Thị trường thực phẩm chức năng: Tăng trưởng mạnh nhưng khó bền vững
Tăng trưởng mạnh nhất trong khu vực
Thực phẩm chức năng chính thức phát triển ở Việt Nam vào những năm 2000. Sau hơn 20 năm, thị trường thực phẩm chức năng Việt Nam được đánh giá phát triển nhanh so với khu vực.
![]() |
Nhiều quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng |
Số liệu thống kê chưa đầy đủ, tại Việt Nam hiện có hơn 30.000 sản phẩm thực phẩm chức năng đang được cấp phép lưu hành, trong đó trên 70% là sản phẩm sản xuất trong nước và hơn 20% là các mặt hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia trên thế giới.
Ngày càng nhiều người dân Việt biết và sử dụng thực phẩm chức năng, với mức tăng nhanh. Fitch Solutions – công ty nghiên cứu thị trường dự báo, thị trường chăm sóc sức khỏe của Việt Nam dự kiến đạt 23,3 tỉ USD vào năm 2025 và 33,8 tỉ USD vào năm 2030.
Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam cũng nhận định, Việt Nam có thị trường thực phẩm chức năng phát triển thuộc loại nhanh nhất thế giới. Nếu như năm 2000, ở Việt Nam chỉ có vài chục loại thực phẩm chức năng và chủ yếu là sản phẩm nhập khẩu thì đến nay số lượng đăng ký mới hàng năm đã lên tới hàng chục nghìn sản phẩm, và đang tăng trưởng trung bình tới 15% mỗi năm.
Các chuyên gia y tế khẳng định, thời gian qua, thực phẩm chức năng đã góp phần quan trọng trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, thời gian gần đây, sản xuất thực phẩm chức năng ngày càng có nhiều hiện tượng vi phạm nghiêm trọng, sản xuất không đúng như bản đăng ký công bố sản phẩm.
Đáng lo ngại hơn khi lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường thông tin tại một hội thảo mới đây về việc có khoảng 60% gian lận trên nền tảng thương mại điện tử.
Hạn chế tối đa các hành vi vi phạm
Ông Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) - cho biết: Tình trạng vi phạm trong quảng cáo thực phẩm chức năng trên nền tảng công nghệ số, đặt biệt là mạng xã hội đang ở mức đáng báo động. Không chỉ thổi phồng công dụng, vượt quá nội dung quảng cáo đã thẩm định, hình thức vi phạm quảng cáo đang ngày càng tinh vi, khiến người tiêu dùng nhầm lẫn là thuốc chữa bệnh, rất dễ bị mắc bẫy.
Theo quy định của pháp luật, các đơn vị chỉ được quảng cáo thực phẩm chức năng những nội dung đã được đăng ký, thẩm định và cơ quan chuyên môn cho phép.
Song thực tế, nhiều doanh nghiệp xuất hiện tình trạng đăng ký một đằng sản xuất một nẻo, thậm chí nhiều quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Một số nghệ sĩ xuất hiện trong các quảng cáo sản phẩm sai chức năng, công dụng của thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ trên mạng xã hội, gây bức xúc dư luận.
Thống kê của Cục An toàn Thực phẩm, năm 2020 có 48 cơ sở vi phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng với số tiền xử phạt hành chính hơn 2,2 tỷ đồng. Năm 2021 là 28 cơ sở với số tiền hơn 1,5 tỷ đồng; năm 2022 là 28 cơ sở với số tiền là hơn 1,2 tỷ đồng.
Điều đáng nói, thời gian gần đây, Cục An toàn thực phẩm liên tục phát đi cảnh báo về thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm nhưng tình trạng này vẫn tái diễn. Theo danh sách công bố công khai cơ sở vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm của Cục An toàn thực phẩm, hầu như tháng nào cũng có sản phẩm vi phạm. Những vi phạm khá đa dạng, từ vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo đến điều kiện an toàn thực phẩm, chất lượng và ghi nhãn… số tiền phạt dao động từ vài chục đến vài trăm triệu đồng.
Có thể kể đến điển hình như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tân Tam Đại Nhất Lương (Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm 10001/2021/ĐKSP ngày 28/10/2021) đã nằm trong danh sách công bố công khai cơ sở vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm cập nhật trước đó từ ngày 12/4 - 23/5 vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo, với mức phạt 25 triệu đồng thì tiếp tục có tên công khai trong danh sách cập nhật từ ngày 15/7 - 19/9/2022, cũng vẫn vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo, với mức phạt 95 triệu đồng.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tân Tam Đại Nhất Lương chỉ là ví dụ vi phạm gần đây nhất, trên thực tế chắc chắn còn rất nhiều sản phẩm tái diễn vi phạm. Giới chuyên gia nhận định, sở dĩ xuất hiện sự gian dối này ngày càng nhiều do lợi nhuận của hành vi sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, kém chất lượng rất lớn. Trong khi ý thức của người tiêu dùng chưa cao, vẫn tự ý mua thực phẩm chức năng không qua tư vấn của cơ quan đơn vị có chuyên môn hoặc mua theo trào lưu.
Để xử lý, hạn chế tối đa các hành vi vi phạm, nhiều ý kiến bày tỏ, Bộ Y tế và các bộ, ngành có liên quan cùng với doanh nghiệp phải có sự đồng lòng, chung tay góp sức trong hoạt động chống thực phẩm chức năng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, kém chất lượng.
Hiệp hội Thực phẩm chức năng phải là đầu mối quy tụ doanh nghiệp, người tiêu dùng phối hợp với cơ quan chức năng trong đấu tranh chống thực phẩm chức năng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, kém chất lượng.
Đặc biệt, người tiêu dùng cần nâng cao ý thức, không tự ý tự ý mua thực phẩm chức năng không qua tư vấn của cơ quan, đơn vị có chuyên môn hoặc mua theo trào lưu hoặc trên các chợ mạng.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần quy định chặt chẽ hơn về việc cấp, đăng ký giấy phép kinh doanh; tăng cường quản lý các sàn giao dịch thương mại điện tử, công ty bán hàng đa cấp, xử lý và công khai tổ chức, cá nhân vi phạm; tuyên truyền pháp luật về quảng cáo, kiểm tra xử lý nghiêm các chủ tên miền quảng cáo vi phạm...
Tin mới cập nhật

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Hà Nội: Tạm giữ hơn 14.000 đôi tất giả nhãn hiệu nổi tiếng

Lai Châu: Xử phạt hộ kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc tại huyện Sìn Hồ

Quản lý thị trường Thái Bình trưng bày gian hàng giúp nhận diện hàng thật, hàng giả tại hội chợ

5 tháng, bắt giữ 6,3 nghìn vụ vi phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

Vina CHG hướng dẫn phân biệt hàng thật, hàng giả tại tỉnh Đồng Tháp

Xử phạt 4 đơn vị kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Ống nhựa Hoa Sen

Hàng giả, hàng lậu chuyển "địa bàn" hoạt động

Hàng giả, lo thật!

Hà Nội: Chuyển cơ quan công an vụ việc có dấu hiệu sản xuất thuốc chữa bệnh giả
Tin khác

Buôn lậu, vận chuyển trái phép xăng dầu trên biển chưa “hạ nhiệt"

Giả từ mỳ tôm đến gia vị: Vi phạm nhãn hiệu ngày càng tinh vi phức tạp

Kon Tum: Cảnh giác các trường hợp mạo danh lực lượng quản lý thị trường để lừa đảo

Gần 2.000 sản phẩm bánh kẹo, xúc xích không rõ nguồn gốc bị QLTT nghệ An thu giữ

TP. Hồ Chí Minh: Thu giữ trên 10.000 m2 tấm lợp lấy sáng Polycarbonate trị giá gần 1,9 tỷ đồng

Yên Bái: Phát hiện xe tải chở lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng giả

Phát hiện 1.186 bình gas LPG có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu

Quản lý thị trường Thái Nguyên: Thu giữ nhiều bộ sản phẩm điều hòa nhập lậu

Đường cát lậu vẫn âm ỉ thâm nhập vào thị trường

Quản lý thị trường Thái Nguyên: Phát hiện 26 máy tính xách tay nhập lậu
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao
