Hà Nội: Chuyển cơ quan công an vụ việc có dấu hiệu sản xuất thuốc chữa bệnh giả
Cụ thể, ngày 15/8, Đội Quản lý thị trường số 12 - Cục Quản lý thị trường Hà Nội vừa phối hợp với Công an quận Thanh Xuân kiểm tra, phát hiện đối tượng có hành vi sản xuất hàng giả (thuốc chữa bệnh), tại địa chỉ Số 67 ngõ 126, Khuất Duy Tiến, phường Nhân chính, quận Thanh Xuân do bà N.T.S làm chủ.
![]() |
112 hộp tân dược HepBest 25mg có dấu hiệu giả mạo bị thu giữ |
Tại đây, Đoàn kiểm tra phát hiện 112 hộp tân dược HepBest 25mg trên bao bì hộp thuốc thành phẩm thể hiện sản phẩm được sản xuất bởi Mylan Laboratories Limited, xuất xứ Ấn Độ. Tên doanh nghiệp nhập khẩu là Công ty TNHH Xuất nhập khẩu y tế Delta (địa chỉ 175 Tân Lập, Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh). Tem chống hàng giả của Công ty Dược phẩm Đa Lê (địa chỉ Số 10A7 Đầm Trấu, Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Tại hiện trường, lực lượng chức năng còn phát hiện 35 lọ thuốc bán thành phẩm, trên sản phẩm không có nhãn hàng hóa, không rõ nguồn gốc xuất xứ và một lượng lớn bao bì dùng để đóng gói thành phẩm thuốc HepBest, tờ in hướng dẫn sử dụng, tem chống hàng giả, nhãn hàng hóa, vỏ hộp giấy của sản phẩm thuốc HepBest 25mg và 1 máy in ngày sản xuất và hạn sử dụng trên vỏ bao bì hộp thuốc.
![]() |
Tem nhãn giả mạo bị lực lượng chức năng phát hiện tại cơ sở đóng gói |
Toàn bộ hàng hóa trên không có hóa đơn chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Hàng hóa thành phẩm được bao gói sẵn riêng biệt không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt.
Căn cứ Khoản 33 Điều 2 - Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 6/04/2016, định nghĩa: “Thuốc giả là thuốc được sản xuất, trình bày và dán nhãn nhằm mạo danh nhà sản xuất, nước sản xuất”.
Qua quá trình xác minh làm rõ và những chứng cứ thu thập trong hồ sơ, cùng với ý kết luận của đại diện nhà máy sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu, doanh nghiệp phân phối sản phẩm HepBest tại Việt Nam, Đội Quản lý thị trường số 12 kết luận 112 hộp tân dược 25mg; 35 hộp thuốc bán thành phẩm và bao bì dùng để đóng gói thành phẩm thuốc HepBest 25mg của cửa hàng là tang vật của quá trình sản xuất thuốc giả.
Căn cứ Điều 194 Bộ luật Hình sự năm 2015, bà N.T.S đã có hành vi vi phạm sản xuất hàng giả là thuốc chữa bệnh.
Do vụ việc trên có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, Đội Quản lý thị trường số 12 ban hành quyết định chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm và chuyển toàn bộ hồ sơ và tang vật vi phạm cho Công an quận Thanh Xuân tiếp tục mở rộng điều tra, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.
Tin mới cập nhật

Hàng giả, lo thật!
Tin khác

Buôn lậu, vận chuyển trái phép xăng dầu trên biển chưa “hạ nhiệt"

Giả từ mỳ tôm đến gia vị: Vi phạm nhãn hiệu ngày càng tinh vi phức tạp

Kon Tum: Cảnh giác các trường hợp mạo danh lực lượng quản lý thị trường để lừa đảo

Gần 2.000 sản phẩm bánh kẹo, xúc xích không rõ nguồn gốc bị QLTT nghệ An thu giữ

TP. Hồ Chí Minh: Thu giữ trên 10.000 m2 tấm lợp lấy sáng Polycarbonate trị giá gần 1,9 tỷ đồng

Yên Bái: Phát hiện xe tải chở lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng giả

Phát hiện 1.186 bình gas LPG có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu

Quản lý thị trường Thái Nguyên: Thu giữ nhiều bộ sản phẩm điều hòa nhập lậu

Đường cát lậu vẫn âm ỉ thâm nhập vào thị trường

Quản lý thị trường Thái Nguyên: Phát hiện 26 máy tính xách tay nhập lậu
Đọc nhiều

Phản ánh mua hàng chưa đảm bảo chất lượng: EVN Hải Dương và cơ quan chức năng nói gì?

Ăn gạo lứt: Điều gì nên và không nên?

Nhịp cầu Công Thương ngày 5/12: Phản ánh liên quan đến Viện Thẩm mỹ Ella Academy, Đại học Mỏ - Địa chất

Thất vọng sau đêm diễn của sao Việt

Tài xế sử dụng ma tuý, rượu bia khi tham gia thông: SOS!

Hoa đu đủ đực ngâm mật ong: Lợi ích, cách dùng và lưu ý

Công ty Nasaco, nhà thầu vang danh đất Nam Định thời vượt khó

Giá xăng dầu hôm nay ngày 30/11/2023: Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

Giá xăng dầu hôm nay ngày 1/12/2023: Dầu giảm giá
