Cách kiểm tra mật khẩu có bị lộ khi truy cập internet
Hôm nay, khách hàng Viettel truy cập Internet quốc tế bình thường Truy cập Internet hộ gia đình ở thành thị cao gấp đôi so với nông thôn |
Mật khẩu hay dữ liệu cá nhân trong truy cập internet là những giá trị đặc biệt quan trọng trong thời đại kỹ thuật số. Hầu hết các lĩnh vực hiện nay đều sử dụng dữ liệu cá nhân, đặc biệt là lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên tình trạng tài khoản cá nhân bị xâm phạm, rò rỉ tràn lan trên không gian mạng lại ngày càng nhiều.
Nếu dữ liệu của bạn bị đánh cắp, những thông tin này có thể sẽ bị sử dụng cho những mục đích xấu, hoặc rao bán cho những ai có nhu cầu mua chúng. Do đó, dữ liệu cá nhân, đặc biệt là mật khẩu cần phải được bảo mật tối đa.
Để biết mật khẩu của mình có bị lộ, bạn có thể thực hiện theo một số hướng dẫn dưới đây để kiểm tra xem mật khẩu của mình có bị rò rỉ trực tuyến hay không.
Cách kiểm tra mật khẩu có bị lộ
Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia
Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia NCSC (National Cyber Security Center) là đầu mối kỹ thuật về giám sát và hỗ trợ bảo đảm an toàn thông tin cho người dân cũng như doanh nghiệp và các hệ thống thông tin của Đảng, Nhà nước theo quy định.
Để kiểm tra tài khoản của mình có bị rò rỉ hay không, bạn có thể tham khảo công cụ “Kiểm tra lộ lọt thông tin tài khoản cá nhân” của NCSC. Nhập email của bạn và nhấp vào nút tìm kiếm xem thông tin của bạn có bị rò rỉ hay không.
Tuy nhiên, nếu bạn có nhiều tài khoản cần kiểm tra thì sử dụng công cụ này cũng khá mất thời gian.
Kiểm tra các hoạt động đáng ngờ
Sẽ không là vấn đề nếu bạn sử dụng các mật khẩu mạnh và thường xuyên thay đổi, cùng với nhiều biện pháp bảo mật khác. Ngược lại, vi phạm dữ liệu sẽ rất dễ xảy ra và nếu không tỉnh táo mật khẩu của bạn có thể bị đánh cắp bất cứ lúc nào.
Ảnh minh hoạ |
Hãy bắt đầu kiểm tra các tài khoản của bạn có gì đáng ngờ hay không. Mọi dịch vụ ( Facebook, Google, Slack, Telegram, Tinder,…) đều có lịch sử hoạt động để bạn có thể xem lại hoạt động đăng nhập gần đây của mình.
Nếu nghi ngờ ai đó đã đăng nhập vào tài khoản của bạn từ một vị trí khác, hãy kiểm tra xem bạn có sử dụng VPN không. Tương tự như vậy, nếu bạn nhận được thông báo email về việc thay đổi mật khẩu hoặc bất kỳ điều gì tương tự, hãy kiểm tra lại xem mình có thực hiện hay không để phát hiện kịp thời mật khẩu bị lộ .
Phương pháp này nhược điểm là khá thủ công và tốn nhiều thời gian, đặc biệt nếu bạn có nhiều tài khoản trang web, dịch vụ khác nhau.
Sử dụng trình quản lý mật khẩu
Một giải pháp hữu hiệu khác để phát hiện mật khẩu bị lộ hay không đó là sử dụng trình quản lý mật khẩu. Bên cạnh chức năng chính là lưu trữ, quản lý mật khẩu và dữ liệu người dùng an toàn, bảo mật. Hầu hết những trình quản lý mật khẩu phổ biến hiện nay còn cho phép người dùng theo dõi trạng thái bảo mật của mật khẩu của mình.
Locker là một trong những giải pháp phát hiện mật khẩu bị lộ hữu hiệu. |
Locker cảnh báo tài khoản bị lộ bằng cách quét các web tối (dark web) và cảnh báo những tài khoản/mật khẩu bị lộ lọt trong các cuộc tấn công vi phạm dữ liệu. Locker sẽ kiểm tra mọi tài khoản được lưu trữ trong kho dữ liệu, nhờ đó tiết kiệm được thời gian và công sức cho bạn.
Ngoài ra, do Locker liên tục quét web tối, ứng dụng có thể phát hiện mật khẩu bị lộ và cảnh báo bạn một cách nhanh nhất. Như vậy, sử dụng Locker sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc bảo vệ mật khẩu, tài khoản khỏi rò rỉ dữ liệu.
Làm gì để bảo mật tài khoản, mật khẩu an toàn?
Để hạn chế nguy cơ lộ lọt dữ liệu, cũng như chủ động phát hiện mật khẩu bị lộ kịp thời bạn nên sử dụng biện pháp bảo mật 2FA để bổ sung thêm một lớp bảo mật cho tài khoản.
Bên cạnh đó cần sử dụng trình quản lý mật khẩu để quản lý mật khẩu, dữ liệu an toàn, cũng như giám sát rò rỉ dữ liệu. Đồng thời không sử dụng lặp lại mật khẩu cho nhiều tài khoản khác nhau.
Việc bảo mật máy tính của bạn bằng cách thường xuyên kiểm tra và quét virus, không tải về các phần mềm, ứng dụng không có nguồn gốc, không truy cập vào các trang web lạ cũng là một trong những cách bảo vệ mật khẩu hiệu quả.
Cuối cùng, người dùng nên cẩn trọng với wifi công cộng. Đặc biệt, tránh thực hiện các giao dịch chuyển khoản bằng wifi công cộng, wifi miễn phí. Những kết nối này thường bảo an toàn và khiến người dùng dễ bị tấn công dữ liệu.