu xuất khẩu rau quả Việt
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh
