Xử lý khủng hoảng trái phiếu không chỉ mỗi việc gia hạn
Sửa quy định để khôi phục thị trường trái phiếu doanh nghiệp Loạt quy định mới "nới lỏng" kỳ hạn, phương thức thanh toán trái phiếu doanh nghiệp |
Áp lực trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn có phần hạ nhiệt sau khi có sự ra đời của Nghị định 08/2003 NĐ-CP, song theo nhận định của nhiều chuyên gia thì vẫn còn rất nhiều vấn đề để vực dậy thị trường trái phiếu.
Trong đó, áp lực đáo hạn sẽ tăng mạnh trong quý 2, 3 với giá trị lần lượt khoảng 76.500 tỉ đồng (tăng 120% so với cùng kỳ ) và 83.000 tỉ đồng (tăng 39% so với cùng kỳ).
![]() |
Nghị định 08 chưa phải là đũa thần trong việc xử lý khủng hoảng trái phiếu. |
Sau giai đoạn thách thức này, lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn sẽ giảm về mức 61 nghìn tỉ đồng trong quý 4. Xét theo ngành nghề, nhóm bất động sản chiếm tỷ trọng lớn nhất với 43% tổng giá trị đáo hạn trái phiếu riêng lẻ trong năm 2023, tương đương 107.700 tỉ đồng (tăng 76,2% so với cùng kỳ). Theo sau là nhóm tài chính - ngân hàng với 31% tỷ trọng giá trị đáo hạn, tương đương 77.600 tỉ đồng (tăng 24% so với cùng kỳ). Các ngành khác chiếm khoảng 26% tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đáo hạn trong 2023, với khoản 66.500 tỉ đồng (tăng 126% so với cùng kỳ).
Theo đánh giá của CTCK VNDirect, Nghị định 08 sẽ tạo ra hành lang pháp lý cần thiết xử lý một vài điểm nghẽn hiện nay trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên, để thị trường có thể phục hồi, sẽ cần thêm nhiều giải pháp đồng bộ khác, quyết liệt hơn từ doanh nghiệp để củng cố niềm tin của nhà đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp. Khó khăn về dòng tiền đang là vấn đề lớn mà các doanh nghiệp phát hành trái phiếu đang gặp phải khi đến thời hạn đáo hạn trái phiếu. Trong đó, đặc biệt là các doanh nghiệp bất động sản. Từ đầu năm 2023 Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội liên tiếp công bố thông tin bất thường của các tổ chức phát hành chậm trả nợ gốc, lãi. Trong đó có ít nhất hơn 10 doanh nghiệp bất động sản đã thông báo chậm trả lãi hoặc gốc trái phiếu trong nửa tháng qua với cùng lý do “tổ chức phát hành chưa thu xếp được nguồn thanh toán”.
![]() |
Việc hoán đổi sản phẩm bất động sản để cứu thanh khoản trái phiếu không đơn giản. Ảnh minh hoạ: Gia Miêu |
Việc đổi từ trái phiếu sang sản phẩm bất động sản hay một tài sản khác đang là giải pháp giúp doanh nghiệp có thể trả nợ trái phiếu và lãi suất đúng hạn. Với các trái chủ, đây cũng là giải pháp để thu hồi tài sản.
Đơn cử Tập đoàn Novaland vừa đề xuất với trái chủ về việc giãn thời hạn thanh toán nợ gốc và hoán đổi tiền gốc trái phiếu với các sản phẩm bất động sản do Công ty phát triển hoặc nhận một phần vốn góp để đổi lấy việc hủy bỏ trái phiếu. Tuy nhiên, trên thực tế, quá trình đàm phán để đạt được thỏa thuận hoán đổi trái phiếu sang bất động sản không hề dễ dàng. Mấu chốt của vấn đề đó chính là câu hỏi của những trái chủ, đó là khi doanh nghiệp đã khó khăn về dòng tiền thì liệu họ có thể đủ tiềm lực tài chính để hoàn thiện dự án hay không? Không những vậy hầu hết các sản phẩm hoán đổi là sản phẩm nhà ở hình thành trong tương lai và nhiều dự án vẫn còn vướng về pháp lý đang chờ tháo gỡ thì việc hoán đổi như vậy, các trái chủ không khác nào lại ôm thêm nỗi lo.
Chính vì vậy, theo đánh giá của CTCK VNDirect, tương tự như bài học từ việc xử lý khủng hoảng trái phiếu doanh nghiệp tại các nước khu vực như Hàn Quốc, Trung Quốc, việc hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng, để giải quyết vấn đề thanh khoản ngắn hạn là rất quan trọng. Các doanh nghiệp bất động sản cũng phải nỗ lực tái cơ cấu, tái cấu trúc sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thực của thị trường, đồng thời có biện pháp xử lý hàng tồn kho nhằm thu tiền về để giải quyết những khó khăn hiện tại về dòng tiền. Ngoài ra, cơ quan quản lý cần có phương án đẩy nhanh giải quyết các thủ tục pháp lý cho các dự án bất động sản.
Tin mới cập nhật

SSI Research: Doanh nghiệp tư nhân bứt phá, dẫn sóng thị trường chứng khoán

Hơn 194.023 tài khoản chứng khoán mới, cao nhất trong 8 tháng

Chứng khoán bứt phá nhờ hệ thống KRX đi vào vận hành

Ngân hàng giữ vai trò chủ lực trên thị trường trái phiếu

Ngân hàng Nhà nước nói gì về việc cấp phép sàn Forex?

Tín dụng ngân hàng tiếp sức thị trường trái phiếu

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Thị trường chứng khoán kỳ vọng phục hồi mạnh trong tháng 5

Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phục hồi ngoạn mục

Cho vay chứng khoán quý I tăng mạnh, lập kỷ lục mới
Tin khác

Thị trường tìm điểm cân bằng, chuẩn bị đón sóng mới

An toàn hệ thống tín dụng: Cần đòn bẩy pháp lý mới

Quý I/2025, Google, Meta, Microsoft, TikTok... nộp 2.832 tỷ đồng tiền thuế

Kịch bản nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam tháng 4/2025?

Điều gì khiến thanh khoản trái phiếu tháng 3 khởi sắc?

Nhóm ngành nào có thanh khoản tăng nổi bật trong tháng 3/2025?

Thị trường chứng khoán đối mặt thách thức và cơ hội mới

Tổng vốn đầu tư nước ngoài quý I/2025 tăng gần 35%

Việt Nam có gần 10 triệu tài khoản chứng khoán

Thu thuế thương mại điện tử quý I/2025 vượt 34 nghìn tỷ đồng
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức
