Quản lý thị trường Thái Bình trưng bày gian hàng giúp nhận diện hàng thật, hàng giả tại hội chợ
Quản lý thị trường Thái Bình phát hiện 9.548 sản phẩm thiết bị vệ sinh vi phạm về nhãn hàng hóa Thái Bình: Xử lý 279 vụ vi phạm về hàng giả, gian lận thương mại |
Theo thông tin từ Cục Quản lý thị trường Thái Bình, hội chợ Nông nghiệp quốc tế khu vực Đồng bằng Bắc Bộ 2024 tại Thái Bình là sự kiện nằm trong Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại 2024, được tổ chức với quy mô hơn 300 gian hàng của gần 100 doanh nghiệp. Trong đó có nhiều doanh nghiệp có thương hiệu mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp.
![]() |
Người tiêu dùng tham quan gian hàng trưng bày hàng thật - hàng giả. Ảnh: Cục QLTT Thái Bình |
Với sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp, tổ chức trong nước và quốc tế, trưng bày nhiều sản phẩm chất lượng, mẫu mã phong phú, đa dạng. Cục Quản lý thị trường Thái Bình đã chủ trì, tổ chức trưng bày gian hàng thật, hàng giả để giúp cho người tiêu dùng có điều kiện tiếp cận, nhận biết, phân biệt được hàng thật, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ… nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà sản xuất và người tiêu dùng. Đồng thời giới thiệu tổ chức hoạt động của Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Thái Bình, hướng dẫn người tiêu dùng tham gia các hoạt động của Hội.
![]() |
Giới thiệu, hướng dẫn người tiêu dùng cách phân biệt hàng thật, hàng giả. Ảnh: Cục QLTT Thái Bình |
Tại gian hàng của Cục Quản lý thị trường được trưng bày đa dạng các loại sản phẩm, hàng hóa là hàng thật, hàng giả như mỹ phẩm, giầy dép, băng vệ sinh, máy tính cầm tay, đồ điện, sơn, bệt sứ vệ sinh, phụ tùng xe máy… giúp người tiêu dùng, khách tham quan có thể dễ dàng quan sát, đối chiếu, nhận diện các loại hàng thật, hàng giả.
![]() |
Một số sản phẩm bóng điện, thiết bị điện nước thật - giả trưng bày tại gian hàng. Ảnh: Cục QLTT Thái Bình |
Thông qua việc giới thiệu sản phẩm tại gian trưng bày hàng thật, hàng giả, Cục Quản lý thị trường tăng cường hướng dẫn, tuyên truyền với người tiêu dùng trong việc lựa chọn các sản phẩm hàng hóa đảm bảo chất lượng, rõ nguồn gốc xuất xứ và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.
Đồng thời, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, người tiêu dùng với cơ quan quản lý nhà nước trong ngăn chặn, phát hiện, xử lý các sản phẩm hàng giả, hàng nhái, hạn chế mức thấp nhất khả năng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng lưu thông trên thị trường.
Tin mới cập nhật

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Hà Nội: Tạm giữ hơn 14.000 đôi tất giả nhãn hiệu nổi tiếng

Lai Châu: Xử phạt hộ kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc tại huyện Sìn Hồ
Tin khác

5 tháng, bắt giữ 6,3 nghìn vụ vi phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

Vina CHG hướng dẫn phân biệt hàng thật, hàng giả tại tỉnh Đồng Tháp

Xử phạt 4 đơn vị kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Ống nhựa Hoa Sen

Hàng giả, hàng lậu chuyển "địa bàn" hoạt động

Hàng giả, lo thật!

Hà Nội: Chuyển cơ quan công an vụ việc có dấu hiệu sản xuất thuốc chữa bệnh giả

Buôn lậu, vận chuyển trái phép xăng dầu trên biển chưa “hạ nhiệt"

Giả từ mỳ tôm đến gia vị: Vi phạm nhãn hiệu ngày càng tinh vi phức tạp

Kon Tum: Cảnh giác các trường hợp mạo danh lực lượng quản lý thị trường để lừa đảo

Gần 2.000 sản phẩm bánh kẹo, xúc xích không rõ nguồn gốc bị QLTT nghệ An thu giữ
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao
